Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cơm rượu được không? Mẹ biết để khỏi hại con nhé!

Cơm rượu là món ăn truyền thống của người dân Việt không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch). Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, các loài ký sinh gây hại ẩn sâu trong cơ thể sẽ ngoi lên. Do đó, mọi người quan niệm dùng những thức ăn có vị cay, nóng như rượu có thể giúp tiêu diệt chúng. Chưa kể, người xưa còn cho rằng rượu sẽ khiến các chú sâu trong bụng “say bí tỉ” rồi chết ngất. Với người không mang thai thì cơm rượu có tác dụng như thế hay không cũng không quan trọng, nhưng bà bầu ăn cơm rượu được không lại là chuyện khác.

Bà bầu ăn cơm rượu được không

Bà bầu ăn cơm rượu được không, ăn cơm rượu nhiều có tốt không?

Bà bầu ăn cơm rượu được không thì câu trả lời là “Được” nhưng không nên lạm dụng. Theo giới chuyên gia, món ăn này thường làm từ gạo nếp trộn với men rượu nhưng vì thời gian ủ ngắn (tầm 3 – 4 ngày) nên hàm lượng ethanol trong cơm rượu sẽ thấp hơn so với loại rượu trắng thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc ít có khả năng thai nhi bị ảnh hưởng bởi độc tính của ethanol.

Nếu sức khỏe ổn định, mẹ có thể sử dụng loại thực phẩm này với lượng vừa phải mà không gây bất kỳ tổn hại nào đến thai nhi. Chẳng những vậy, việc ăn cơm rượu có chừng mực còn mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Điểm danh những tác dụng của cơm rượu với thai kỳ

bà bầu ăn cơm rượu được không và lợi ích

Cơm rượu không chỉ là món ăn tinh túy chứa đựng nét văn hóa ẩm thực Việt mà còn ẩn chứa bên trong vô số những giá trị sức khỏe tuyệt vời, chẳng hạn:

  • Mang lại nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ lẫn thai nhi: Cơm rượu làm từ gạo nếp nên rất giàu protein, chất béo, đặc biệt là vitamin nhóm B cùng hàng loạt các nguyên tố vi lượng thiết yếu như canxi, sắt, kẽm… giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp: nếu hỏi bà bầu ăn cơm rượu được không thì câu trả lời là “Có” vì món ăn này sẽ cung cấp lovastatine và egosterol từ men gạo nếp. Hai hợp chất này có tác dụng bình ổn huyết áp, giảm hấp thu cholesterol xấu từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở sản phụ
  • Làm đẹp da: Nhiều chị em thắc mắc ăn cơm rượu có đẹp da hay không thì thật quả đúng như vậy. Món ăn này có nhiều vitamin B, đặc biệt là các chất chống oxy hóa mang lại lợi ích dưỡng ẩm và làm trắng da tự nhiên
  • Có lợi cho tiêu hóa: Cơm rượu nói riêng hay các thực phẩm lên men nói chung đều chứa một lượng không nhỏ probiotics giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại tại dạ dày, ruột. Đồng thời sản sinh các enzyme thiết yếu đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bà bầu ăn cơm rượu được không còn tùy vào những lưu ý khi sử dụng

Bất kể món ăn nào dù tốt đến mấy đi nữa nếu bạn không biết cách dùng cho hợp lý thì chúng cũng sẽ thành “mối họa” cho sức khỏe. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi ăn cơm rượu:

  • Người đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên dùng vì đây là thời điểm khá nhạy cảm và việc tiêu thụ thực phẩm lên men có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
  • Vì nguyên liệu chính vẫn là gạo nếp nên món ăn này có hàm lượng tinh bột cao. Việc lạm dụng cơm rượu, ngoài hậu quả có thể gây ngộ độc ethanol thì còn khiến mẹ tăng cân hoặc làm tăng lượng đường huyết
  • Khi ăn, mẹ chỉ nên dùng cỡ một bát nhỏ và không được ăn quá 2 lần/tuần. Bà bầu ăn cơm rượu được không thì còn tùy vào thể trạng của mẹ. Nếu có các biểu hiện như xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn thì hãy lập tức ngừng ăn và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay
  • Thời điểm dùng món này thích hợp nhất là sau bữa chính. Bạn không nên ăn cơm rượu khi bụng rỗng hoặc sáng sớm vừa ngủ dậy vì điều này sẽ làm cho dạ dày dễ bị kích thích
  • Mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ, nổi mụn nhọt, dị ứng hoặc chàm ăn phải cơm rượu sẽ làm cho tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn
  • Một số loại cơm rượu có vị khá chua nên để khắc phục vấn đề này khi ăn, mẹ hãy kết hợp thêm với hoa quả, rau xanh hoặc chọn sử dụng loại cơm rượu nếp cẩm

Mẹ sau sinh có nên ăn cơm rượu hay không?

ăn cơm rượu sau sinh

Đến đây, hẳn là bạn đã rõ bà bầu ăn cơm rượu được không và tác dụng của món ăn này với thai kỳ. Vậy còn giai đoạn sau sinh thì sao?

Dân gian có câu: “Thai tiền đa nhiệt, thai hậu đa hàn” ý nói cơ thể phụ nữ sau sinh có tính hàn mà cơm rượu lại có tính nóng nên sẽ giúp mẹ sau lâm bồn cảm thấy ấm bụng, ăn uống tốt hơn. Chưa kể, việc tiêu thụ loại thực phẩm này còn có tác dụng tăng tiết sữa mẹ. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn cách làm cơm rượu tại nhà vừa ngon vừa sạch

Dưới đây là những bước làm cơm rượu đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 1kg gạo nếp; 1 lít nước sôi; 15 viên men nhỏ đã giã nhuyễn và 1 xấp lá chuối đã rửa sạch.

Cách làm cơm rượu như sau:

  • Gạp nếp đem vo sạch, để ráo rồi cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín
  • Cơm chín rồi thì trải ra khay thành lớp mỏng rồi để nguội sau đó rây men đều khắp mặt cơm (cơm còn nóng men sẽ hỏng ngay)
  • Vò cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ rồi lấy lá chuối cuốn quanh viên cơm. Bà bầu ăn cơm rượu được không tùy vào công đoạn ủ. Bạn xếp các viên cơm vào thố có lót sẵn lá chuối, dùng lá chuối đậy lấy phần trên rồi đóng nắp thố, cho thố vào 2 lớp nylon buộc kín lại ủ tầm 3 – 4 ngày là được
  • Hết thời gian, mẹ có thể mở thố ra thăm chừng. Nếu thấy nước rượu tiết ra ở lớp dưới thố và viên cơm mềm, có mùi thơm là đạt yêu cầu. Nếu chưa được như vậy thì bạn đậy nắp và tiếp tục ủ thêm 1 – 2 ngày nữa.

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chuyện bà bầu ăn cơm rượu được không. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích nhằm đảm bảo thai kỳ vui khỏe, hạnh phúc.

M.P