Mang bầu kéo theo rất nhiều tác dụng phụ phiền toái và khó chịu, trong đó có sâu răng. Nguyên nhân chính do đâu, bầu cần làm gì để chữa sâu răng và chăm sóc răng miệng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi? Marry Baby xin mời mẹ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mẹ bầu bị sâu răng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé lúc chào đời như thế nào?
Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể mẹ sẽ có nhiều biến đổi. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh về răng miệng. Sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể làm cho nướu trở nên nhạy cảm với các mảng bám, vi khuẩn.
Chưa có bằng chứng nào khẳng định các biện pháp chữa sâu răng như trám răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chất trám răng là một hỗn hợp gồm bạc, thủy ngân, thiếc và đồng được sử dụng rộng rãi hơn 150 năm qua. Chất trám răng tuy có chứa thủy ngân nhưng không gây hại gì cho sức khỏe ngoài những trường hợp cực kì hiếm hoi bệnh nhân bị dị ứng với chúng.
Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về hợp chất trám răng hỗn hợp, bạn có thể yêu cầu nha sĩ sử dụng loại nhựa tổng hợp, mặc dù nó sẽ không bền được như dạng chất trám răng có chứa kim loại. Các nhà khoa học khẳng định, trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị sâu răng sẽ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa kém, thậm chí còn dễ mắc bệnh hơn các trẻ khác. Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị sâu răng cũng dễ bị sâu răng và viêm vòm họng.
Vì thế, bà bầu phải thường xuyên đi khám răng miệng và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sâu răng
1. Sâu răng do ảnh hưởng của hormone thai kỳ
Trong thai kỳ, hormone thay đổi, sự gia tăng estrogen và progesterone đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn ở răng. Hệ quả là mẹ bầu phải đối mặt với chứng viêm nướu khi mang thai.
Khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ, đa phần các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng viêm nướu, nướu sưng và chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng thành bệnh nha chu, ảnh hưởng xấu đến xương và các mô quanh răng.
2. Sâu răng vì thói quen ăn vặt khi mang bầu
Ốm nghén, đầy hơi, mệt mỏi, trướng bụng trong thai kỳ bắt buộc mẹ bầu phải chia nhỏ bữa ăn, ăn nhẹ nhiều lần để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, đặc biệt khi ăn nhiều đồ ngọt, mẹ bầu rất dễ bị sâu răng trong thai kỳ. Tình trạng nôn mửa do ốm nghén đi kèm, làm tiết nhiều a-xít dịch vị, kéo theo sự hao mòn chất khoáng của răng.
Cách chữa sâu răng cho bà bầu
Khi bị sâu răng, bà bầu có thể chữa sâu răng bằng phương phám nhổ và trám răng tại bệnh viện. Nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì không ảnh hưởng nhiều. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Tuy nhiên bạn chỉ cần sử dụng phương pháp can thiệp nhẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì lúc này nhau thai bám vào tử cung vẫn chưa chắc chắn vì vậy bạn cần đợi đến khi thai được 5 tháng tuổi mới sử dụng phương pháp can thiệp bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai bà bầu nên hạn chế việc nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng máu, tổn thương thần kinh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Lưu ý: Khi đến phòng răng hoặc viện răng hàm mặt để chữa sâu răng, mẹ bầu nên hạn chế việc chụp X-quang, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên khi thai đang hình thành các cơ quan. Tác động của tia X-quang có thể gây xáo trộn quá trình hình thành bào quan. Ngoài ra, mẹ không được tự ý dùng thuốc mà phải theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa sâu răng trong thai kỳ
Chính vì những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ cần lưu ý phòng sâu răng để tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh và bảo vệ từ xa cho bé.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Mỗi ngày bà bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
- Mẹ bầu nên chọn bàn chải răng mềm để không làm tổn thương nướu răng vì lúc này nướu dễ tổn thương hơn bình thường.
- Ở thời kỳ ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn, bạn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
- Sau khi chải răng mà mẹ bầu hay bị buồn nôn thì có thể xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh răng miệng.
2. Khám răng định kỳ
khi mang thai, thai phụ nên khám răng định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tốt nhất mỗi 3 tháng. Nếu phát hiện có vôi răng, nha sĩ có thể lấy sạch vôi răng và mảng bám.
3. Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin C và B12 sẽ giúp răng chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
- Bà bầu nên hạn chế ăn món ngọt, nhiều đường.
- Sau khi ăn, cố gắng uống đủ nước, để giữ răng sạch, kích thích tiết dịch vị, vệ sinh nướu và lợi.
- Hạn chế ăn vặt về đêm
- Duy trì thói quen ăn nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C, giúp bảo vệ răng nướu khỏe mạnh. Thiếu C có thể dẫn đến hiện tượng sưng chân răng, chảy máu chân răng.
Các cách giúp răng chắc khỏe, sáng đẹp tự nhiên
Làm trắng răng hay sử dụng bất cứ hóa chất nào để làm đẹp cho “cái gốc” trong thời gian mang bầu là điều cấm kỵ. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng những mẹo chăm sóc răng tự nhiên sau:
1. Vỏ chuối chín
Vỏ chuối chứa chất potassium giúp răng trắng khỏe. Trước hoặc sau khi đánh răng, bạn dùng mặt trong vỏ chuối chín chà nhẹ vào răng khoảng 2 phút. Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
2. Vỏ cam
Các loại trái cây có múi rất tốt trong việc chăm sóc răng miệng. Dùng mặt trong của vỏ cam chà lên hàm răng rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
3. Nước vo gạo
Nước vo gạo rất tốt để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Vì thế, bà bầu có thể dùng nước vo gạo để đánh răng giúp hơi thở thơm tho và hàm răng trắng bóng hơn.
4. Dâu tây
Dâu tây giàu vitamin C, có khả năng tẩy nhẹ giúp răng trắng sáng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Mẹ bầu có thể trộn nhuyễn dâu tây với bột lên men, sau đó thoa đều lên mặt răng để khoảng 5 phút, sau đó chải sạch lại. Mỗi tuần chỉ nên thực hiện 1 lần.
5. Dầu dừa
Dầu dừa làm sạch các mảng bám và bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏ e. Bạn có thể dùng dầu dừa để súc miệng vào buổi sáng mỗi ngày.
[inline_article id=93270]
Chữa sâu răng cho bà bầu khá phức tạp, nhất là việc phải nhổ răng sẽ ảnh hưởng lớn để thần kinh và sức khỏ e thai kỳ. Vì thế bà bầu nên hạn chế tối đa các việc gây sâu răng như ăn vặt vào buổi tối, lười súc miệng, uống nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt. Đồng thời bạn nên chăm sóc răng miệng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe thai kỳ nhé.