Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Cách lấy dằm cho bé đơn giản, hiệu quả bố mẹ cần biết

Không bị dằm đâm vào tay như người lớn thường bị, bé bị dằm đâm vào chân. Lúc ấy, bạn hãy làm theo hướng dẫn cách lấy dằm cho bé đơn giản, hiệu quả của MarryBaby dưới đây né!

Trẻ bị dằm, gai đâm có nguy hiểm không?

Thông thường, những chiếc dằm gai không quá gây nguy hiểm cho trẻ nhưng vẫn có ngoại lệ. Nếu liều vắc xin uốn ván đã tiêm trước đó của trẻ không còn tác dụng, một chiếc dằm gai có thể khiến trẻ mắc bệnh uốn ván.

Đây là một bệnh lây nhiễm nghiêm trọng gây ra bởi vi trùng uốn ván xâm nhập vào máu qua vết thương hở.

 cách lấy dằm cho bé
Bị dằm đâm là tình trạng phổ biến của bé khi tập đi

Cha mẹ nên cho con tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván. Thông thường trẻ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván vào bốn thời điểm quan trọng: khi con được 2, 4 và 6 tháng tuổi, khoảng từ 15 đến 18 tháng tuổi, từ 4-6 tuổi và từ 11-13 tuổi.

Sau đó, trẻ vẫn nên được tiêm phòng vắc xin này sau mỗi 10 năm trong suốt cuộc đời. Nếu không chắc con bạn có được miễn dịch uốn ván kịp thời hay không thì hãy liên hệ bác sĩ để tham vấn.

Cách lấy dằm cho bé đơn giản, hiệu quả

1. Dùng nhíp và kim để lấy dằm

  • Bước 1: Cả người lớn lẫn trẻ đều phải bình tĩnh. Trẻ nhỏ thường hay sợ hãi và điều đó không hề có lợi cho việc sơ cứu.
  • Bước 2: Rửa tay và chân của trẻ (hoặc bất cứ chỗ nào mà mảnh vỡ găm vào) bằng xà phòng. Điều này sẽ giúp hạn chế sự nhiễm trùng.
  • Bước 3: Dù bạn cố gắng giải thích với trẻ thế nào, bé vẫn sẽ cựa quậy khi bạn lấy dằm ra. Do đó, hãy nhờ thêm một người nữa giúp đỡ.
  • Bước 4: Khử trùng nhíp, sau đó, kẹp chặt phần chân dằm mà bạn nhìn thấy và kéo nó ra.
  • Bước 5: Nếu bạn không tìm thấy mảnh vỡ hoặc khi nó găm quá sâu, hãy dùng đến kim. Trước khi sử dụng, bạn nhớ khử trùng kim và đâm một lỗ nhỏ trên da ngay vị trí dằm đâm vào, rồi nhẹ nhàng gắp dằm bằng nhíp.
  • Bước 6: Thoa thuốc và dán băng keo cá nhân để tránh nhiễm trùng.
Cách lấy dằm cho bé
Cách lấy dằm cho bé bằng nhíp và kim và đơn giản hiệu quả

2. Sử dụng các phương pháp thay thế

Nếu dùng nhíp và kim không hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số phương pháp thay thế sau để loại bỏ dằm ra khỏi chân của trẻ:

 Cách lấy dằm cho bé bằng baking soda:

Nếu dằm đâm sâu vào da trẻ và bạn không nhìn thấy dằm, baking soda sẽ giúp ích cho bạn. Trộn baking soda với nước để hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng bị thương và để trong 24 giờ.

Khi bóc ra, mảnh dằm sẽ xuất hiện và bạn có thể dễ dàng lấy nó ra bằng nhíp. Nếu vẫn không thấy, hãy lặp lại quá trình này trong 24 giờ nữa.

Đa số dằm, gai đều ít gây nguy hiểm và dễ dàng lấy ra song nếu bạn không cẩn thận thì chúng vẫn có thể khiến bé yêu bị nhiễm trùng.

Cách lấy dằm cho bé  bằng băng dính:

Dán một miếng băng dính lên vùng da bị dằm đâm. Sau đó, tháo miếng băng dính ra, dằm sẽ dính vào băng keo. Đây được xem là giải pháp “không nước mắt” để lấy dằm ra khỏi chân của con yêu.

Keo dán cũng là cách lấy dằm cho bé hữu hiệu:

Bạn cũng có thể sử dụng keo để lấy dằm. Hãy thoa keo vào vùng bị thương, sau đó để khô và bóc ra, miếng dằm cũng có thể theo đó mà ra.

Thoa keo dán có thể giúp mẹ lấy dằm cho bé

Khi nào đưa bé bị dằm đâm gặp bác sĩ?

Nếu trẻ được tiêm ngừa đầy đủ thì bạn không cần phải lo. Còn nếu tiêm không đủ, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh uốn ván, đây là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy xem lại lịch tiêm ngừa của trẻ để có cách xử trí đúng.

Nếu bạn chỗ bị dằm đâm của bé sưng đỏ và có mủ, hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra ngay. Đây chính là dấu hiệu cho biết vết thương của bé đã bị nhiễm trùng.

Đề phòng trẻ bị dằm đâm bằng cách nào?

Đây là câu nói không bao giờ sai. Tại sao lại để con yêu phải trải qua cảm giác khó chịu nếu chẳng may mắc bệnh khi bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bằng những cách sau:

  • Khuyến khích con luôn đi giày, dép khi ra ngoài. Điều này không phải dễ thực hiện với trẻ nhỏ nhưng đây là cách đơn giản nhất để ngăn chặn tình trạng trẻ đạp phải các mảnh vỡ nhỏ, gai, dằm.
  • Hãy đảm bảo rằng bé luôn mang giày dép khi ra ngoài hoặc đi ở những nơi có sàn gỗ
  • Nếu có sơ ý làm vỡ đồ thủy tinh, hãy dùng máy hút bụi hoặc quét dọn vệ sinh sạch sẽ các mảnh vỡ
  • Không cho trẻ dùng đũa tre loại sử dụng một lần. Loại đũa này thường được chuốt rất cẩu thả dễ khiến trẻ bị dằm đâm
  • Hãy đảm bảo rằng mọi rào chắn bằng gỗ trong nhà, ngoài vườn hoặc đồ chơi bằng gỗ của con phải trơn láng và không có dằm gai
  • Kiểm tra toàn bộ khu vực vui chơi của trẻ để loại bỏ những vật không trơn nhẵn có thể có các mảnh vụn và sửa chữa chúng
  • Giữ trẻ tránh xa những bụi rậm hoặc cây có gai, những nguy cơ tiềm ẩn của vụn gai.

Việc bị mảnh vỡ nhỏ, gai, dằm đâm có thể khiến trẻ đau và đôi khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đây không phải là lý do để bạn bắt trẻ ở trong nhà và cách ly với thế giới bên ngoài. Hãy để trẻ tự do vui chơi và khám phá thế giới xung quanh vì tuổi thơ của con sẽ trôi qua rất nhanh.

Hy vọng rằng bài viết hướng dẫn cách lấy dằm cho bé sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.

Xem thêm: