Khi nào bé có thể ăn được cà chua?
Trước khi nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm, mẹ nào hãy tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được cà chua nhé.
Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ bé được 8-10 tháng thì hãy cho ăn dặm với cà chua. Loại quả này thường không gây dị ứng, nhưng bạn vẫn nên quan sát phản ứng của con, xem bé có bị ngứa hay tiêu chảy thì nên dừng lại.
Cà chua đem lại nhiều giá trị to lớn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, bao gồm:
1. Cung cấp vitamin A
Cà chua là nguồn giàu vitamin A. Màu đỏ và cam của cà chua là do thành phần alpha-carotene và beta-carotene tạo nên. Hai chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thị lực ở trẻ.
2. Giàu các chất chống oxy hóa
Tốc độ trao đổi chất ở trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn, do đó hàm lượng gốc tự do độc hại trong cơ thể trẻ cũng tăng. Gốc tự do tăng thì nguy cơ ADN và tế bào bị phá hủy càng tăng. Các chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ ngăn ngừa tình trạng này, đồng thời trung hòa các gốc tự do. Vậy thì mẹ đã biết tại sao phải nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm rồi đấy.
3. Nuôi dưỡng xương chắc khỏe
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K, giúp xương trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ theo thời gian.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Các thực thể sinh hóa trong cà chua giúp củng cố hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ nhỏ. Chính nhờ lợi ích từ quả này mà mẹ phải nhớ nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm nhé.
5. Điều trị tình trạng nhiễm toan
Nhiễm toan là tình trạng mà các dịch trong cơ thể có nồng độ axit vượt mức bình thường. Nhiễm toan xảy ra khi phổi và thận không thể giữ độ pH cân bằng của cơ thể, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, vàng da, khó thở…
Nhiều người cho rằng cà chua chứa rất nhiều axit, nhưng thực tế cà chua lại đối kháng với các axit trong cơ thể. Bằng cách bổ sung cà chua, cơ thể bé sẽ được tăng cường kiềm trị nhiễm độc axit.
6. Giảm ngộ độc chì
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong cà chua sẽ làm giảm những tác hại của chì đối với cơ thể.
7. Giúp hấp thụ sắt
Vitamin C trong cà chua giúp hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, tăng cường miễn dịch và giúp nhanh khôi phục vết thương. Vì thế, mẹ hãy nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm nhé.
8. Giúp bé không bị mất nước
94% cà chua là nước. Do đó những bé bị táo bón hoặc vàng da thì rất nên ăn cà chua.
9. Ngăn ngừa ung thư
Cà chua chứa chất chống oxy hóa lycopene, giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư tiềm năng. Cà chua nấu chín thì hàm lượng lycopene càng tăng.
10. Tốt cho tim mạch của trẻ
Vitamin B và kali trong cà chua giúp tăng cường sức khỏe tim về lâu dài, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch ở trẻ em. Do đó, bé được 7-8 tháng, mẹ hãy nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm nhé.
11. Ngăn ngừa tiểu đường
Cà chua giúp phục hồi các hợp chất hóa sinh, góp phần ngăn ngừa tiểu đường. Chất xơ trong cà chua cũng giúp cân bằng lượng đường, lipid và insulin trong máu, làm giảm các triệu chứng tiểu đường.
Các cách nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm
1. Cách nấu cháo cà chua trứng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
- 2 quả cà chua
- 1 quả trứng gà ta
- Hành ngò
- Bột nêm rau củ quả
- Cháo nấu sẵn
Cách làm
- Bạn lấy dao khứa vài đường lên vỏ cà chua. Đặt 2 quả cà chua vào tô, đổ nước sôi vào trụng 1-2 phút.
- Sau đó bạn lột vỏ cà chua, thái đôi quả cà chua, bỏ hết hạt, sau đó băm cà chua thành hạt lựu nhuyễn.
- Hành ngò thái nhuyễn.
- Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho đầu hành lá băm nhỏ vào phi thơm. Cho cà chua vào đảo cho đến khi cà chua chín nhừ. Cho ít hạt nêm vào đảo đều.
- Sau đó bạn cho nước nóng vào nồi. Nước sôi thì bạn cho cháo (đã nấu sẵn) vào.
- Cháo sôi trở lại thì bạn cho lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều.
- Cho hành ngò vào nồi. Bạn tắt bếp, múc cháo ra bát, rưới tí dầu ăn dành cho trẻ em vào bát để bé thưởng thức.
2. Cách nấu cháo cà chua thịt băm đậu phụ non
Nguyên liệu
- 2 quả cà chua
- 2 miếng đậu phụ non
- 30g thịt thăn
- Hành ngò
- Bột nêm rau củ quả
- Cháo nấu sẵn
Cách làm
- Cà chua bạn cũng khứa như trên và cho nước sôi vào trụng 1-2 phút. Sau đó tiến hành lột vỏ, bỏ hết hạt và thái hạt lựu nhuyễn.
- Thịt thăn băm nhuyễn, cho vào ít bột nêm và dầu ăn, trộn đều. Thêm chút nước lọc để đánh tơi thịt.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn đun nóng, cho thịt vào xào săn. Sau đó cho cà chua vào.
- Bạn đổ nước sôi vào nồi. Đồng thời bạn dùng một chiếc rây để chà đậu phụ cho nát.
- Đợi nồi nước thịt cà chua sôi thì bạn cho đậu phụ và cháo vào, khuấy đều.
- Cháo chín, bạn cho hành ngò băm nhuyễn vào. Đun thêm 3 phút thì mẹ đã hoàn thành cách nấu cháo cà chua cho bé ăn dặm.
3. Cách nấu cháo cà chua thịt bò
Nguyên liệu
- 100g gạo tẻ
- 50g thịt bò
- 1 quả cà chua
Cách làm
- Bạn vo sạch rồi đổ ít nước vào gạo, ngâm trong 2 giờ cho gạo nở ra. Sau đó đổ gạo vào nồi, cho thêm 1 lít nước đun trong 30-40 phút cho gạo chín nhừ. Tùy vào khả năng ăn thô của bé mà bạn chà hoặc xay nhuyễn cháo cho nát.
- Thịt bò bằm nhuyễn. Bạn cho chút nước lọc vào để đánh tơi thịt bò.
- Cà chua lột vỏ, bỏ hết hạt, bằm nhuyễn như trên.
- Cháo sôi, bạn cho thịt bò vào, đảo đều cho cháo sôi trở lại thì bạn cho cà chua vào.
- Nêm lại với ít nước mắm. Bạn tắt bếp và rưới vào 1 thìa dầu ăn dành cho bé.
Lưu ý khi cho bé ăn cà chua
- Nên bỏ hạt vì hạt chứa rất nhiều axit, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
- Nên bỏ vỏ vì bé chưa tiêu hóa được vỏ cà chua.
- Cà chua phải nấu thật chín, không thể đun sơ sài như cho người lớn.
Cà chua không chỉ bổ dưỡng mà còn là một món snack tuyệt vời. Ngay từ bé, bạn hãy cho con tập quen với cà chua, để sau này lớn hơn một chút bé sẽ xem cà chua như một người bạn đồng hành cùng bữa ăn hàng ngày. Cà chua là thực phẩm lý tưởng để rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ, vì vậy bạn đừng bỏ qua các món cháo cà chua cho bé ăn dặm nhé.
Xuân Thảo