Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh do chuyên gia chia sẻ

Hiểu và chuẩn bị một kho tàng kiến thức về cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ bớt phần lo lắng, và chuyển thành cảm xúc hào hứng, phấn khởi khi chuẩn bị chào đón đứa con của mình.

Để điều đó diễn ra tốt hơn, Marry Baby sẽ gửi đến cha mẹ cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z, ngay dưới đây.

1. Cẩm nang chăm sóc tóc và da đầu cho trẻ sơ sinh

1.1 Gội đầu – Chăm sóc tóc cho bé

Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ nên gội đầu cho trẻ với dầu gội dành riêng cho bé, một vài lần mỗi tuần. Và hạn chế gội đầu cho trẻ mỗi ngày, vì sẽ rửa trôi các chất dầu tự nhiên trên da đầu trẻ từ đó khiến da đầu con bị khô và dễ gãy rụng hơn.

Sau khi gội, mẹ hãy dùng khăn cotton mềm thấm nhẹ nhàng để làm khô tóc cho bé. Trường hợp tóc bé dài và rối, mẹ nên dùng tay gỡ rối cho bé, hoặc mẹ có thể dùng lược thưa hay lông mềm để chải tóc cho con. Bên cạnh việc gỡ rối, việc chải tóc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé như: thúc đẩy lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh, giúp con thư giãn, giúp làm sạch các mảng viêm da tiết bã, giúp bé trông gọn gàng và xinh xắn hơn.

Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ dưới 5-6 tháng không cần cắt tóc bởi da đầu của con khá nhạy cảm, cổ chưa vững, hay ngọ nguậy nên việc cắt tóc dễ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, cắt tóc cho trẻ sơ sinh là cắt tóc máu không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thế nên, mẹ chỉ nên cắt cho con khi tóc con quá dài, lòa xòa, chấm vào mắt gây khó chịu hay tóc dày và tốt mà thời tiết lại quá nóng bức.

1.2 Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh: Đầu trẻ sơ sinh có cứt trâu phải làm sao?

Việc da đầu trẻ đóng vảy, có mùi hôi là không quá hiếm gặp. Tình trạng này được dân gian gọi là cứt trâu. Cứt trâu hay còn gọi là viêm da tiết bã phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi). Ngoài da đầu, các mảng cứt trâu có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như trên mặt, phía sau tai, nách, vùng mặc tã…

Trong vài trường hợp, tóc của trẻ có thể bị rụng, có mùi hôi do cứt trâu. Tin vui là tóc sẽ mọc trở lại sau khi cứt trâu biến mất. Cha mẹ yên tâm nhé!

MarryBaby hỏi

Cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh có gây ngứa không? Có nên gỡ bỏ các mảng cứt trâu trên đầu trẻ hay không? Có cách nào trị cứt trâu cho trẻ không?

Chuyên gia Nhi khoa bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm giải đáp:

Trong những tháng đầu đời, trẻ tăng trưởng khá nhanh, da cũng tiết nhiều chất nhờn hơn. Sau khi các tế bào da này tích tụ lại sẽ tạo thành những mảng vảy nhìn giống như “cứt trâu” thường tập trung chủ yếu ở vùng đầu, lông mày, mi mắt, 2 bên cánh mũi, vùng da sau tai. Đây là những mảng da dày, dính, nhờn, khó bong, có thể gây ngứa. Mặc dù tình trạng “cứt trâu” có thể khiến bé “hơi mất điểm ngoại hình” nhưng chẳng có gì phải lo lắng vì tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng hoặc khi trẻ được 1 – 2 tuổi.

Cha mẹ không nên bóc hay cạo những lớp vảy này vì có thể làm tổn thương lớp da bên dưới làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lớp “cứt trâu” có thể tự bong ra dễ dàng bằng cách thoa một lớp vaseline (hoặc dầu dừa) lên vùng da đầu của trẻ trước khi tắm gội 30 phút, sau đó dùng khăn sữa mềm hay bàn chải mềm để loại bỏ vảy trong lúc gội đầu cho trẻ.

Tùy vào tình trạng da của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn số lần gội đầu cho trẻ. Nếu mẹ gội đầu cho bé quá thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng da khô. Trong trường hợp trẻ có triệu chứng viêm da lan tỏa toàn thân: da đỏ, nhiều vảy tiết, ẩm, nhờn ở những vùng da khác hoặc tình trạng cứt trâu không cải thiện, bạn nên cho trẻ đi khám vì có thể con cần được điều trị tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm nấm.

2. Cẩm nang chăm sóc và vệ sinh mắt tai mũi miệng cho trẻ sơ sinh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

2.1 Rơ miệng cho bé

Việc cặn sữa tồn đọng trong khoang miệng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ đúng cách theo các bước sau:

  • Rửa sạch tay.
  • Chuẩn bị gạc và dung dịch rơ miệng cho bé.
  • Bế hoặc đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cố định.
  • Quấn hoặc đeo gạc vệ sinh miệng vào ngón trỏ hoặc ngón út.
  • Thấm gạc vào nước muối sinh lý hoặc nước ấm sạch hoặc dung dịch rơ miệng cho trẻ sơ sinh.
  • Nhẹ nhàng kéo môi dưới để mở miệng của bé.
  • Lau xung quanh vòm miệng và massage phần nướu trước một cách nhẹ nhàng.
  • Sau đó, đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi rồi lau từ gốc lưỡi ra phía ngoài để làm sạch cặn sữa.

Lưu ý là khi rơ miệng cho bé, mẹ chú ý không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng bé vì có thể khiến trẻ bị nôn hay trớ và không nên vệ sinh miệng cho bé khi con mới bú no. Tuyệt đối không dùng mật ong để rơ miệng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể khiến con bị ngộ độc Clostridium botulinum rất nguy hiểm.

2.2 Cách vệ sinh mắt

Trẻ sơ sinh tuy chưa tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhưng mắt con vẫn có thể có ghèn. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên. Bạn có thể vệ sinh mắt cho con mỗi sáng sau khi bé ngủ dậy hay trước hoặc sau khi tắm, với các bước:

  • Rửa sạch tay.
  • Chuẩn bị sẵn một ít gạc và thau nước ấm sạch.
  • Nhúng 1 miếng gạc vào nước ấm rồi lau xung quanh mắt bé.
  • Lấy miếng gạc mới, nhúng nước ấm rồi lau từ khóe mắt ra bên ngoài để làm sạch mắt. Mỗi bên mắt cần sử dụng một miếng gạc riêng biệt.

2.3 Cẩm nang chăm sóc và vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Không ít cha mẹ ít chú ý đến việc vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, vành tai trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là nơi bám nhiều bụi bẩn nên cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Để vệ sinh tai cho bé, cha mẹ hãy:

Số đông cha mẹ ít chú ý đến việc vệ sinh tai cho trẻ. Bởi vì, vành tai trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ là nơi dễ bám nhiều bụi bẩn và nên cần được làm sạch thường xuyên và đúng cách. Để vệ sinh tai cho bé, cha mẹ thực hiện theo bước sau:

  • Rửa sạch tay.
  • Dùng khăn xô mềm, nhúng nước ấm, vắt ráo, lau xung quanh bên ngoài mỗi tai và vùng phía sau tai.
  • Nhúng nước ấm, xả lại khăn cho sạch, rồi vắt ráo để lau ráy tai bám ở phần tai ngoài thật nhẹ nhàng. Nếu vành tai bé quá nhỏ, khó lau, mẹ có thể dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý hay nước ấm để làm sạch vùng bên trong vành tai cho con.

Lưu ý là không dùng bất cứ dụng cụ lấy ráy tai nào để làm sạch phần bên trong ống tai, kể cả tăm bông.

2.4 Cách vệ sinh mũi cho bé

Tình trạng dịch nhầy mũi đọng trong khoang mũi có thể là nguyên nhân khiến bé khó thở, thở khò khè hoặc hắt hơi,.. Do đó, bạn cần vệ sinh mũi cho con mỗi ngày theo các bước sau:

  • Rửa sạch tay.
  • Chuẩn bị khăn sạch và nước ấm.
  • Nhúng ướt khăn, vắt nhẹ, dùng một góc khăn nhẹ nhàng lau lỗ mũi của trẻ để làm sạch nước mũi. Bạn chỉ cần dùng nước thường hay nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé vì da mặt của trẻ rất nhạy cảm với xà phòng.
  • Không cho bất cứ dụng cụ nào, kể cả tăm bông xâm nhập vào bên trong lỗ mũi của con để vệ sinh vì việc này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của mũi.
  • Cuối cùng, bạn lau sạch dưới cằm và cổ của bé.

MarryBaby hỏi

Trẻ có nhiều ráy tai có ảnh hưởng gì không? Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên không?

Cẩm nang chăm sóc trẻ so sinh từ A đến Z

Chuyên gia Nhi khoa bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm giải đáp:

Ráy tai được tạo thành từ tế bào da chết, lông tai và các chất tiết ra từ các tuyến bã nhờn của ống tai ngoài. Ráy tai giúp bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ… Tuy nhiên, nếu tạo nhiều ráy tai có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai…

Việc lấy ráy tai hay làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết, đôi khi có thể gây hại vì:

  • Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ khi có vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng… xâm nhập.
  • Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương ống tai ngoài – màng nhĩ (vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai – màng nhĩ với lực mạnh) làm thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm khả năng nghe…

Cha mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong các trường hợp:

  • Ráy tai quá nhiều làm bít tắc ống tai (hay còn gọi là nút ráy tai) gây ù tai, đau tai, nghe kém, ngứa tai…
  • Viêm tai ngoài.
  • Trẻ đeo máy trợ thính.

Vệ sinh tai tại nhà an toàn bằng cách dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai (nước muối sinh lý), thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai sẽ được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Có thể dùng khăn mềm lau sạch phần vành tai ngoài của trẻ. Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

3. Vệ sinh tay chân cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Cha mẹ nên vệ sinh tay chân cho bé mỗi ngày, bởi nơi kẽ tay kẽ chân của bé rất nhỏ nên bụi, bông vải, tế bào da chết thường tích tụ, có thể gây mùi, hăm ngứa và khó chịu. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ dùng vớ, bao tay để giữ ấm. Thế nên, mỗi buổi sáng khi thay quần áo, hoặc trước khi tắm, cha mẹ cần quan sát nơi kẽ tay kẽ chân của con xem có bị sợi len, chỉ do bao tay/vớ bị xổ ra gây vướng hay thít chặt ngón tay/ngón chân hay không. Nguyên do là cơ thể của bé rất nhỏ và mềm, do đó chỉ cần có vật lạ thắt/chẹn hoặc tì đè quá lâu sẽ có nguy cơ dẫn đến sưng viêm, thâm chí hoại tử.

Mách nhỏ là cha mẹ nên lộn trái bao tay, kiểm tra kỹ bao tay/vớ xem chỉ/len có bị sổ hay có sợi tóc nào không rồi mới đeo cho trẻ.

Nếu móng tay bé dài, hãy cắt móng tay cho bé sau khi con vừa tắm xong hoặc khi bé ngủ say. Chú ý cần dùng riêng dụng cụ cắt móng tay cho bé. Việc cắt móng tay, móng chân thường xuyên sẽ giúp móng tay, móng chân bé không bị xước, hạn chế tình trạng móng xước móc vào bao tay, vớ khiến bé đau, khó chịu hoặc bé tự làm đau mình.

4. Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh: Thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ như thế nào?

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Bạn nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè đầy hay ị. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Lau khô bằng khăn mềm, rồi mới thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da, cho trẻ “ở không” tầm 10-15 phút trước khi mặc tã mới. Điều này đem lại hiệu quả trong việc giảm hăm ngứa cho trẻ.

4.1 Với bé trai

Tuy vùng sinh dục của các bé trai không cấu tạo phức tạp như các bé gái nhưng con cũng cần được vệ sinh đúng để không bị viêm nhiễm. Trong vài tháng đầu tiên, khi tắm cho bé, bạn không cần phải làm sạch phần bên trong bao quy đầu vì phần da này rất mềm, có thể khiến bé bị đau, trầy xước làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Nếu nhận thấy mỗi lần bé đi tiểu mà lượng nước tiểu chảy ra ít, da quy đầu căng phồng lên như bong bóng hay da quy đầu bị sưng, đỏ và ngứa cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy con bị hẹp bao quy đầu hay viêm.

4.2 Với bé gái

So với bé trai, cấu tạo vùng kín của bé gái khá đặc biệt rất dễ bị hăm đỏ, viêm nhiễm nên mẹ cần vệ sinh cho bé đúng cách, sạch sẽ. Để vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ cần:

  • Rửa tay sạch với xà phòng dịu nhẹ.
  • Dùng khăn vải bông mềm, nhúng nước ấm, vắt nhẹ.
  • Tách nhẹ môi âm hộ của bé, lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
  • Xả sạch khăn lau vùng xương mu.
  • Xả sạch khăn, nhúng nước ấm, vắt nhẹ, lau tiếp vùng bụng dưới rốn, 2 bên bẹn.
  • Dùng chiếc khăn khác, để lau vùng hậu môn và xung quanh.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những hiểu lầm phổ biến về vùng kín bé gái hầu như mẹ nào cũng mắc

MarryBaby hỏi

Trường hợp vùng kín bé gái sơ sinh có tiết ra một chút máu hoặc dịch trắng có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Trong trường hợp này, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?

Chuyên gia Nhi khoa bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm giải đáp:

Khi mang thai, lượng nội tiết tố nữ (hormone estrogen) trong máu của mẹ sẽ đi qua nhau thai vào máu con. Sau khi sinh, lượng nội tiết tố này bị sụt giảm ở trẻ sơ sinh do con không còn gắn với nhau thai nữa dẫn đến hiện tượng âm đạo ra chất dịch trắng đục không hôi giống như huyết trắng hoặc ra một ít máu đỏ tươi. Đây là hiện tượng bình thường, sẽ tự hết sau vài ngày.

Cha mẹ nên vệ sinh vùng kín của bé bằng bông gòn sạch và nước ấm, lau từ trên xuống dưới, không lau ngược từ hậu môn lên vì có thể làm những chất dơ ở hậu môn lan vào vùng kín của bé gây nhiễm trùng. Sau khi vệ sinh vùng cơ quan sinh dục, nên để khô thoáng trước khi mặc tã. Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín của bé, vì sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ. Không dùng nước muối loãng, nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, nếu dịch trắng có mùi hôi hay kéo dài, trẻ cần được bác sĩ kiểm tra liệu có tình trạng viêm nhiễm hay không.

5. Cẩm nang chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, các bé thường khoảng từ 9 đến 12 giờ vào ban đêm và 2 – 5 giờ vào ban ngày. Trong những tuần đầu tiên sau sinh, hầu hết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong một giấc ngủ thường không kéo dài hơn 2 đến 4 giờ, kể cả giấc ngủ ban ngày hoặc ban đêm.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vậy làm thế nào giúp con yêu có giấc ngủ ngon và hình thành được thói quen ngủ tốt để phát triển đúng chuẩn. Cha mẹ có thể thiết lập thói quen ngủ cho trẻ bằng cách:

  • Luôn cho trẻ đi ngủ đúng giờ ngay cả khi bé chưa có dấu hiệu buồn ngủ
  • Tập cho bé biết phân biệt ngày và đêm qua việc ban ngày là để chơi, bú, tắm… Đêm là để ngủ. Do đó, dù trẻ thức dậy vào ban đêm, ba mẹ cũng không nên bật đèn quá sáng, hạn chế tối đa việc trò chuyện để con có thể ngủ lại.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ: thay quần áo ngủ, bú, hạn chế bớt hoạt động trong phòng bé, giảm ánh sáng phòng ngủ, vỗ về/massage/hát ru khe khẽ/ mở nhạc êm dịu hoặc đọc sách cho bé nghe.

Ngoài ra, để bé có giấc ngủ tốt, bạn nên đảm bảo phòng ngủ của con sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh. Với trẻ sinh đủ tháng, nếu cho con sử dụng điều hòa, bạn nên đảm bảo phòng ngủ của con có nhiệt độ thích hợp trong khoảng 28 độ C, cho trẻ mặc đủ ấm. Trường hợp con không nằm điều hòa, bạn nên đảm bảo phòng của con mát mẻ, bởi nhiệt độ cao khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc.

Lưu ý là bạn nên tránh cho trẻ nằm sấp, nếu cho trẻ nằm sấp cần theo dõi con cẩn thận để tránh nguy cơ đột tử. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo mền đắp cho bé không được cao quá ngực, xung quanh chỗ ngủ của bé không có các vật như gối, mền, thú nhồi bông… vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị ngạt.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

MarryBaby hỏi

Tại sao không thể dự đoán được giấc ngủ của trẻ sơ sinh? Khi nào thì thì trẻ sẽ ngủ giấc dài hơn? Làm gì để con có giấc ngủ tốt?

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Chuyên gia Nhi khoa bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm giải đáp:

Đối với trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần thời gian để thích nghi với môi trường ồn ào xung quanh. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ giai đoạn này khác với người lớn. Mỗi chu kỳ ngủ thường kéo dài thường khoảng 40 phút, vì vậy trẻ có xu hướng thức dậy thường xuyên hơn. Trong đó, thời gian giấc ngủ nông chiếm khoảng 50%. Do đó, trẻ thường hay vặn vẹo, giật mình. Ngoài ra, vì dạ dày nhỏ, trẻ phải thức dậy để bú sau vài giờ. Hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ suốt đêm cho đến khi được ít nhất 3 tháng đến 1 tuổi.

Giấc ngủ của trẻ sẽ tương tự như người lớn khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, đây là phản ứng hoàn toàn bình thường, bạn cũng không cần quá lo lắng vì giấc ngủ ở trẻ sơ sinh còn mang ý nghĩa sinh tồn. Trẻ dễ thức giấc sẽ giúp cảnh báo cho cha mẹ vì những nhu cầu hay vấn đề sức khỏe như đói, lạnh, cần được thay tã, đau hay sốt… để cha mẹ có thể kịp thời xử trí. Không phải trẻ nào cũng có thể tự ngủ dễ dàng. Bạn nên cho trẻ đi ngủ khi con có dấu hiệu buồn ngủ: ngáp, lim dim mắt, dụi mắt, cáu bẳn…

Bạn nên tập thói quen đi ngủ cho trẻ ngay từ nhỏ.

Trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ sau khi bú no. Ở giai đoạn này, trẻ dễ giật mình khi có tiếng động lạ và chưa quen với môi trường bên ngoài. Do đó, bạn nên tạo không gian thoải mái và yên tĩnh, có thể quấn khăn hoặc mặc quần áo hình con nhộng giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ đi vào giấc ngủ.

Tạo thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ như: chọn chỗ ngủ cố định trong tất cả các giấc ngủ của trẻ, có thể ôm trẻ dỗ dành nhưng nên đặt trẻ lên giường ngủ khi trẻ vẫn còn thức, bật nhạc nhẹ hoặc tiếng ồn trắng,…

Nhờ đó, trẻ sẽ học cách tự đi ngủ ngay từ nhỏ.

MarryBaby hy vọng rằng với những chỉ dẫn và giải đáp của chuyên gia nhi khoa trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh được chia sẻ ở trên đã giúp cha mẹ cập nhật và bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bé cưng của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé thật tốt!

Bố mẹ nào cũng mong muốn chăm sóc trẻ sơ sinh thật tốt. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu ngay những điều cần biết về trẻ sơ sinh sau đây!

Hầu hết chúng ta đều biết trẻ sơ sinh dễ thương, và đầy tính âu yếm. Một đứa bé có thể làm bừng sáng cả căn phòng bằng nụ cười của nó. Nhưng có những điều cần biết về trẻ sơ sinh có thể khiến bố mẹ cảm thấy vô cùng kinh ngạc. 

Cùng MarryBaby tìm hiểu về 15 điều thú vị về bé trong bài viết này!

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Quá trình chăm sóc trẻ nhỏ

Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thường bao gồm:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là: ban đầu có vẻ như em bé sẽ liên tục bú; nhưng dần dần mẹ và bé sẽ có một lượng sữa ổn định. Khi đó, trẻ ăn thường xuyên và theo nhu cầu của trẻ.
  • Rửa và tắm cho bé: Trong ngày đầu sau sinh thì bạn không cần tắm cho bé ngay nhưng sau 24 giờ sau sinh thì cần tắm cho trẻ hàng ngày. Thay rửa vệ sinh cho bé sau khi bé đi vệ sinh.
  • Thay tã cho bé: Sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau rửa cho bé, thay tã mới cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh tránh để quá lâu làm cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến làn da của bé.
  • Giúp bé có giấc ngủ ngon.
  • Giúp bé giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Hội chứng này rất hiếm xảy ra. Cho nên, các bà mẹ không nên lo lắng quá. Bạn nên đặt trẻ nằm ngửa trên một chiếc cũi hoặc ngủ cùng giường với bạn trong 6 tháng đầu tiên sẽ là một cách tốt để giảm nguy cơ cho em bé của bạn hơn nữa. Thêm vào đó, các bà mẹ không nên hút thuốc trong khi mang thai hoặc cho con bú; và không để người khác hút thuốc trong cùng phòng với em bé. Những điều này cũng sẽ giúp bảo vệ chúng.
quá trình chăm sóc trẻ
Quá trình chăm sóc bố mẹ cần lưu ý đến những sinh hoạt cơ bản nhất của con

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Các giác quan của bé

Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến các giác quan của trẻ. Một số giác quan của bé sẽ phát triển nhiều hơn các giác quan khác. Mẹ cùng đọc và tham khảo nhé!

1. Trẻ sơ sinh có thể khóc rất nhiều nhưng không hề chảy nước mắt

Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là bé khóc nhưng không chảy nước mắt. Mặc dù bé vẫn có màng nước mắt để bảo vệ và bôi trơn mắt; nhưng bé sẽ không chảy nước mắt cho tới khi bé được 3 tới 12 tuần tuổi. Thời gian chiều muộn và đầu giờ tối thường là lúc bé ồn ào nhất. 

“Cơn khóc đỉnh điểm” là vào khoảng 46 tuần sau khi tuổi thai; hoặc 6 đến 8 tuần tuổi đối với trẻ sinh đủ tháng. Sau 3 tháng, những trận khóc thường sẽ giảm tần suất.

2. Trẻ sơ sinh có khướu giác rất phát triển

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là có mối liên hệ chặt chẽ với vị giác của trẻ. Điều này là do cô ấy không chỉ nếm thức ăn mẹ tiêu thụ qua nước ối; mà còn ngửi chúng. Cũng giống như vị giác; khi còn là trẻ sơ sinh, khứu giác của bé cũng rất phát triển.

  • Mùi được xử lý bởi bộ phận kiểm soát trí nhớ của não; đó là lý do tại sao có những mối liên hệ chặt chẽ giữa mùi hương và trải nghiệm cụ thể. Ngửi cùng một mùi hương sau này có thể kích hoạt trí nhớ.
  • Ngay từ tuần tuổi đầu tiên, một đứa trẻ sơ sinh đã có thể nhận ra mẹ của bé qua mùi của người mẹ.
  • Hương thơm của sữa mẹ hấp dẫn các bé.
  • Khi mẹ và con ngửi thấy mùi của nhau trong thời gian âu yếm; cả hai đều tiết ra lượng oxytocin cao hơn.
  • Mùi hương nồng có thể cản trở vị giác của cô ấy; vì vậy hãy nhớ tránh xa nước hoa nồng khi cho con bú.

3. Trẻ sơ sinh có thể phân biệt các âm thanh khác nhau

Ngay từ lúc mới chào đời, trẻ sơ sinh đã thừa hưởng thính giác tinh nhạy; đặc biệt là với giọng của nữ giới. Các bé có thể rất nhanh phân biệt được các âm thanh khác nhau.

4. Trẻ sơ sinh chỉ có thể phân biệt được vị chua và ngọt

Vị giác của trẻ bắt đầu phát triển từ trong bụng mẹ. Và bắt đầu vào tuần thứ chín, em đã có những nụ vị giác nhỏ nhất cùng với miệng và lưỡi hình thành hoàn chỉnh. Bé sẽ thực sự nếm được những mùi vị đầu tiên bên trong bụng mẹ thông qua nước ối. Khi còn là trẻ sơ sinh, vị giác của bé rất phát triển.

Thông thường, những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là đa số các em đều thích các chất lỏng có vị ngọt hơn là vị chua, mặn và đắng. Em bé thường sẽ thích những thức ăn mà bé đã được tiếp xúc khi còn trong bụng mẹ. Sở thích hay khẩu vị của trẻ không mang tính di truyền (nghĩa là mẹ thích ăn gì không có nghĩa là con cũng như vậy). 

Ngoài ra, bé có thể phát hiện ra sự khác biệt trong mùi vị sữa mẹ tùy thuộc vào những gì mẹ ăn. Điều này có thể có tác động tích cực đến vị giác của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm trước khi trẻ có thể ăn chúng ở dạng thức ăn đặc.

5. Thị giác của trẻ sơ sinh rất kém

Trong ba tháng đầu tiên, mắt của trẻ sơ sinh sẽ bị mờ. Điều này không có nghĩa là bé không có khả năng nhìn, mà là do não của bé chưa sẵn sàng xử lý quá nhiều thông tin hình ảnh. Khi bé lớn hơn và trí não phát triển, tầm nhìn của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.

Trẻ chỉ nhìn rõ những vật cách xa từ 20 cm trở xuống, vì thế bạn phải ở rất gần thì bé mới có thể nhìn rõ bạn. Và một điều rất thú vị là trẻ sơ sinh thích nhìn các đường cong hơn đường thẳng.

6. Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là các bé nhận biết được màu sắc

Em bé có thể nhìn thấy màu sắc sau khi sinh, nhưng việc phân biệt màu này với màu khác rất khó. Thông thường, các bé thích những màu cơ bản, đặc biệt là màu đỏ và màu xanh dương.

Sau khi được một tháng tuổi, bé có thể bắt đầu nhận thấy sự khác biệt về màu sắc; và có thể thấy những thay đổi nhỏ về màu sắc sau này.

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Ăn, uống, ngủ, nghỉ của bé

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Ăn, uống, ngủ, nghỉ của bé
Bố mẹ có thể sẽ bất ngờ với chế độ ăn, uống, ngủ, nghỉ của trẻ sơ sinh đó!

Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến sinh hoạt hàng ngày giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Trẻ có thể ngủ 16 giờ một ngày

Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là bé có thể ngủ hơn 16 giờ/ngày. Theo một cuộc khảo sát, các bà mẹ tham gia báo cáo rằng con của họ ngủ trung bình 14,3 giờ.

2. Trẻ thường dễ bồn chồn, thậm chí sợ các thức ăn lạ

Để hạn chế điều này, bạn nên cho bé chơi với đồ ăn một lúc trước khi bắt đầu cho bé ăn. Mẹ có thể cho một chút thức ăn lên ngón trỏ của bé; rồi từ từ đút ngón trỏ vào miệng bé; đây là một cách để khuyến khích trẻ thử một món ăn mới.

>>>> Mẹ có thể tham khảo thêm Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

3. Trẻ em đôi khi cần một chút tiếng động làm nền để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ

Một vài loại âm thanh sau được cho là giúp bé thư giãn và dỗ dành giấc ngủ của bé: đoạn ghi âm tiếng tim đập của mẹ; tiếng đồng hồ tích tắc; tiếng suối chảy, tiếng thác nước hoặc tiếng biển động; tiếng chạy máy hút bụi; tiếng bong bóng nước trong hồ cá; và tiếng vòi nước chảy.

Hơn nữa, em bé sẽ được xoa dịu và thấy an ủi với những âm thanh nhắc nhở bé về những tiếng động nhịp nhàng mà bé đã nghe thấy trong bụng mẹ. Âm thanh của nhịp tim khi bạn ôm bé trong lúc da kề da cũng có thể giúp trẻ bình tĩnh và điều hòa nhịp thở.

Nhiều trẻ sơ sinh cũng thích thú với âm thanh của máy giặt; tiếng động cơ ô tô khi chúng ngồi ở ghế sau, hoặc chỉ là một số tiếng ồn trắng đơn giản. Có rất nhiều đồ chơi và ứng dụng tạo ra những loại âm thanh này; mẹ chỉ cần tìm kiếm video tiếng ồn trắng miễn phí trực tuyến.

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Những điều thú vị khác về cơ thể bé

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Những điều thú vị khác về cơ thể bé
Cơ thể bé sơ sinh cũng có nhiều điều thú vị mà bố mẹ cần biết

Dưới đây là những điều cần biết về trẻ sơ sinh liên quan đến cơ thể của trẻ để các mẹ giải tỏa nỗi lo lắng khi thấy bé có những sự khác biệt so với người trưởng thành.

1. Tóc trẻ sơ sinh sẽ bị rụng đi

Mặc dù lúc sinh bé có thể có tóc nhưng chúng sẽ mau chóng rụng đi; và được thay bằng tóc mới. Màu tóc mới có thể sẽ hoàn toàn khác với màu tóc ban đầu. Và thường là khi trẻ được bốn tháng tuổi. Một phần tóc hoàn toàn mới sẽ mọc ở vị trí của nó.

2. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Đa số các bé đều có nước da hồng hào

Thường trẻ sơ sinh có nước da màu hồng vì trẻ có rất nhiều hồng cầu trong máu. Màu da ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều; từ tông màu hồng và trắng hoặc hơi vàng cho đến mẩn đỏ điển hình. Ngay cả từ thời điểm này sang thời điểm tiếp theo; màu da có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động của em bé.

Tất nhiên, đặc điểm gia đình và yếu tố chủng tộc cũng sẽ ảnh hưởng đến màu da của trẻ sơ sinh. Khi mới sinh, da của trẻ bình thường có màu đỏ tím và chuyển sang màu đỏ tươi khi trẻ khóc. Trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời, da dần dần mất màu đỏ này.

Ngoài ra, bàn tay và bàn chân của trẻ sơ sinh có thể có màu xanh và mát. Đến ngày thứ ba, cậu nhỏ cũng có thể xuất hiện màu hơi vàng. Tình trạng này được gọi là vàng da. Nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và đôi khi cần điều trị đặc biệt.

3. Nhịp tim của trẻ sơ sinh nhanh gấp 2 lần người lớn

Một trong những điều cần biết về trẻ sơ sinh đó là nhịp tim. Vào thời điểm mới sinh, tim của một em bé đập với tốc độ 180 nhịp mỗi phút. Trong vòng vài giờ, tốc độ giảm xuống còn 140 nhịp. Khi được 1 tuổi, nhịp tim của trẻ sơ sinh là 115 nhịp/phút.

Mức độ nhịp đập trung bình của một người trưởng thành là 70-80 nhịp một phút.

4. Trẻ sơ sinh cũng thở nhanh hơn người lớn

Nhịp thở của trẻ sơ sinh nằm trong tầm 30 tới 50 lần một phút, trong khi của người lớn chỉ 15 tới 20 lần một phút.

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh mổ có nhiều khả năng bị khó thở hơn; vì người ta cho rằng chúng có thể bỏ lỡ những thay đổi sinh lý và nội tiết tố quan trọng xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Cho đến khi 7 tháng tuổi, em bé có thể thở và nuốt cùng một lúc.

5. Trẻ sơ sinh thường hắt hơi và khịt mũi để làm sạch đường mũi

Phải một thời gian sau nữa, trẻ mới biết cách thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi. Để hạn chế tối đa các vấn đề về hô hấp cho trẻ, hãy cố gắng giữ một bầu không khí sạch sẽ, ít bụi bặm và khói thuốc.

6. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh: Bé rất dễ bị cảm lạnh

Mặc dù trẻ sơ sinh được thừa hưởng khả năng miễn dịch cũng như chống khuẩn từ sữa mẹ, bé đặc biệt rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế không nên để những người lớn đang bị cảm ở gần bé.

7. Trẻ sơ sinh phản ứng nhanh với các tiếp xúc ngoài da

Điều này kích thích sự sản sinh các hóc-môn tăng trưởng, đồng thời giúp cơ thể phản ứng nhanh với các hóc-môn này. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sinh non được tiếp xúc thường xuyên với nhiều người tăng cân hơn 47% so với những trẻ sinh non khác.

Hy vọng với những thông tin về những điều cần biết về trẻ sơ sinh; các mẹ đã hiểu rõ hơn về bé của mình. Và biết cách chăm sóc cho trẻ toàn diện nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt như: Môi trường, thời tiết, cách ăn mặc,… Nhưng bé bị nóng đầu, không sốt, người mát có phải là dấu hiệu tiềm ẩn nào khác của bệnh lý không?

Hay trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt có ảnh hưởng đến sự phát triển? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt là gì? Mời mẹ tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho mình trong việc phòng và chữa bệnh cho con.

1. Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng gì?

trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt khiến nhiều mẹ hoang mang

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt thường xảy ra khi bé đang ngủ; hoặc trong lúc bé thức vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Khi mẹ đưa tay lên đầu bé kiểm tra thì mẹ phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng, mặc dù các bộ phận khác nhiệt độ lại hoàn toàn bình thường. Ví dụ: bé bị nóng đầu nhưng người hay tay, chân con vẫn mát.

(*) Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể kèm theo hoặc không kèm theo hiện tượng khó chịu, quấy khóc; tay chân đổ mồ hôi nhiều. 

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có phải là bé bị sốt không?

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể không phải là sốt. Để biết con yêu có sốt hay không; mẹ hãy dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho con một cách chính xác. Nếu nhiệt độ cơ thể của bé dưới 37,5 độ C; mẹ không cần phải quá lo lắng vì bé bị nóng đầu không phải là dấu hiệu cho thấy bé bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên, mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể của con thường xuyên bằng nhiệt kế để chắc chắn rằng tình trạng này không phải là sốt. Nếu cần thiết, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nóng đầu nhưng không sốt?

Biết được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức trong việc tìm ra cách ứng phó. Vậy thực chất nguyên nhân gây khiến bé bị nóng đầu và không sốt là gì?

2.1 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do bài tiết mồ hôi nhiều

Việc bài tiết mồ hôi là chức năng cơ bản của da để thải độc, làm mát hay điều hòa nhiệt độ cơ thể. Ở một số trẻ, tiết mồ hôi có thể gia tăng quá mức do nhiệt độ bên ngoài, hoặc do bé đang bị nóng.

Trong hầu hết trường hợp, tình trạng này là phản xạ bình thường của cơ thể. Nó chỉ có một bất tiện là sẽ khiến người trẻ nóng hơn bình thường và khiến mẹ lo lắng. Nhưng vì đây không phải là sốt nên mẹ có thể yên tâm.

2.2 Do cảm nhận chủ quan của mẹ

Thân nhiệt trẻ sơ sinh luôn thấp hơn người lớn nên khi đưa tay sờ lên trán trẻ mẹ sẽ cảm thấy nóng; nhưng thực tế bé lại không hề bị sốt.

Hiện tượng bé bị nóng đầu nhưng người mát có thể là do sự cảm nhận chủ quan của mẹ mà thôi. Muốn biết chính xác bé có sốt không, cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định.

2.3 Do trẻ bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Tình trạng viêm nhẹ trong miệng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên một chút; thường dẫn đến trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt.

2.4 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do mọc răng

Khi răng mọc có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao đôi chút. Và nhiệt độ của sẽ không cao hơn 37,8 độ C.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

2.5 Do trẻ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt cũng có thể là do con đang bị nhiễm virus nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi phát bệnh nên các triệu chứng chưa hiện hữu rõ rệt. Lúc này, mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm theo của con để có biện pháp xử trí kịp thời.

2.6 Do mẹ quấn con quá kỹ khiến trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Nhiều bà mẹ có tâm lý ủ, quấn trẻ sơ sinh rất kỹ. Việc này theo khóa học không chỉ không giúp ích cho trẻ. Ngược lại, còn khiến thân nhiệt trẻ tăng cao hơn; khiến trẻ bị nóng đầu chân tay bình thường; và đôi khi rất tai hại.

Không chỉ đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng mà có khi toàn thân trẻ cũng đang tỏa nhiệt. Con đổ mồ hôi và nước thấm ngược vào cơ thể khiến con cảm lạnh; thậm chí viêm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi,…).

[inline_article id=203434]

3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

cách xử trí trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
Bé bị nóng đầu nhưng người mát, làm sao đây?

Khi thấy đầu trẻ sơ sinh bị nóng nhưng không sốt; thay vì lo lắng, mẹ nên thực hiện các biện pháp giúp giảm nhiệt độ tự nhiên cho con tại nhà như:

3.1 Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái. Việc này giúp tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể trẻ với môi trường xung quanh để bé nhanh hạ nhiệt.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt?

3.2 Lựa chọn nơi thoáng mát cho bé chơi và ngủ

Đây là một trong những cách làm thân nhiệt của trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt luôn ở mức ổn định; ít bị tác động bởi môi trường nắng nóng.

3.3 Dọn dẹp cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát

Nhằm tránh tạo môi trường cho virus, vi khuẩn phát triển; cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa hàng tuần với dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

3.4 Cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt bú thường xuyên

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh. Vậy nên, trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt cần được bú sữa mẹ thường xuyên trong 6 tháng đầu tiên. Con sẽ được bổ sung vi chất, tăng kháng thể và phát triển khỏe mạnh.

3.5 Cho trẻ lau người hoặc tắm nhanh với nước ấm

Nước ấm giúp giãn nở các lỗ chân lông, tăng lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp quá trình thoát nhiệt của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Ngược lại, mẹ không nên cho trẻ tắm hay lau người bằng nước lạnh; vì sẽ khiến lỗ chân lông và mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt của trẻ.

3.6 Mẹ nên ăn nhiều loại rau quả có tính mát

Rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long,… là các loại rau quả, trái cây lợi sữa không những chứa lượng vitamin và khoáng chất tốt mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé sơ sinh trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Do đó mẹ nên ăn nhiều chất dinh dưỡng để nguồn sữa cho con tốt hơn. Con cũng sẽ cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phần nào.

[/key-takeaways]

3.7 Hạn chế cho bé bị nóng đầu nhưng không sốt đi ngoài trời nắng

Việc chơi đùa ngoài trời nắng trong một thời gian dài có thể khiến bé bị nóng đầu nhưng người mát do mồ hôi; thậm chí trẻ còn có thể bị sốt, cảm, ho,….

Nhiều mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng; tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D cũng như giúp bé đỡ xanh xao, nhợt da. Tuy nhiên, giờ tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh chỉ kéo dài khoảng vài tiếng vào buổi sáng sớm (6h – 8h sáng); và chiều tà (5h – 6h chiều). Cho trẻ phơi nắng vào những thời điểm khác bé sẽ bị hứng nắng độc, gây hại cho cơ thể.

4. Khi nào thì con bị sốt? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt là gì?

Sốt ở trẻ sơ sinh xảy ra khi “bộ điều nhiệt” bên trong cơ thể tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Bộ điều chỉnh nhiệt này nằm trong một phần của não được gọi là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi được thiết lập để nhận biết nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C và phát tín hiệu cho cơ thể luôn duy trì ở mức này. 

Khác với trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt được xác định rõ nhất là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn mức 37 độ C và được xác định theo từng khu vực lấy nhiệt độ như sau:

  • Nhiệt độ đo ở trán > 38 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở nách > 37,2 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở miệng > 37,5 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở trực tràng (hậu môn) > 38 độ C.

Ngoài ra, nếu không có nhiệt kế, cha mẹ cũng có thể xác định một cách tương đối bé nhà mình bị sốt dựa vào những triệu chứng như:

  • Bé bú kém hoặc bỏ bú.
  • Bé khó chịu và hay quấy khóc.
  • Da bé hơi xanh tái, xuất hiện vết phát ban trên da.
  • Bé buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy.
  • Bé khi bị sốt sẽ có thêm biểu hiện lạnh run và tăng tiết mồ hôi.
  • Vùng bụng, nách và trán của con nóng hơn bình thường khi mẹ chạm tay vào.

5. Bé bị sốt, khi nào cần đưa bé đi cấp cứu?

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu chân tay bình thường khiến nhiều mẹ hoang mang

5.1 Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt, mẹ có thể theo dõi bé tại nhà. Nhưng một khi bé đã sốt, việc khi nào đưa bé đi bệnh viện tùy thuộc vào độ tuổi của bé, tình trạng bệnh và liệu có những biểu hiện nguy hiểm khác kèm theo hay không.

Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khi bé bị sốt là:

Trong trường hợp trẻ lớn sốt dưới 39 độ C nhưng cũng sẽ cần đến gặp bác sĩ nếu có kèm theo các biểu hiện:

  • Bị phát ban.
  • Bị đau khi đi tiểu.
  • Bé than đau họng hoặc đau tai.
  • Bị tiêu chảy hay nôn mửa nhiều.
  • Có bệnh mạn tính, như bệnh tim, ung thư, lupus,…
  • Bỏ ăn, bỏ uống. Hoặc quá lừ đừ không uống nước nổi.
  • Vẫn còn sốt sau 24 giờ (ở trẻ em dưới 2 tuổi) hoặc 72 giờ (ở trẻ từ 2 tuổi trở lên).
  • Có bất kỳ dấu hiệu mất nước nào (đi tiểu ít hơn bình thường; không có nước mắt khi khóc; không tỉnh táo và hoạt động kém hơn bình thường).

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt nhẹ nhiều ngày kéo dài, không phải bệnh xoàng đâu!

5.2 Khi nào cần đưa bé đi cấp cứu?

Trong trường hợp nghiêm trọng, cần đưa bé đi cấp cứu khi thấy bé sốt và có dấu hiệu:

  • Co giật.
  • Cổ cứng.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Khóc không ngừng.
  • Đau bụng vừa đến nặng.
  • Cực kỳ khó chịu và quấy.
  • Chậm chạp, khó thức dậy.
  • Phát ban với các vết bầm tím trên da.
  • Đi khập khiễng, hoặc không thể di chuyển.
  • Cúi người về phía trước và chảy nước dãi.
  • Thóp trẻ sơ sinh phình ra hoặc lõm vào trong.
  • Khó thở, không thuyên giảm kể cả sau khi thông mũi.

Trong tình huống xấu này, không còn đơn giản là trẻ sơ sinh bị nóng nhưng không sốt nữa, mà là trẻ bị sốt cao và kèm triệu chứng nguy hiểm. Ba mẹ hoặc người giám hộ phải báo ngay cho các nhân viên y tế, đưa bé đến bệnh viện cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp thời.

[inline_article id=267247]

Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt. Thông qua đó, MarryBaby hy vọng các bậc cha mẹ đã trang bị cho mình có thêm nhiều kiến thức bổ ích và làm phong phú thêm cuốn “cẩm nang nuôi dạy con yêu” phát triển toàn diện