Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

Tuy nhiên, làn da trong giai đoạn mang thai sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều. Hơn nữa, do ảnh hưởng của việc ốm nghén cũng như sự thay đổi của cơ thể trong lúc mang thai mà mẹ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi. Vì thế, thay vì thực hiện một quy trình dưỡng da phức tạp, hãy đơn giản hóa mọi thứ với một quy trình và các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu phù hợp mẹ nhé!

Có nên dưỡng da cho bà bầu không?

Dưỡng da là một cách làm đẹp được rất nhiều chị em quan tâm, thậm chí ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên, các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy câu trả lời cho câu hỏi này là “có”, mẹ bầu rất nên dưỡng da để làm đẹp cho bản thân.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=PPAgKE18i44′ ][/video-embeb]

Quy trình dưỡng da cho bà bầu hàng ngày

Dĩ nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện một quy trình chăm sóc da phức tạp hơn, đầy đủ 1001 bước. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi và cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, mẹ có thể áp dụng quy trình sau đây để dưỡng da cho bà bầu đơn giản nhưng vẫn có da mặt đẹp hơn khi mang thai:

1. Rửa mặt

Đây là cách đơn giản trong số các cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà.  Rửa mặt giúp làm sạch da mặt, loại bỏ lớp bụi bẩn ẩn sâu bên trong, giúp mẹ có thể có làn da sáng khỏe, sạch mụn. Mẹ nhớ còn sữa rửa mặt cho bà bầu để đảm bảo an toàn nhé. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy rửa mặt để có thể làm sạch sâu hơn. 

2. Dưỡng ẩm da mặt

Sau khi làm sạch da mặt, hãy bắt đầu với việc dưỡng ẩm mẹ nhé! Dưỡng ẩm hàng ngày từ một đến hai lần hoặc hai lần mỗi ngày trên toàn bộ gương mặt và đặc biệt tập trung vào những vùng da có xu hướng trở nên khô, ráp và ngứa hơn sẽ giúp da mặt đẹp hơn khi mang thai, đồng thời giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn, giảm thiểu tình trạng da sần sùi, ngứa ngáy. Mẹ có thể thực hiện quy trình dưỡng ẩm với các bước: sử dụng toner – serum – tinh chất dưỡng ẩm – kem dưỡng ẩm.

3. Thoa kem chống nắng

Nên thoa kem chống nắng mỗi ngày để hạn chế tình trạng sạm nám trở nên nghiêm trọng hơn

kem chống nắng cho bà bầu

4. Đắp mặt nạ cho bà bầu

Đâu là cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà? Đắp mặt nạ nhé mẹ! Đây cũng là giải đáp cho băn khoăn bà bầu đắp mặt nạ được không của mẹ. Đắp mặt nạ cho bà bầu 2-3 lần/tuần không chỉ giúp dưỡng ẩm cho da mà còn là một cách để mẹ bầu có thể thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn trong khi mang thai.

5. Dưỡng ẩm môi và mắt

Trong quá trình dưỡng da cho bà bầu, nhiều người tập trung vào các vị trí khác trên gương mặt mà bỏ quên vùng môi và mắt. Đây là hai khu vực có phần da rất nhạy cảm và cần được chăm sóc bằng các sản phẩm chuyên biệt. Mẹ có thể dùng son dưỡng cho môi cũng như các loại serum cho bà bầu, kem dưỡng dành riêng cho vùng mắt.

6. Chăm sóc da cơ thể

Không chỉ da mặt mà da cơ thể cũng sẽ thay đổi trong giai đoạn 9 tháng thai kỳ đấy. Sự thay đổi của nội tiết tố khiến da sần sùi, khô ráp. Bụng mẹ dần to ra cũng nội tiết tố và cơ địa có thể khiến mẹ bị rạn da. Do đó, mẹ có thể kết hợp giữa việc tẩy tế bào chết nhẹ nhàng từ 1-2 lần/tuần và sử dụng sữa dưỡng thể, dầu massage, để dưỡng ẩm mỗi ngày, giúp duy trì làn da mịn màng hơn. Đặc biệt, nên chú ý thoa kem dưỡng ẩm cho bà bầu ở vùng bụng, hông, đùi để tránh bị rạn da.

>>Mẹ bầu có thể xem thêm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Cách chọn các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu

Nhiều người quan niệm sản phẩm dưỡng da chỉ bôi bên ngoài nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da có thể thấm vào bên trong cơ thể và tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé khi con đang ở trong bụng mẹ. Do vậy, việc tìm đúng sản phẩm dưỡng da cho bà bầu vô cùng quan trọng.

1. Kem dưỡng da

Kem dưỡng da là một trong những loại mỹ phẩm không thể bỏ qua trong quá trình dưỡng da cho bà bầu. Khi chọn kem dưỡng da, cần tránh các loại kem dưỡng KHÔNG chứa một số thành phần mỹ phẩm an toàn cho bà bầu:

  • Retinoids
  • Hydroquinone
  • Formaldehyde 
  • Toluene
  • Ammonia
  • Dihydroxyacetone 
  • Thioglycolic Acid
  • Botulinum Toxin
  • Kim loại nặng (Thuỷ ngân và Chì)
  • Hóa chất gây rối loạn nội tiết (Parabens, Phthalates và Triclosans)

Những chất này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai,…. Đặc biệt là khi không kiểm soát được nồng độ của các chất đó trong mỹ phẩm. 

Ngoài ra, khi chọn kem dưỡng da cho bà bầu, mẹ có thể ưu tiên các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bà bầu với dầu dừa, bơ ca cao, peptide và axit hyaluronic (HA) để đảm bảo luôn cung cấp đủ nước cho làn da, giúp da căng mượt, hạn chế tình trạng da khô ráp cũng như ngăn ngừa được việc rạn da trong và sau thai kỳ.

dưỡng da cho bà bầu

2. Kem chống nắng

Quy trình dưỡng da cho bà bầu cũng rất cần đến các sản phẩm kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của các loại tia UV gây hại cho da: UV-A và UV-B. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các dòng kem chống nắng có thành phần từ các loại khoáng chất như titanium dioxide và oxit kẽm. Các chất này không được hấp thụ qua da nên sẽ là một lựa chọn tốt để chăm sóc da khi mang thai.

Ngoài ra, nên ưu tiên kem chống nắng dạng thoa hơn các sản phẩm dạng xịt vì kem chống nắng có thể gây nguy hiểm nếu thường xuyên hít phải.

3. Sản phẩm trị mụn

Mụn trứng cá trong thai kỳ thật đáng ghét! Thế nhưng các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu không nên chứa retinoids. Vậy phải làm sao để đẩy lùi mụn đang chi chít trên mặt?

Ngoài benzoyl peroxide và axit salicylic, mẹ có thể chọn các sản phẩm có chứa axit glycolic và azelaic để điều trị mụn trứng cá khi mang thai. Axit glycolic và các axit liên quan, chẳng hạn như axit azelaic không chỉ giúp trị mụn mà còn khả năng giảm nếp nhăn, làm sáng da và giảm sắc tố da nữa đấy nhé!

>>Mẹ có thể xem thêm: Serum trị mụn cho bà bầu: Cách sử dụng và những điều cần lưu ý!

Một số mẹo khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu

kem dưỡng da cho bà bầu

Với phụ nữ mang thai và những người có làn da nhạy cảm, có thể áp dụng một số bí quyết sau:

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Sức khỏe tốt là chìa khóa cho làn da khỏe mạnh. Vì vậy, hãy cố gắng để xây dựng  một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước. Đừng chỉ dựa vào các sản phẩm dưỡng da.

2. Kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi dùng

Luôn kiểm tra thông tin các sản phẩm đang có ý định sử dụng để đảm bảo sản phẩm dưỡng da cho bà bầu này có bảng thành phần mỹ phẩm an toàn cho bà bầuphù hợp hay không.

3. Sử dụng sản phẩm từ tự nhiên

Mẹ bầu cũng có có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm tự nhiên hoặc hữu cơ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuy các sản phẩm tự nhiên hoặc hữu cơ có thể không chứa các hóa chất gây hại nhưng không phải sản phẩm nào cũng sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Nên ưu tiên các sản phẩm đã được kiểm nghiệm và chứng nhận có thể sử dụng đối với phụ nữ trong thai kỳ.

4. Giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái

Da có thể trở nên rất nhạy cảm với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân trong thời kỳ mang thai. Vì thế, việc phát ban, viêm da, dị ứng khi mang thai được xem như một việc vô cùng bình thường. Da sẽ tự có thể ổn định lại sau khi sinh con. Do đó, đừng quá lo lắng!

5. Chủ động hỏi ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu và bác sĩ sản phụ khoa đối với các loại mỹ phẩm không kê đơn trước khi sử dụng.

Với những thông tin mà MarryBaby cung cấp, hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn sản phẩm dưỡng da cho bà bầu. Hãy cẩn thận trong việc tìm kiếm sản phẩm để có thể sở hữu những người bạn đồng hành tốt nhất cho làn da trong suốt thai kỳ mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách làm đẹp cho bà bầu từ A-Z đơn giản tại nhà

Tuy nhiên, mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về da khi thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Cùng MarryBaby khám phá những cách làm đẹp cho bà bầu cũng như những thứ các mẹ nên tránh trong thai kỳ của mình.

Cách làm đẹp da mặt cho mẹ bầu

Những thay đổi về nội tiết tố làm ảnh hưởng đến làn da của người phụ nữ khi mang thai. Những vấn đề phổ biến về da của các mẹ là:

Một số cách làm đẹp da mặt cho bà bầu:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng để ngăn chặn các sắc tố da trở nên sẫm màu hơn; tránh nắng nóng để duy trì làn da trắng sáng.
  • Xà phòng dưỡng ẩm cũng là một cách làm đẹp cho bà bầu tốt. Các mẹ lưu ý không sử dụng bồn tắm sủi bọt hoặc kỳ cọ da hàng ngày.
  • Kem dưỡng ẩm có tác dụng chống nắng rất hữu ích. Chỉ số SPF ít nhất phải từ 15 đến 20.
  • Vùng bụng cần một loại kem dưỡng ẩm tăng cường sinh lý và được hỗ trợ bằng quần lót dành riêng cho bà bầu. Các mẹ sử dụng những chiếc quần lót dành riêng cho bà bầu sẽ ít bị rạn da hơn.
  • Cách làm đẹp da mặt cho bà bầu sử dụng mặt nạ bằng nghệ, mặt nạ sữa chua.
  • Duy trì cơ thể sạch sẽ nhưng chỉ nên tắm một lần mỗi ngày.
  • Đảm bảo bạn bổ sung vitamin và canxi.
  • Mụn trứng cá có thể được điều trị bằng kem dưỡng da kháng sinh, ví dụ, kem bôi erythromycin hoặc clindamycin. Không sử dụng kem tretinoin (Retin-A) trong khi mang thai.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không nên ăn quá nhiều như thể bạn đang ăn cho cả hai người. Phần mỡ thừa tích tụ rất khó để loại bỏ sau này.

Ngoài ra, một phần quan trọng cần lưu ý khi tìm hiểu cách làm đẹp da mặt cho bà bầu là lưu tâm đến những sản phẩm an toàn cho làn da của mẹ bầu; đặc biệt là nên ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên cho mẹ bầu.

>>>> Xem thêm: Chăm sóc da khi mang thai và những sai lầm thường gặp

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=PPAgKE18i44′ ][/video-embeb]

Cách chăm sóc tóc cho bà bầu

Khi bạn mang thai, các hormone bổ sung di chuyển trong cơ thể sẽ làm thay đổi chu kỳ tóc của bạn. Tóc các mẹ bầu sẽ mọc lên hoặc giữ nguyên trên đầu và không rụng. Đây là lý do vì sao tóc khi mang thai có vẻ dài và dày hơn bình thường.

1. Một số bí quyết chăm sóc tóc

Tuy nhiên các vấn đề của tóc sẽ xuất hiện sau khi sinh con. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến nghị các mẹ bầu chăm sóc trong thời gian mang thai. Bà bầu có thể làm theo bốn mẹo đơn giản sau để duy trì mái tóc khỏe mạnh khi mang thai.

  • Xoa bóp tóc bằng dầu: Mát-xa tốt với các loại dầu tự nhiên như dừa, mè, hạnh nhân, thầu dầu, v.v., đều đặn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở da đầu. Để có kết quả tốt hơn, hãy làm ấm dầu và nhẹ nhàng xoa bóp lên da đầu bằng các đầu ngón tay; quấn đầu bằng khăn ấm sau khi mát-xa; giữ nguyên một lúc và gội sạch bằng dầu gội tự nhiên, không chứa hóa chất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho tóc bằng cách ăn uống đúng: Một chế độ ăn uống bao gồm các loại hạt, hạt lanh, cá, trứng, v.v., nuôi dưỡng các nang tóc và làm cho chúng chắc khỏe. Bạn cũng có thể bổ sung sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.
  • Cắt tỉa tóc: Việc cắt tỉa tóc thường xuyên giúp ngăn ngừa tóc chẻ ngọn và tóc bị hư tổn. Cắt tỉa tóc theo những khoảng thời gian cố định giúp kiểm soát tình trạng gãy rụng; ngăn ngừa tóc mỏng và giúp tóc trông khỏe mạnh và bóng mượt.
  • Mặt nạ tóc tự nhiên: Đắp mặt nạ tóc tự nhiên có chứa lòng trắng trứng, bột methi, bột amla / nước ép lá cà ri, nước ép hành tây, hoa dâm bụt, v.v., đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp tóc chắc khỏe và thêm bóng mượt.

Cách làm đẹp mái tóc cho bà bầu

2. Bà bầu có nhuộm tóc được không?

Nhiều mẹ lo lắng rằng những hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, có rất ít bằng chứng khẳng định việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn hay không; và cũng không có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác những tác hại của thuốc nhuộm đến sự phát triển của bào thai. Do đó, vẫn có nhiều người nhuộm tóc khi đang mang thai.

Nếu như vẫn còn lo ngại, bạn nên chờ đến tam cá nguyệt thứ hai, giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ vì giai đoạn này thai nhi sẽ ít bị tổn thương hơn.

Bạn cũng nên tránh cho các hóa chất tiếp xúc với da đầu, vì những hóa chất trong thuốc nhuộm nếu được hấp thu vào cơ thể thường thông qua da chứ không phải các sợi tóc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

>>> Xem thêm: Làm Đẹp Khi Mang Thai: 10 Kiểu Tóc Thịnh Hành Năm 2020 Cho Bà Bầu

[inline_article id=60551]

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Chăm sóc răng và nướu rất quan trọng đối với mẹ bầu. Mang thai gây ra những thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng, do đó, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

1. Bí quyết vệ sinh răng miệng

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng tốt trong khi mang thai:

  • Chải kỹ bằng kem đánh răng có fluor hai lần một ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng hàng ngày.
  • Mua các sản phẩm an toàn, có kiểm chứng chất lượng.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu bạn ăn nhẹ, hãy ăn điều độ.
  • Hãy đến nha sĩ của bạn thường xuyên để được làm sạch và kiểm tra.
  • Nếu bạn cần giúp kiểm soát mảng bám, nha sĩ có thể khuyên bạn súc miệng vào ban.
  • Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên bị nôn, hãy súc miệng bằng một thìa cà phê muối nở pha với nước để ngăn axit dạ dày tấn công răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

2. Bà bầu có tẩy trắng răng được không?

Răng trắng giúp bạn có một nụ cười tươi tắn hơn nhưng bạn nên suy nghĩ cẩn thận về việc này. Hiện nay, làm trắng răng vẫn chưa được thử nghiệm độ an toàn đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai; và các bác sĩ cũng không biết chính xác liệu chúng có gây ra nguy hiểm gì không.

Do đó, mẹ bầu cần lưu ý, cân nhắc kỹ trước khi quyết định tẩy trắng răng. Ngoài ra, nướu của các mẹ thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong quá trình mang thai. Vì vậy, nếu đây là việc làm không khẩn cấp lắm, bạn nên dành nó lại và làm sau khi sinh.

>>> Xem thêm: 9 cách làm trắng răng tự nhiên, siêu rẻ cho mẹ sau sinh

Thời trang cũng là một cách làm đẹp cho bà bầu

Trong các dịp đặc biệt hoặc khi tham gia sự kiện trang trọng, ăn mặc thời trang là cách làm đẹp cho bà bầu vô cùng nhanh chóng, hiệu quả. Nhưng mẹ bầu lưu ý nhé, ăn mặc đẹp nhưng phải đồng nghĩa với việc cảm thấy thoải mái để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hiện có rất nhiều loại trang phục dành riêng cho bà bầu mà các mẹ có thể chọn. Lưu ý là không nên chọn những bộ đồ quá rộng sẽ khiến mẹ bầu thùng thình; hay chọn những bộ đồ có chi tiết rườm rà, quá màu mè.

Thay vào đó, những bộ đồ với màu sắc trẻ trung, thiết kế đơn giản, vừa vặn, thoải mái sẽ giúp bạn gọn gàng, lôi cuốn hơn.

[inline_article id=148472]

Chăm sóc móng tay cho bà bầu khi mang thai

Việc làm móng chân sẽ không gây hại gì cho thai kỳ của bạn đâu. Ngược lại, mẹ bầu còn nên làm móng thường xuyên trong quá trình mang thai nữa; vì móng của mẹ trong thời gian này thường mọc nhanh hơn và cứng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bà bầu có được làm móng không? Mặc dù sơn móng tay chứa khá nhiều thành phần hóa học; nhưng nó không thể thông qua móng tay rồi truyền vào máu mà ảnh hưởng đến thai nhi được.

Tuy nhiên, mùi hóa chất trong các tiệm làm móng thường rất nồng; vì vậy mẹ nên ngồi cạnh cửa ra vào hoặc những nơi thoáng khí khi đi làm móng nhé!

Cách làm đẹp cho bà bầu luôn tự tin, thoải mái tinh thần

  • Massage: Massage rất tốt cho mẹ bầu vì nó giúp giảm stress, tăng cường tuần hoàn máu; và giảm bớt những khó chịu trong thai kỳ. Bạn có thể tìm đến những spa uy tín, nơi người ta dành hẳn cả một gói massage dành riêng cho các mẹ bầu.
  • Ngâm nước nóng và xông hơi: Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra những dị tật thai nhi; đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên tránh tắm hơi; vì nhiệt độ và nước có thể khiến các mẹ bị chóng mặt, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tắm nắng: Đây là một thói quen cần đưa vào “danh sách đen” trong suốt thai kỳ của bạn. Tắm nắng làm tăng nguy cơ ung thư da; và việc tiếp xúc với tia Uv trong giai đoạn này sẽ làm da bạn xuất hiện những sắc tố đen, tàn nhang trong thai kỳ. Thậm chí nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; da bạn sẽ có xu hướng phồng rộp lên đấy!