Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ một số những kiến thức cần thiết để cha mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ 7 tuổi, đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân vì sao trẻ 7 tuổi thường bướng bỉnh, thường muốn làm ngược lại lời hướng dẫn của cha mẹ.
Tâm lý trẻ 7 tuổi phát triển ra sao?
Để hiểu được tâm lý của trẻ 7 tuổi, cha mẹ cần nắm được những cột mốc phát triển của con ở giai đoạn này.
Theo Tổ chức Nuôi dạy Trẻ em – Raising Children Network, dưới đây là những điểm chính mà cha mẹ cần biết khi trẻ đang ở trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi:
- Đây là độ tuổi mà trẻ đi học nên con muốn thể hiện sự độc lập
- Khả năng suy nghĩ, nghe hiểu và bộc lộ cảm xúc được thể hiện rõ hơn.
- Trẻ có thêm nhiều mối quan hệ xã hội như bạn bè, thầy cô, hàng xóm…
- Trẻ đặt nhiều câu hỏi và sẵn sàng tranh luận, bày tỏ quan điểm của mình.
[summary title=””]
Đây là độ tuổi mang tính cột mốc, nên trẻ sẽ có nhiều thay đổi so với trước đó, cả về thể chất, suy nghĩ, khả năng tập trung, hành vi, cảm xúc và trẻ cũng tích cực tham gia các hoạt động nhiều hơn.
[/summary]
Do đó, ngoài trường hợp con luôn vâng lời cha mẹ thì cũng có những bé nảy sinh tâm lý chống đối, không nghe lời, dễ giận… Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi nảy sinh tâm lý không nghe lời cha mẹ?
Nguyên nhân trẻ 7 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, chống đối và không vâng lời cha mẹ. Dưới góc nhìn của tâm lý học, các nguyên nhân điển hình bao gồm:
Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý
Khi nhắc đến khủng hoảng tâm lý ở trẻ 7 tuổi, hầu hết các chuyên gia tâm lý đều dựa vào các học thuyết Tâm lý học phát triển. Trong số đó điển hình là ‘Lý thuyết phát triển nhận thức’ của Nhà Tâm lý học Jean Piaget (1896 – 1980).
Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Jean Piaget, sự phát triển tâm lý sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
- Giai đoạn vận động cảm giác (Sensorimotor): Trẻ từ 0 – 2 tuổi
- Giai đoạn tiền thao tác (Preoperational): Trẻ từ 2 – 7 tuổi
- Giai đoạn thao tác cụ thể (Concrete operational): Trẻ từ 7 – 12 tuổi
- Giai đoạn thao tác chính thức (Formal operational): Trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Giai đoạn trẻ từ 7 – 12 tuổi là giai đoạn mà trẻ tư duy có logic hơn, hiểu được hình thức bên ngoài và tính chất của vấn đề. Ví dụ, trẻ biết được tính chất của cục đất sét, dù nó có bị nhào nặn đến thay hình đổi dạng thì nó vẫn là cục đất sét.
Dựa vào khả năng hiểu biết của mình mà trẻ sẽ sẵn sàng ‘lý luận’ để bảo vệ quan điểm của mình. Nên sẽ là điều dễ hiểu khi trẻ 7 tuổi nảy sinh tâm lý muốn phản đối và không vâng lời. Sự phản đối và không nghe lời này của trẻ xuất phát từ việc trẻ nhận thấy sự mâu thuẫn của vấn đề khi chưa được giải thích rõ ràng.
[incline_article id=315301]
Trẻ không vâng lời do sự kỳ vọng của cha mẹ
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không vâng lời có thể là vì sự kỳ vọng của cha mẹ. Có thể là trẻ đã đủ ngoan, đủ vâng lời, nhưng với cha mẹ như thế vẫn là chưa đủ nên vẫn luôn nhìn trẻ với hình dáng của một đứa trẻ nghịch ngợm không nghe lời cha mẹ.
Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn
Ngoài ra, theo góc nhìn của triết học cho rằng, con người ta luôn theo đuổi hạnh phúc và sự tự do. Đứa trẻ cũng không ngoại lệ, chúng không muốn bị ràng buộc, không muốn tuân thủ, nên trông có vẻ như chúng đang không vâng lời.
[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ:”]
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?
- Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt co giật ngay tại nhà?
- Mày đay do dị ứng thời tiết: Làm thế nào để trẻ bớt khó chịu?
- Trẻ bị đau bụng từng cơn là do đâu? Cách chữa trị cơn đau bụng
- 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ nên biết
[/key-takeaways]
Trẻ 7 tuổi có những hành vi nghịch ngợm nào?
Hành vi của mỗi đứa trẻ thường khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: môi trường sống, cách giáo dục, cột mốc phát triển về mặt thể chất, suy nghĩ, cảm xúc… Tuy nhiên, dù là có sự khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng cũng sẽ có một số điểm chung nhất định.
Một số hành vi nghịch ngợm và chống đối thường gặp ở trẻ 7 tuổi:
- Nói dối: Đây là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ 7 tuổi. Dù đôi khi việc nói dối không nhằm mục đích xấu mà là vì trẻ không phân định được cái nào đúng, cái nào sai. Do đó cha mẹ cũng nên xem xét và đánh giá hoàn cảnh một cách khách quan trước khi giáo dục con.
- Thách thức, chống đối: Trẻ phớt lờ và không thực hiện theo những gì cha mẹ mong đợi ở con. Lý do có thể là vì trẻ đang muốn thiết lập lại ranh giới và quyền hạn giữa con và cha mẹ.
- Cảm xúc thay đổi đột ngột: Trẻ em ở độ tuổi này thường có những thay đổi về mặt cảm xúc. Lý do là vì trẻ đang ở độ tuổi chuyển giao giữa tuổi thơ và thanh thiếu niên, nên nảy sinh sự mâu thuẫn tâm lý và cảm xúc bên trong của trẻ.
- Cơn giận: Đây là một trong những thay đổi điển hình ở tâm lý trẻ 7 tuổi. Trẻ thể hiện sự tức giận bằng cách cãi lại, khóc, thất vọng, bốc đồng, oan ức…Tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường ở độ tuổi này. Chỉ khi trẻ tức giận một cách mất kiểm soát thì khi đó mới cần đến sự can thiệp và trợ giúp của cha mẹ.
Cách dạy trẻ 7 tuổi khi con bướng bỉnh, không nghe lời
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ để dạy bảo trẻ, khi con đang ở độ tuổi mà có những sự thay đổi về tâm lý, cảm xúc và hành vi.
- Nói chuyện với con: Cha mẹ ưu tiên nói chuyện với con về mọi việc, kể cả việc con đang làm tốt và việc con làm chưa tốt. Ở độ tuổi này con sẽ cố gắng thử làm mọi thứ theo ý con, nên cha mẹ hãy trò chuyện với con càng nhiều càng tốt.
- Thiết lập ranh giới: Cha mẹ hãy cho con biết những điều mà con được phép và không được phép làm là gì. Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho con biết rằng cha mẹ đang mong đợi ở con điều gì. Về mặt tâm lý, trẻ sẽ hành động đúng đắn hơn khi biết chính xác là con nên làm gì.
- Tích cực và tôn trọng: Khi tiếp cận một vấn đề với con, cha mẹ hãy dành cho con sự tôn trọng. Không la mắng, không chỉ trích con, nhất là ở nơi đông người. Khi đó con sẽ hiểu được sự tôn trọng là gì và học theo cách làm ủa cha mẹ.
- Giải thích và hướng dẫn: Khi con gặp phải vấn đề hoặc có thắc mắc, cha mẹ hãy giải thích một vấn đề càng logic, càng có tính liên kết, tổng quát càng tốt. Cha mẹ không nên đưa ra những lời giải thích khó hiểu, chung chung, hư cấu…
- Tạo khoảng không cho con: Nếu con phạm lỗi, cha mẹ hãy để con một mình, yêu cầu con ngồi suy nghĩ lại hành động của con thay vì chỉ ra cho con.
- Bên cạnh con: Quan trọng nhất chính là cùng con giải quyết vấn đề. Hãy đứng về phía con để cùng con giải quyết khó khăn của chính con.
Kết luận
Tóm lại, trong giai đoạn này tâm lý trẻ 7 tuổi sẽ có sự thay đổi về mặt suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Việc này khiến cha mẹ gặp không ít khó khăn trong việc thấu hiểu con và giáo dục con.
Qua đó mới thấy, để hiểu một đứa trẻ ở độ tuổi thay đổi mang tính cột mốc là một điều hoàn toàn không dễ làm và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của cha mẹ. Hy vọng nội dung bài viết đã hỗ trợ được cha mẹ phần nào trong việc hiểu tâm lý của trẻ 7 tuổi.
[summary title=””]
Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được chăm sóc và chăm sóc cẩn thận. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc tiếp các bài viết hữu ích của MarryBaby!
[/summary]