Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

8 cách làm cổ tử cung mở nhanh để đẻ thường nhẹ tênh

Càng bước gần đến ngày sinh, mẹ bầu nào cũng trở nên căng thẳng và lo lắng. Tìm hiểu cách làm sao để cổ tử cung mở nhanh sẽ giúp mẹ yên tâm hơn cho quá trình lâm bồn suôn sẻ.

Cổ tử cung mở như thế nào?

Cổ tử cung được thiết kế hoàn hảo để bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tới ngày sinh nở, cổ tử cung cũng chính là bộ phận đặc biệt giãn nở kịp thời để đón bé chào đời. Quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn tiềm thời: Cổ tử cung mở từ 0 – 3cm.
  • Giai đoạn hoạt động: Cổ tử cung mở từ 4 – 10cm.

Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu mở cổ tử cung rất rõ ràng khi chuẩn bị chuyển dạ sinh nở gồm:

  • Xuất hiện các cơn co tử cung
  • Vùng bụng của mẹ bầu cứng hơn
  • Cổ tử cung được mở rộng ra từ từ

[key-takeaways title=””]

Các cơn co thắt ở tử cung kết hợp với hiện tượng cổ tử cung mở rộng giúp thai nhi chuyển xuống dưới khung chậu để chào đời dễ hơn. Do đó, bụng dưới của bạn sẽ xuất hiện các cơn đau kéo dài trong suốt thời gian chuyển dạ. Khi cổ tử cung đã mở đủ 10cm cùng với sức rặn của bạn, thai nhi sẽ dần lọt ra khung chậu để chào đời.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ cần ghi nhớ để đón con yêu

Cách làm cổ tử cung mở nhanh

cách chuyển dạ nhanh

Sinh tự nhiên là cách sinh nở đặc biệt, không mẹ nào giống mẹ nào. Có mẹ chuyển dạ nhanh, chừng 30 phút là sinh nhưng cũng có mẹ khi có dấu hiệu sắp sinh nhưng phải chờ tới 1-2 ngày cổ tử cung mới mở hoàn toàn. Cổ tử cung mở chậm phải làm sao? Dưới đây là 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh khoa học được bác sĩ chia sẻ.

1. Cách làm cổ tử cung mở nhanh: Đi bộ 

Làm sao để cổ tử cung mở nhanh? Một trong những cách để cổ tử cung mở nhanh dễ dàng nhất là mẹ đi bộ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ chỉ tập luyện khi cảm thấy có đủ năng lượng và đủ sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng cần nhớ đi chậm lại và không đi quá xa nhà. Hãy đặt ra cho mình mức giới hạn phù hợp, không nên cố gắng quá sức để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

>> Xem thêm: Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?

2. Ăn thực phẩm giúp mở tử cung nhanh

Làm sao để cổ tử cung mở nhanh? Một trong những cách giúp cổ tử cung mở nhanh, an toàn chính là dùng thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ. Vậy bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh hơn? Một số loại thực phẩm mẹ có thể dùng vào vài tuần trước ngày lâm bồn hoặc dùng ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.

  • Thơm/dứa: Thơm hay dứa là loại trái cây chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp và chuyển dạ dễ dàng. Thực phẩm này không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ có thể bắt đầu dùng dứa từ tuần thai thứ 39.
  • Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Mè đen: Mè đen không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ hãy ăn chè mè đen từ tuần thai thứ 35.
  • Rau lang: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh? Bà bầu ăn rau lang luộc trong 2 tuần cuối thai kỳ không chỉ giúp chống táo bón, lợi sữa mà còn giúp việc chuyển dạ nhanh hơn.
  • Uống gì để tử cung mở nhanh? Nước lá tía tô: Ngay sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ hãy nhờ người thân đun một ấm nước lá tía tô và uống mỗi ngày. Bà bầu uống nước lá tía tô giúp tử cung mềm và hỗ trợ cho quá trình lâm bồn. Tuy nhiên, mẹ chỉ uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ, tránh uống những tuần trước khi sinh vì có thể dẫn đến sinh non.

>> Bài cùng chủ đề:

3. Ngâm mình trong bồn nước ấm

Cổ tử cung mở chậm phải làm sao? Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách giúp nhanh mở tử cung và giúp các cơn co thắt bớt đau.

Việc ngâm bồn trong nước ấm cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, vì việc sinh nở có thể diễn ra nhanh mà mẹ không kịp chuẩn bị.

>> Xem thêm: Sinh con dưới nước ở Việt Nam, tưởng dễ nhưng bất khả thi!

4. Cách làm cổ tử cung mở nhanh: Kích thích đầu ti

Cổ tử cung mở chậm phải làm sao? Một trong những mẹo dân gian thường dùng là cách làm cổ tử cung mở nhanh là kích thích đầu ti. Khi kích thích đầu ti (nhũ hoa) sẽ tạo ra những cơn co thắt mạnh thúc đẩy sự giãn nở của cổ tử cung.

Việc này đồng thời giúp giải phóng oxytocin và làm tử cung mở nhanh. Mẹ chỉ cần massage quanh bầu ngực và vê đầu ti để kích thích.

Đó cũng chính là lý do vì sao trong thai kỳ, bác sĩ thường khuyên mẹ không nên kích thích đầu ti để tránh chuyển dạ sinh non.

5. Làm “chuyện ấy”

mẹo giúp sinh con đúng ngày
Làm sao để tử cung mở nhanh? Bạn có thể làm “chuyện ấy” để giúp cổ tử cung mở nhanh hơn

Cổ tử cung mở chậm phải làm sao? “Chuyện ấy” là một cách làm tử cung mở nhanh hiệu quả mẹ có thể áp dụng khi thai đã 39 tuần mà chưa chuyển dạ. Tương tự kích thích đầu ti, mẹ làm chuyện ấy sẽ giúp cơ thể tiết ra hormone oxytocin giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, mẹ và bố cần nhớ ở tháng cuối thai kỳ, chỉ nên chọn những tư thế phù hợp nhất, không đè ép lên bụng mẹ bầu, để đảm bảo mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi yêu. Cường độ yêu cũng phải giảm tối đa, lúc này bố nên ưu tiên các động tác sao cho mẹ bầu cảm nhận được tình yêu và sự dịu dàng. Điều quan trọng cần nhớ là chỉ làm chuyện ấy với điều kiện sức khỏe mẹ bầu hoàn toàn ổn định.

>> Xem thêm:

6. Cách làm cổ tử cung mở nhanh: Tách ối

Đối với sản phụ cổ tử cung mở kém, đã quá ngày dự sanh bác sĩ có thể tách ối, giúp làm bong nút nhầy cổ tử cung. Cách làm cổ tử cung mở nhanh này sẽ giúp làm mở cổ tử cung cũng như kích thích cơn gò tử cung để thúc đẩy quá trình chuyển dạ.

7. Kích thích vỡ ối

Bạn có thể được kích thích vỡ ối khi bầu đã mở được khoảng 3 đến 4 phân, cảm thấy đau nhức nhưng vẫn chưa vỡ ối.

Để cổ tử cung mở nhanh hơn, bác sĩ sẽ tự thao tác các thủ thuật giúp làm vỡ ối để tăng tốc độ sinh. Việc này sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, mẹ không nên can thiệp.

>>> Bạn có thể tham khảo: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh

8. Cách làm cổ tử cung mở nhanh: Tiêm thuốc kích sinh

Cách làm cho cổ tử cung mở nhanh cuối cùng là tiêm thuốc kích sinh. Trong một số trường hợp, việc tiêm thuốc kích sinh là cần thiết, tránh những tai biến có thể xảy ra.

Đây là phương pháp được chỉ định và do bác sĩ thực hiện thông qua những kết quả siêu âm, xét nghiệm lâm sàng khi thấy cổ tử cung mở chậm, cơn gò tử cung thiếu.

Những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện kích thích chuyển dạ

Sau khi đã biết 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Bạn chỉ nên thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ
  • Bạn không nên lạm dụng quá mức các biện pháp trên
  • Bạn không nên ép buộc bản thân phải mở cổ tử cung nhanh nhất có thể
  • Bạn cần tránh kích thích chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tháng tuổi. Vì điều này khiến cho bạn dễ bị sinh non hoặc băng huyết sau sinh.

[inline_article id=307507]

Với những cách làm cổ tử cung mở nhanh ở trên, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ đều cần báo với bác sĩ và thăm khám ngay vì đây là thời điểm rất nhạy cảm, mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng?

Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? Tình trạng này có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Marrybaby giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng?

Khi cổ tử cung mở, hầu hết các mẹ đều sẽ thấy đau bụng dữ đội; cơn đau tăng dần cho đến khi sinh xong. Tuy vậy, có một vài trường hợp cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng. Nguyên nhân là do ngưỡng chịu đau của mỗi mẹ là khác nhau. Hơn nữa, tử cung mới mở 1cm là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nên cơn co tử cung yếu; không đủ cường độ để kích thích gây đau.

Thông thường, cổ tử cung mở dưới 2cm nhưng không thấy đau bụng thì chưa cần lo lắng gì cả mẹ nhé! Bên cạnh đó, mẹ bầu sử dụng các chất gây nghiện, chất gây ngủ ở những tháng cuối thai kì cũng làm cho mẹ bị mất cảm giác đau. 

Vì sao tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? 
Vì sao tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? 

2. Quá trình tử cung mở và dấu hiệu nhận biết

Cổ tử cung mở là giai đoạn cơ thể người mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Dấu hiệu này thường được biểu hiện bằng các cơn co thắt. Càng gần giờ sinh, mẹ sẽ càng cảm nhận được các cơn co thắt này tới nhiều hơn và mạnh hơn.

Mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn từ tuần 38-42. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý đến các dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dạ để nhập viện sớm.

2.1. Quá trình tử cung mở

Cổ tử cung là một bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ. Khi mang thai, vị trí này chịu rất nhiều sức ép. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và sẽ có thêm một yếu tố bảo vệ gọi là nút nhầy. Nút nhầy giúp cổ tử cung luôn khép chặt; qua đó bảo vệ tốt hơn cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Khi mẹ tới ngày sinh nở, nút nhầy sẽ tự bong ra và cổ tử cung cũng sẽ mở rộng để thai nhi chui ra ngoài. Bạn có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Đầu tiên là áp lực co bóp tử cung đẩy thai nhi xuống ở cổ tử cung, khiến bộ phận này giãn ra và mỏng dần. Quá trình co thắt tiếp tục cho tới khi cổ tử cung được co ngắn lại và gần như biến mất; gọi là quá trình xóa cổ tử cung.

Lý do cổ tử cung có thể thay đổi đáng kể như vậy là bởi chúng được cấp nhiều nước và máu hơn bình thường. Màu sắc của bộ phận này cũng thay đổi; đồng thời trở nên mỏng và mềm hơn. Nhờ vậy mà cổ tử cung mới có thể chịu được nhiều cơn co thắt hơn khi chuyển dạ.

Cổ tử cung có thể mở cực lớn trong giai đoạn chuyển dạ, khoảng 10cm. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để em bé ra ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra như sau:

  • Giai đoạn chuyển dạ sớm hay giai đoạn tiềm ẩn: Cổ tử cung xóa và mở từ 0-3cm.
  • Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung mở từ 4-10cm.
  • Giai đoạn mở hoàn toàn: Cổ tử cung mở 10cm, em bé chào đời.
Hình ảnh cổ tử cung mở giúp bạn hiểu hơn vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng
Hình ảnh cổ tử cung mở giúp bạn hiểu hơn vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng

2.2. Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở

Hầu hết những trường hợp, khi cổ tử cung mở, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu:

  • Triệu chứng đầu tiên thường là cơn đau co thắt xảy ra khoảng 30s, khoảng giữa những cơn đau là 5 – 10 phút.
  • Dấu hiệu đi kèm đó là xuất hiện chất nhầy ở vùng kín của thai phụ. Nếu tử cung đã mở, chất nhầy này sẽ có lẫn chút màu đỏ của máu.
  • Dịch ối rỉ ra từ từ hoặc vỡ ối, thậm chí có nhiều mẹ còn vỡ ối luôn tại nhà. Lúc này, một dòng nước ối khá nhiều sẽ chảy ra từ cơ thể người mẹ qua đường sinh dục.

Khi thấy có những dấu hiệu này, biện pháp tốt nhất là hãy đưa ngay thai phụ đến bệnh viện nhé!

Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, tử cung mở 1cm vài tuần trước khi sinh mà không có những dấu hiệu chuyển dạ khác như co thắt, ra nhầy hồng âm đạo hay vỡ ối là bình thường. Đây chỉ là một trong những cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, không đồng nghĩa bạn sắp chuyển dạ.

Một số trường hợp dưới đây có thể là nguy hiểm khi cổ tử cung đã mở mà không đau bụng:

  • Cổ tử cung mở 1cm trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, mẹ nên cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi nhằm hạn chế những nguy cơ cho bé yêu.
  • Khi cổ tử cung đã mở rộng hơn, bong nút nhầy nhưng không đau bụng hay thậm chí vỡ ối cũng không đau bụng làm chậm quá trình mẹ đến viện, có thể khiến mẹ và bé gặp nguy hiểm khi không có bác sĩ theo dõi đẻ. Do đó, càng gần đến ngày dự sinh, mẹ càng cần theo dõi cơ thể với những sự thay đổi bất thường để kịp thời đến bệnh viện.
  • Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, nhất là khi thai đã quá 40 tuần mà chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ là một hiện tượng bất thường. Thai phụ nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng xử trí phù hợp. Có một số trường hợp thai nhi đến ngày dự sinh mà cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Sau khi bác sĩ chẩn đoán thì được chỉ định phương pháp tạo cơn co tử cung nhân tạo và chuyển dạ sớm cho thai phụ. Chỉ một số ít trường hợp sinh khó mới phải chỉ định mổ lấy thai.
Tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

3. Lưu ý khi cổ tử cung mở

3.1. Nở 1 phân có nên nhập viện?

Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng vì bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Điều này là bình thường nếu bạn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ khác như bong nút nhầy, ra dịch nhầy hồng âm đạo, vỡ ối.

Khi khám bác sĩ sẽ căn cứ vào cơn go tử cung, tình trạng tim thai, nước ối trên siêu âm, tình trạng xóa mở cổ tử cung. Sau khi khám bác sĩ có chỉ định nhập viện để theo dõi thì nên nhập viện. Nếu chưa chuyển dạ và chưa có dấu hiệu nguy hiểm mà nhập viện sớm sẽ tăng cảm giác chờ đợi mệt mõi và tốn viện phí.

3.2. Cổ tử cung mở 1cm bao lâu thì sinh?

Thời gian từ lúc tử cung mở rộng đến khi sinh con khác nhau ở mỗi thai phụ. Có người từ lúc tử cung mở đến khi sinh con chỉ trong vài giờ, song có người tử cung mở 1-2 cm trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi có quá trình chuyển dạ sảy ra.

Thông thường, phụ nữ lần đầu tiên mang thai, tử cung không mở cho đến khi quá trình chuyển dạ bắt đầu và tiến triển. Với những phụ nữ mang thai từ lần 2 trở lên, tử cung có thể bắt đầu mở rộng từ vài ngày hoặc tuần trước khi có chuyển dạ.

[inline_article id=266323]

3.3. Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?

Cổ tử cung mở càng nhanh thì em bé sinh ra sẽ càng dễ dàng hơn. Do vậy, mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp để cổ tử cung mở nhanh hơn như sau:

  • Đi bộ thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ: Việc đi bộ sẽ khiến cơ thể người mẹ tập quen với các cơn co thắt nhẹ ở cơ bụng. Khi cơ thể đã làm quen với điều này, các cơn co thắt tử cung sẽ dễ dẫn tới mở cổ tử cung dễ dàng hơn.
  • Ăn thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ ở những ngày cuối dự sinh.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
  • Kích thích đầu vú cho người mẹ. Việc này giúp mẹ sản sinh oxitocin gây co bóp tử cung; dẫn đến cơn co tử cung chuyển dạ.
  • Tiêm thuốc để kích sinh: phương pháp này cần bác sĩ chỉ định và theo dõi tại phòng sinh

[inline_article id=262151]

Hiện tượng cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng thường không nguy hiểm. Tuy vậy, mẹ vẫn nên thăm khám với bác sĩ để được theo dõi. Nếu đã có những dấu hiệu chuyển dạ khác đi kèm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nhập viện. Trong mọi tình huống, hãy bình tĩnh và làm theo chỉ định từ bác sĩ mẹ nhé!