Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu cạo gió được không? Chị em mang thai muốn áp dụng cách này đều nên biết

Có bầu cạo gió được không

Cạo gió là gì?

Cạo gió là phương pháp dân gian đã được lưu truyền từ lâu đời. Người dân thường sử dụng phương pháp cạo gió để điều trị chứng cảm mạo bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như trứng gà, gừng, rượu, ngải cứu, cúc tần (từ bi) kết hợp với các dụng cụ bằng kim loại (chủ yếu là bạc) để chà lên người. 

Cạo gió có tác dụng gì?

Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giãn cơ, giảm cảm giác nặng nề, đau đầu, mệt mỏi, giải cảm mạo và làm ấm cơ thể. 

Mặc dù chưa được khoa học nghiên cứu về tác dụng của cạo gió nhưng thực tế cho thấy phương pháp này đã giúp điều trị hiệu quả chứng cảm mạo từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai muốn sử dụng phương pháp này thì nên tìm hiểu kỹ việc bà bầu có được cạo gió không để đảm bảo an toàn cho thai kỳ nhé. 

Các cách cạo gió giác hơi tại nhà phổ biến

1. Cách cạo gió bằng dầu gió

Dầu gió có tác dụng làm ấm cơ thể, kỵ gió, vì vậy thường được dân gian dùng để thoa khi bị đau đầu, nhức mỏi cơ và chữa cảm mạo bằng cách cạo gió. 

♦ Chuẩn bị 

  • 1 chiếc thìa
  • 1 lọ dầu gió

♦ Thực hiện 

  • Thoa dầu gió khắp trán, tai, cổ, vai, lưng
  • Dùng thìa cạo theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoàiCó bầu cạo gió được không

2. Cách cạo gió bằng bạc

Kim loại bạc đã được khoa học chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Còn trong dân gian, bạc được cho là có tác dụng khử độc tố, kỵ gió, vì vậy thường được dùng để trị cảm mạo bằng cách cạo gió. 

♦ Chuẩn bị 

  • Một vật dụng bằng bạc như thìa bạc, đồng xu hoặc dây chuyền bạc
  • Vài lòng trắng trứng gà luộc
  • 1 chiếc khăn mỏng

♦ Thực hiện 

  • Bọc lòng trắng trứng gà luộc còn nóng và dụng cụ bạc vào một chiếc khăn
  • Túm khăn lại rồi bắt đầu cạo lên vùng cổ, vai, lưng theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài liên tục cho đến khi trứng gà nguội thì thay bằng lòng trắng trứng khác rồi tiếp tục cạo. Tổng cộng thời gian cạo chỉ nên từ 10-15 phút.

Đây cũng là cách cạo gió bằng trứng gà bạn có thể áp dụng để giúp giảm đau nhức mình mẩy do chứng cảm mạo. Có bầu cao gió được không

3. Cách cạo gió bằng gừng và rượu trắng

Gừng và rượu đều có tính nóng, sát khuẩn, giúp lưu thông khí huyết rất tốt, vì thế thường được dân gian dùng làm bài thuốc cạo gió trị cảm mạo. 

♦ Chuẩn bị 

  • 1 củ gừng tươi rửa sạch
  • 1 chén rượu trắng
  • 1 chiếc khăn mỏng

♦ Thực hiện 

  • Giã nát gừng tươi, bọc vào chiếc khăn rồi nhúng vào rượu trắng.
  • Chà khăn bọc gừng lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài liên tục khoảng 10 phút.

4. Cách cạo gió bằng lá trầu không 

trầu không tính ấm và sát khuẩn tự nhiên, có tác dụng tốt trong việc cạo gió điều trị cảm mạo. 

♦ Chuẩn bị 

  • 1 nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
  • 1 chén rượu trắng
  • 1 chiếc khăn mỏng

♦ Thực hiện 

  • Giã nát lá trầu không rồi bọc vào chiếc khăn
  • Khi cạo gió thì nhúng vào rượu rồi chà lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.Có bầu cạo gió được không

5. Cách cạo gió bằng lá ngải cứu 

Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, có tính ấm nên rất tốt trong việc giải cảm, chống đau nhức cơ, xương và mang đến cảm giác dễ chịu.

♦ Chuẩn bị 

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 nắm muối
  • 1 chiếc khăn dày vừa phải hoặc tất

♦ Thực hiện 

  • Rang lá ngải cứu và muối trên chảo cho nóng.
  • Sau đó cho nguyên liệu vào chiếc khăn hoặc tất, túm lại rồi chà lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Khi nào khăn hết nóng thì đổ nguyên liệu ra chảo rang lại cho nóng rồi lại thực hiện lại từ đầu.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện cách này với lá cúc tần (từ bi) để trị cảm mạo. Có bầu cạo gió được không

Có bầu cạo gió được không? 

Mặc dù cạo gió là phương pháp chữa cảm mạo, đau nhức cơ an toàn của dân gian nhưng không nên áp dụng cho bà bầu. Bởi vì phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, việc cạo gió có thể khiến giãn mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Do đó, nếu bạn thắc mắc có bầu cạo gió được không thì không nên bạn nhé.

Ngoài ra, phương pháp này cũng không nên áp dụng cho các trường hợp như: 

  • Bệnh tim mạch, cao huyết áp
  • Trẻ nhỏ
  • Bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Suy thận, tim, phù nề, xơ gan
  • Bệnh ngoài da
  • Cơ thể có nhiều vết thương chưa lành

Hướng dẫn cạo gió đúng cách 

1. Khi nào mới nên cạo gió?

Bạn chỉ nên cạo gió khi bị cảm nắng, cảm lạnh với các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ bắp (không phải do tập thể dục hoặc do lâu ngày mới vận động)
  • Đau lưng
  • Đau vai gáy
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Ra mồ hôi lạnh

2. Nguyên tắc cạo gió 

  • Luôn cạo gió theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không cạo gió theo chiều ngược lại.
  • Chỉ cạo dọc hai bên sống lưng chứ không được cạo vào cột sống lưng.
  • Những vùng da, cơ, xương đang bị thương thì không được cạo gió.
  • Không được dùng các nguyên liệu mát, lạnh để cạo gió.
  • Luôn cạo gió trong phòng kín, ấm áp.
  • Sau khi cạo gió, người bệnh phải mặc đồ ấm hoặc đắp chăn để giữ ấm và giúp cơ thể toát mồ hôi.
  • Người bệnh nên uống 1 ly nước ấm và nghỉ ngơi sau khi cạo gió. Tuyệt đối không được đi ra bên ngoài, nhất là khi trời mưa, lạnh.

    Có bầu cạo gió được không
    Các vị trí có thể cạo gió

Khi bị cảm nắng, cảm lạnh, đau nhức, nặng người, nặng đầu thì cạo gió có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có bầu thì không được áp dụng phương pháp này nhé. Hy vọng bài viết này có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp cạo gió và giải đáp được thắc mắc có bầu cạo gió được không.

Hanako