Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhưng nhiều nhất vẫn là tam cá nguyệt thứ ba. Phù chân gây khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt của mẹ bầu. Vậy nguyên nhân vì sao bà bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8?

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân khi mang thai

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai thường bị phù chân vào những tháng cuối thai kỳ là do những thay đổi về nội tiết tố, nhịp tim, lưu thông máu bên trong cơ thể. Vào tháng thứ 7, thứ 8 và tháng thứ 9, thai nhi phát triển nhanh chóng vô tình tạo áp lực lên cơ thể người mẹ nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bé nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8 còn do các yếu tố sau:

  • Thay đổi trong máu: Vào tháng thứ 8 nói riêng và trong thời kỳ mang thai nói chung, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu. Lượng máu tạo ra nhiều hơn bình thường đến 50%, bao gồm máu nuôi cơ thể và cung cấp dưỡng chất thai nhi. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi dẫn đến thay đổi tính chất thành mạch nên không hoạt động như ở người không mang thai. Lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali lại giảm khiến cho tay chân trở nên nặng nề. Ngoài ra, nội tiết tố thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu dồn về đôi nhân nhiều hơn. Lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali lại giảm khiến cho tay chân trở nên nặng nề.
  • Máu trở về tim bị cản trở: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 cũng có thể là do em bé lớn nhanh, áp lực ổ bụng tăng tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu. Tình trạng này dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim bị suy giảm dẫn đến tình trạng xuống máu chân khi mang thai. Ngoài ra, sự tăng vọt cân nặng này đã tạo sức ép lên đôi chân khiến bàn chân bị phù nền.
phù chân khi mang thai tháng thứ 8
Thai nhi lớn nhanh tháng thứ 8 là nguyên nhân khiến mẹ phù chân

Mặc khác, các yếu tố như chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thời tiết nóng, uống nước không đủ, đứng quá nhiều, sử dụng caffeine,…cũng gây phù ở bà bầu. Tình trạng sưng phù có thể xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân của mẹ bầu gây khó chịu và khó khăn trong quá trình đi đứng, di chuyển.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị tê tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?

Theo các chuyên gia khoa sản, phù chân khi mang thai tháng thứ 8 thường không gây hại đến sức khỏe mẹ và bé nếu không kèm các rối loạn nội mô toàn thân khác. Tình trạng bị phù chân khi mang thai ở bà bầu không quá đau đớn nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Sinh lý trong thai kỳ sẽ tăng khả năng lọc của thận, thận lọc kém có thể là nguyên nhân gây phù. Ngược lại, phù với giữ nước muối  gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Chức năng của thận là lọc và thải chất lỏng bên trong cơ thể. Khi lượng chất lỏng tăng lên thì thận bắt buộc phải làm việc nhiều hơn để xử lý và cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Ngoài ra, khi chất lỏng tập trung làm phù chân cũng ảnh hưởng đến việc lưu thông và tuần hoàn máu từ phần chân về tim giảm đi. Và trong một vài trường hợp, phù chân khi mang thai tháng thứ 8 là dấu hiệu sớm của tiền sản giật. Nếu phù chân do tiền sản giật sẽ cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời.

Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 thường lành tính

Bà bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8 khi nào gặp bác sĩ?

Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và những tháng cuối thai kỳ là hiện tượng bình thường. Ngoài ra còn có thể là biểu hiện bất thường trong thai kỳ, mẹ tuyệt đối không được xem thường. Nếu bị phù chân kèm các triệu chứng dưới đây, bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Phù chân kèm theo sưng mặt, sưng bọng mắt 
  • Sưng quá mức hoặc sưng đột ngột ở bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Một bên chân sưng ít, một bên chân sưng nhiều kèm theo đau hoặc căng chân (có thể là dấu hiệu của các cục máu đông)
  • Sưng phù chân kèm theo đau tức ngực hoặc khó thở (báo hiệu các vấn đề tim mạch)
  • Sưng kèm theo đau đầu liên tục, thay đổi thị lực, buồn nôn, đau bụng, đau vai hoặc đau thắt lưng, tăng cân đột ngột hoặc khó thở (đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật)

Đây là những biểu hiện nghiêm trọng kèm theo hiện tượng phù chân. Bạn không nên điều trị tại nhà mà hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để thăm khám và điều trị kịp thời.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có nguy hiểm không?

pPhù chân ở bà bầu kèm theo đau đầu, khó thở là biểu hiện của tiền sản giật

Cách khắc phục phù chân khi mang thai tháng thứ 8 tại nhà hiệu quả

Cách khắc phục hiện tượng phù chân khi mang thai tháng thứ 8 sau đây chỉ nên thực hiện khi mẹ bầu không xuất hiện những triệu chứng sưng phù bất thường:

  • Mang giày dép thoải mái, tránh mang những đôi giày cao gót hoặc có quai chật.
  • Nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch chủ dưới.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế ăn mặn và giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.
  • Không mặc quần bó sát, hạn chế đeo tất, đặc biệt là những loại buộc chặt mắt cá chân hoặc bắp chân.
  • Uống nhiều nước,thường ít nhất khoảng 2 lít mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước và khiến chân phù to hơn.
  • Thường xuyên massage và tập các bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm phù nề và ngăn ngừa chuột rút.
  • Không nên đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông. Khi ngồi nên ngồi duỗi thẳng chân và khi nằm nên kê chân cao bằng gối.
  • Ngâm chân với nước ấm và chanh, sả, gừng từ 10 đến 15 phút sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, tuần hoàn máu tốt hơn và cải thiện được tình trạng phù chân.

[inline_article id=329927]

Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu có gì bất thường, bạn nên đi khám ngay để xử lý kịp thời. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa mẹ chào đón bé con ra đời rồi, cẩn thận với sức khỏe mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

12 cách làm giảm sưng chân cực đơn giản cho một thai kỳ khỏe mạnh

Hiểu được những khó khăn của bà bầu, MarryBaby xin mách cho bầu những cách làm giảm sưng chân cực đơn giản và an toàn trong thai kỳ. Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bầu bị sưng chân khi mang thai là gì nhé.

Nguyên nhân phụ nữ bị phù chân khi mang thai

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh thêm 50% lượng máu bằng cách bổ sung sắt cho bà bầu và các loại chất lỏng. Chính vì vậy mà khi mang thai, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ hơi bị sưng nhẹ.

Tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng bà mẹ mà triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng chủ yếu là vào tháng thứ 5 hoặc vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Khi bạn đứng liên tục trong một thời gian dài, lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường cũng là nguyên nhân khiến đôi chân bạn bị sưng lên đấy. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng phù nề ở các mẹ bầu.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không hay cần nghỉ ngơi nhiều hơn?

Mách mẹ bầu những cách làm giảm sưng chân hiệu quả

Nếu như tình trạng sưng phù chân hoặc mắt cá chân không liên quan đến bệnh lý, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng những cách giảm sưng chân được gợi ý sau đây:

1. Giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày

Một trong những cách làm giảm sưng chân là hạn chế sử dụng muối trong bữa ăn. Điều này là do muối làm cho cơ thể bạn giữ nước dẫn đến tình trạng phù. Vì thế, lời khuyên là bạn nên giảm tối đa lượng muối trong chế độ ăn của mình, đồng thời không sử dụng thực phẩm đóng hộp vì chúng có chứa rất nhiều natri.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn mặn có sao không? Lời cảnh tỉnh cho mẹ thích ăn mặn

2. Bổ sung thêm các thực phẩm chứa kali

cách làm giảm sưng chân cho bà bầu ăn thực phẩm giàu kali 543888931

Việc thiếu kali sẽ làm cho tình trạng sưng phù chân thêm nghiêm trọng hơn do kali có vai trò giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bạn. Thế nên, tốt nhất là mẹ bầu cần bổ sung thêm kali cho mình bằng một số loại thực phẩm gợi ý như: khoai tây, chuối, rau bó xôi, đậu lăng, sữa chuacá hồi

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải sử dụng tất cả mà nên tránh những loại bạn bị dị ứng. Đây là cách làm giảm sưng chân rất hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

3. Hạn chế nạp thêm caffeine

 Mẹ bầu tiêu thụ caffeine được biết là không tốt cho sức khỏe của thai kỳ, đặc biệt là nó cản trở sự hấp thụ axit folic, một loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà nếu thiếu hụt sẽ gây dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, caffeine còn có tác dụng như một chất lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải giữ nước lại và điều này không tốt cho tình trạng sưng phù hiện tại.

Nếu đã có thói quen sử dụng trà và cà phê hằng ngày thì có lẽ bạn nên cân nhắc một lựa chọn khác. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như bạc hà để thay thế chẳng hạn.

>> Xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

4. Uống nước nhiều hơn

Cách làm giảm sưng chân là uống nhiều nước. Mặc dù nghe có vẻ bất hợp lý, tuy nhiên đây lại là cách làm giảm sưng phù chân rất tốt. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bà bầu nên uống 8–10 ly nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ của mình. Lý do là nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời khi bổ sung đủ nước thì các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, ngoài ra còn tránh được tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù.

5. Đặt gác chân lên cao

Bất cứ khi nào bạn có thời gian nghỉ ngơi, hãy gác chân trên một chiếc ghế cao hoặc một chiếc gối mềm để đôi chân được nghỉ ngơi. Đây là cách làm giảm sưng chân cho bà bầu đơn giản nhất bạn có thể áp dụng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng lâu trong một thời gian dài mà nên thay đổi tư thế của mình để giúp máu lưu thông tốt hơn.

6. Hãy massage đôi chân của bạn

massage là cách làm giảm sưng chân cho bà bầu 1017169276

Cách làm giảm sưng cực kỳ tốt là massage cho bầu để giúp lưu thông máu và chất dịch trong cơ thể, từ đó sẽ giúp tình trạng sưng phù trở nên dễ chịu hơn. Trong khi thực hiện , bạn có thể thêm một ít tinh dầu oải hương hoặc bạc hà để có trải nghiệm thư giãn hơn.

Bên cạch đó, bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để có thảo luận nhiều hơn về vấn đề lợi ích của việc massage cho bà bầu nhé.

7. Ngủ nghiêng về phía bên trái

Việc nằm ngủ ở tư thế này sẽ tạo ra ít áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến tim từ các bộ phận của cơ thể, hay nói đơn giản hơn là tư thế ngủ này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Kết quả cuối cùng là tình trạng sưng phù sẽ giảm. Bạn có thể thử cách giảm phù chân đơn giản là kết hợp cùng với việc kê cao chân khi ngủ để làm tăng hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

8. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một phương pháp giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn và cũng là cách giảm phù chân khi mang thai. Vì thế, bạn nên duy trì việc tập luyện hằng ngày bằng cách thực hiện các bài tập vừa phải hay chỉ đơn giản là đi bộ. Việc luyện tập, dù là với bất kỳ hình thức nào thì bạn nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé! Bạn có thể tham khảo bài tập giúp giảm phù chân sau đây:

Mẹ có thể tập những động tác đơn giản này ngay khi đứng hoặc ngồi. Các cử động nhẹ nhàng sẽ giúp gia tăng tuần hoàn, giảm sưng tấy và giúp phòng ngừa chuột rút.

  • Bước 1: Co và duỗi bàn chân lên xuống khoảng 30 lần.
  • Bước 2: Xoay tròn bàn chân theo chiều kim đồng hồ khoảng 8 lần và xoay theo chiều ngược lại 8 lần.
  • Sau đó, lặp lại bước 1 và 2 với chân còn lại.

9. Chọn giày phù hợp

Cách làm giảm sưng chân là tránh mang giày cao gót, giày quá chật. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.

10. Chườm đá giảm phù nề

Để giảm bớt khó chịu cho chứng phù nề gây ra và cách làm giảm sưng chân cho mẹ bầu là dùng một miếng gạc lạnh đặt trên phần cơ thể bị phù khoảng 10-15 phút.

>> Xem thêm: 19 cách giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu

11. Đừng để cơ thể bị nóng

Cách làm giảm phù chân khi mang thai là tránh ở ngoài nắng quá lâu khiến thân nhiệt tănglàm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, chịu khó ăn uống hợp lý giúp giải nóng trong người để cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ.

12. Dinh dưỡng lành mạnh

Mẹ bầu nên chịu khó nạp nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm giàu potassium (kali) là cách làm giảm sưng chân hiệu quả.

Chân bị phù khi mang thai, khi nào bạn cần có sự can thiệp y tế?

bà bầu khám bác sĩ 416369659

Thông thường, mẹ bầu bị sưng phù chân hoặc mắt cá chân trong thai kỳ là những tình trạng không mấy lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay khi có những biểu hiện được liệt kê sau đây:

  • Sưng đỏ và lan rộng
  • Xuất hiện những vệt đỏ ở chân
  • Đau nhức dữ dội ở vùng bị sưng
  • Chân không chịu đựng được sức nặng của cơ thể
  • Biểu hiện sưng tấy không thuyên giảm trong vòng 24 giờ
  • Bạn đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục nhưng lại không thấy hiệu quả
  • Dùng các loại thuốc giảm viêm nhưng không phát huy tác dụng

Sưng, phù chân là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy khó chịu, nhưng nó lại có tác dụng hỗ trợ rất tốt nếu như bạn lựa chọn sinh theo đường âm đạo, giúp cho xương chậu mở rộng và giảm đau cho cơ thể. Nếu cảm thấy tình trạng này làm phiền bạn, hãy thử những cách làm giảm sưng chân đã được gợi ý ở trên nhé!