Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

11 cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm tăng cân “vù vù”

Cách nấu cháo vịt cho bé rất cần thiết để mẹ lựa chọn khi cho con ăn dặm. Đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và lành tính cho bé. Ngoài bổ dưỡng thịt vịt còn mang dược tính tốt cho sức khỏe.

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt có chứa một lượng lớn protein, chất béo, sắt, phốt pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…  Những chất này đều thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé. Ngoài ra, theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính mát và có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho bé.

Đặc biệt, đối với những bé hay gặp các vấn đề đường ruột, ăn cháo vịt hoặc các món ăn từ vịt có tác dụng cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu

Lượng vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà. Do vậy, mẹ nên bổ sung thịt vịt vào thực đơn dinh dưỡng để đa dạng hóa các món ăn dặm cho bé, đặc biệt là các bé có thể chất yếu, biếng ăn, còi cọc hoặc với những bé vừa ốm dậy.

Món ngon từ thịt vịt đơn giản nhất có lẽ là cháo vịt. Mẹ có thể học cách nấu cháo thịt vịt cho bé cùng với nhiều loại rau củ khác nhau; để tạo ra nhiều món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

2. Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt?

Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt? 
Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt? Trẻ có thể bắt đầu ăn cháo thịt vịt khi 6 tháng tuổi, 

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm với cháo thịt vịt khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những hình thức chế biến như nướng, hun khói; mẹ cần đợi cho đến khi bé được 1 tuổi. Khi mới bắt đầu cho bé ăn thịt vịt, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn dặm một lượng nhỏ để quan sát phản ứng của bé. Nếu bé không bị dị ứng với món ăn này thì mẹ có thể bổ sung món cháo thịt vịt vào thực đơn ăn dặm của bé.

Nếu mẹ muốn chế biến thịt vịt cho bé ăn cơm thì nên hầm thịt vịt cho đến khi thịt mềm, nhừ để bé dễ nhai, dễ nuốt. Đồng thời, cơm cũng cần đủ độ nát để con tập nhai dần. Gia vị chế biến thịt vịt cho bé ăn cơm cũng càng cần đơn giản càng tốt.

3. Cháo thịt vịt nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Cháo thịt vịt nấu với rau gì cho bé để con ăn ngon lành mà vẫn đầy đủ dưỡng chất? Một số loại rau củ phù hợp để nấu cháo vịt cho bé là: cháo vịt đậu xanh, hạt sen, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, nấm rơm, khoai tây nghiền, khoai môn, khoai lang,… Hơn nữa, khi bé đủ lớn trên 1 tuổi, mẹ có thể tìm cách nấu cháo vịt cho bé ăn kèm với rau mồng tơi, rau sà lách, hành tây nướng, rau bắp cải nghiền, củ cải đường,…

Cháo vịt nấu với rau sẽ giúp bé bổ sung chất xơ, tốt cho tiêu hóa hơn, cũng như thêm màu sắc cho món ăn hấp dẫn hơn.

Cháo thịt vịt nấu với rau gì?
Cháo thịt vịt nấu với rau gì? Với trẻ từ 6 tháng tuổi, chỉ nên nấu cháo vịt cùng với bí đỏ, cà rốt, rau ngót, nấm rơm, khoai tây nghiền, khoai môn, khoai lang

4. Cách chọn và sơ chế biến thịt vịt không hôi cho bé

Để có cách nấu cháo vịt ngon, khâu chọn vịt là rất quan trọng. Vịt nấu cháo nên chọn vịt xiêm hay vịt cỏ (vịt nhiều thịt, ít mỡ, thịt dai ngọt) vì thịt vịt nuôi thường khá mềm, có nhiều mỡ và không ngọt bằng.

Tốt nhất, mẹ nên mua vịt sống về làm để đảm bảo vệ sinh. Nên chọn vịt trưởng thành, béo, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này không chỉ ngon mà khi làm lông cũng rất nhanh.

Nếu mua vịt làm sẵn, nên chọn vịt mới mổ. Vịt nhìn bề ngoài có vẻ tươi ngon, khi ấn vào vịt thấy thịt chắc. Những con vịt có hai bên đùi và phần lườn căng bóng, thớ thịt dày, dùng tay ấn vào thịt bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước, không nên mua.

Các bước sơ chế thịt vịt để nấu cháo cho bé:

  • Vịt sau khi làm sạch lông mẹ rửa lại cho sạch.
  • Chà xát muối hạt lên toàn bột con vịt để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi, rửa lại với nước rồi xát lại lần nữa với hỗn hợp rượu, gừng.
  • Cuối cùng, rửa lại với nước rồi để ráo.

Ngoài cách làm trên, mẹ có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.

**Mẹ lưu ý: Khi luộc vịt để tiến hành nấu cháo, nên cho vài lát gừng và một củ hành tím đập giập để nước dùng thơm, loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.

[inline_article id=176974]

Sau khi đã “nhuần nhuyễn” các bước sơ chế vịt, mẹ hãy tìm hiểu 10 cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm dưới đây.

5. Bí kíp cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm ngon miệng, bổ dưỡng

5.1 Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm

Cháo vịt đậu xanh đứng đầu trong danh sách cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm bởi đậu xanh giúp cung cấp vitamin A, canxi, sắt, vitamin C, chất xơ…

Nguyên liệu:

  • Gạo: 100g.
  • Thịt vịt: 300g.
  • Đậu xanh: 100g.
  • Gia vị, hành lá, gừng.

Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé:

  • Bước 1: Ngâm gạo và đậu xanh cho mềm.
  • Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, sau đó băm nhuyễn.
  • Bước 3: Phi thơm gừng, sau đó cho thịt vịt vào xào săn, nêm xíu gia vị, đảo nhanh rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu cháo.
  • Bước 5: Khi cháo chín, mẹ cho thịt vịt vào khuấy đều.
  • Bước 6: Với bé nhỏ, mẹ có thể xay nhuyễn cháo cho mịn để bé dễ nuốt hơn.

Nếu muốn làm đa dạng thêm món cháo từ đậu xanh cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: 12+ món cháo đậu xanh cho bé ăn dặm ngon, bổ và dễ tiêu

cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm

5.2 Cách nấu cháo vịt ngon cho bé ăn dặm với bí đỏ

Nguyên liệu

  • Gạo: 30g
  • Thịt vịt: 300g.
  • Bí đỏ: 30g.
  • Đậu xanh: 30g.
  • Gừng, tiêu, rau mùi.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với bí đỏ

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi bằng gừng, sau đó băm nhuyễn.
  • Bước 2: Đậu xanh vo sạch, đãi vỏ, ngâm nước cho mềm. Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn, rửa sạch, để ráo.
  • Bước 3: Cho vịt vào hầm với chút muối và gừng. Khoảng 5 phút sau cho gạo, đậu xanh, bí đỏ vào nấu cháo. Đến khi các nguyên liệu chín nhừ, mẹ nêm ít nước mắm để cháo thịt vịt vừa ăn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Thịt vịt lọc xương, xé nhỏ trong món cháo cho bé dễ ăn. Đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên xay cháo thịt vịt thành hỗn hợp nhuyễn cho bé.
  • Bước 5: Múc cháo vịt ra bát, cho thêm ít tiêu, rau mùi (ngò) và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.
cách nấu cháo vịt bí đỏ
Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với bí đỏ

5.3 Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm với yến mạch

Nguyên liệu

  • 50g yến mạch.
  • 30g thịt vịt.
  • Nước dừa tươi.
  • Gừng: một miếng nhỏ.
  • Gia vị: Nước mắm ngon, hành ngò.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với yến mạch

  • Bước 1: Thịt vịt rửa kỹ, sơ chế theo hướng dẫn trên cho hết mùi hôi. Yến mạch ngâm với nước trong vòng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Cho thịt vịt đã sơ chế vào nồi cùng nước dừa tươi, ít muối và một củ hành tím đập dập.
  • Bước 3: Nấu hỗn hợp trên với lửa to trong vòng 15 phút để thịt vịt ngấm hương vị. Lúc này, cho thêm yến mạch vào và trộn đều tới khi yến mạch nở ra.
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị cho cháo thịt vịt vừa ăn và tắt bếp.
  • Bước 5: Vớt phần thịt vịt ra, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của bé. Múc cháo ra bát, cho thịt vịt để lên trên, thêm xíu hành, rau mùi (ngò), tiêu cho bé thưởng thức ngay thành quả cháo thịt vịt.

cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm

5.4 Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ

Nguyên liệu

  • 300g thịt vịt.
  • 100g khoai sọ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá, các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai sọ cho bé

  • Bước 1: Khoai sọ sau khi mua về, mẹ gọt vỏ rồi luộc chín. Vớt ra, để ráo và dùng thìa tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay.
  • Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, cho vào nồi nấu cháo với ít muối, 2 lát gừng. Khi thịt gần chín tới thì cho thêm khoai sọ vào.
  • Bước 3: Nấu thêm cháo thịt vịt chút nữa thì nêm nếm gia vị và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo vịt khoai sọ ra bát, thêm hành, rau mùi (ngò) rồi cho bé thưởng thức ngay khi còn nóng.
 Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ
Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai

5.5 Cách nấu cháo vịt khoai tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 300g thịt vịt.
  • 100g khoai tây.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá, các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai tây cho bé

Cách nấu cháo vịt cho bé theo công thức này gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thịt vịt sau khi mua về mẹ rửa sạch với gừng cho hết mùi hôi. Gạo tẻ vo kỹ, ngâm với nước trong 15 phút.
  • Bước 2: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Cho thịt vịt, gạo tẻ đã sơ chế vào nồi, bắc lên đun với lửa lớn. Khi thịt chín mềm, cho thêm khoai tây vào. Nấu cháo cho bé tiếp đến khi khoai tây nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, khuấy đều và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt vịt ra bát, cho thêm một ít hành hoa và tiêu để món cháo dậy mùi thơm rồi cho bé ăn ngay khi đang nóng.

cách nấu cháo vịt cho bé ăn với khoai tây

5.6 Cách nấu cháo vịt khoai lang cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Gạo: 30g.
  • Thịt vịt: 300g.
  • Khoai lang: 30g.
  • Gừng, hành ngò.
  • Gia vị cơ bản.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai lang cho bé

  • Bước 1: Rửa sạch thịt vịt, lọc xương rồi thái miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch, thái miếng nhỏ.
  • Bước 3: Gừng đem nướng cho dậy mùi, sau đó cho vào nồi nước cùng thịt vịt và khoai lang hầm nhừ.
  • Bước 4: Khoảng 5 phút sau cho gạo vào khuấy đều.
  • Bước 5: Nấu các nguyên liệu đến khi chín nhừ, nêm thêm xíu nước mắm sao cho vừa ăn.
  • Bước 6: Đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên xay cháo mịn để con dễ ăn và hấp thu hơn.
  • Bước 7: Tùy thuộc vào khẩu vị của bé, mẹ có thể rắc xíu hành ngò để món cháo vịt cho bé thêm phần hấp dẫn hơn nhé.

thịt vịt nấu cháo khoai lang cho bé

5.7 Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g thịt vịt.
  • 1 nắm rau ngót.
  • Gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá.
  • Các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt rau ngót cho bé:

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, luộc chín kỹ rồi băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm, hành tím. Giữ phần nước luộc vịt để nấu cháo.
  • Bước 2: Rau ngót chọn lấy các lá non, đem xay mịn với xíu nước.
  • Bước 3: Cho gạo đã vo cùng nước luộc vịt vào nồi, nấu tới khi cháo chín thì cho thịt vịt vào đảo đều. Nấu thêm khoảng 10 phút cho thịt chín nhừ thì thêm rau ngót vào nấu chung. Khi rau ngót chín, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt vịt cho bé thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.
Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé
Cách nấu cháo vịt cho bé với rau ngót

5.8 Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm: cháo vịt, đậu que, hạt sen

Nguyên liệu:

  • 300g thịt vịt.
  • 30g đậu que.
  • 10g hạt sen.
  • 3ml dầu ăn.
  • 30g gạo tẻ.
  • Các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé dùng kèm đậu que, hạt sen:

  • Bước 1: Hạt sen lột vỏ lụa, bỏ tim, ngâm nước khoảng 1 giờ để giúp hạt sen mềm hơn khi ninh.
  • Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho cả gạo và hạt sen đã ngâm vào nồi nấu cháo.
  • Bước 3: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, bỏ da và xay nhỏ. Mẹ nên cho thêm chút nước vào thịt vịt rồi xay cho đỡ bị vón cục. Sau đó ướp thịt vịt với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 4: Đậu que nhặt rồi rửa sạch, luộc qua rồi băm hoặc xay nhỏ. Khi cháo gạo và hạt sen chín nhừ thì mẹ lấy hạt sen ra đánh nhuyễn.
  • Bước 5: Lần lượt cho thịt vịt vào nấu cùng cháo khoảng 3-4 phút thì cho đậu que vào trộn đều lên, đun sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp.
  • Bước 6: Nêm nếm thêm chút dầu ăn, gia vị rồi múc ra bát là mẹ đã hoàn thành cách nấu cháo vịt cho bé.
cháo vịt đậu que, hạt sen
Cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm với hạt sen

5.9 Cháo vịt cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt bỏ xương: 30g.
  • Khoai tây: 10g.
  • Cà rốt: 10g.
  • Dầu ăn: 10ml.
  • Cháo trắng: 1 chén nhỏ.

Cách nấu cháo thịt vịt kèm cà rốt:

  • Bước 1: Thịt vịt mẹ mua về rửa sạch, luộc với 1 chút hành khô. Sau đó lọc lấy phần thịt và cân lên được 30g là đạt. Băm nhỏ.
  • Bước 2: Cà rốt, khoai tây sau khi sơ chế sạch cho vào nồi luộc sơ qua. Rồi cho ra bát nghiền nát.
  • Bước 3:Cho toàn bộ cháo, thịt vịt và cà rốt, khoai tây đã tán nhuyễn vào nồi. Có thể thêm nước nếu thấy cháo đặc.
  • Bước 4: Đun tới khi cháo sủi trong 10 – 12 phút là được.
  • Bước 5: Bắc cháo ra ngoài, mẹ nêm thêm 2 thìa cà phê dầu ăn để bé ăn cháo vịt tăng cân tốt hơn mẹ nhé.

cháo vịt cho bé

5.10 Cháo vịt nấu với mướp cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 30g.
  • Thịt vịt: 100g.
  • Mướp hương: 1 quả nhỏ.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách nấu cháo thịt vịt với mướp cho bé:

  • Bước 1: Thịt vịt mua về bỏ da và xương, sau đó rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Mướp hương nạo vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ.
  • Bước 3: Ngâm gạo rồi vo sạch, sau đó đem nấu cháo.
  • Bước 4: Khi cháo chín, cho thịt vịt và mướp hương vào đảo đều.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

cháo vịt cho bé ăn dạm

5.11 Cháo tim vịt cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp, gạo tẻ với tỷ lệ 1:3.
  • Tim vịt: 4 cái.
  • Cà rốt: 1/2 củ.
  • Dầu ăn, gia vị, hành khô.

Cách nấu cháo thịt tim vịt cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Tim vịt rửa sạch, bóp muối cho hết hôi, sau đó đem băm nhỏ.
  • Bước 2: Trộn gạo tẻ với gạo nếp, vo sạch rồi đem nấu cháo.
  • Bước 3: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt miếng vừa rồi đem hấp, sau đó tán nhuyễn.
  • Bước 4: Phi hành thơm, sau đó cho tim heo vào xào săn, nêm xíu gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Khi cháo chín mềm, mẹ cho cà rốt và tim vịt vào khuấy đều.
  • Bước 6: Cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Bước 7: Múc cháo vịt cho bé ra bát và thường thức thôi.

Cách nấu cháo tim cà rốt

6. Lưu ý khi nấu cháo vịt cho bé

Thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc phù hợp dùng trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, thịt lại có mùi rất hôi nên trước khi cho vào nấu cháo, mẹ nên khử sạch mùi, bằng gừng, muối, chanh hoặc thậm chí là rượu.

  • Bóp thịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc sát với rượu để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa sạch sẽ thêm một lần nữa. Đây là cách nấu cháo vịt cho bé tốt nhất.
  • Thái xéo thớ thịt trước khi cho vào nấu cháo vịt cho bé ăn dặmvì thịt vịt thường dai hơn các loại thịt khác như gà, lợn sẽ làm cho bé cảm giác khó ăn, Điều này sẽ giúp cho thịt vừa mềm vừa ngon miệng, kích thích vị giác của bé trong bữa ăn.
  • Chỉ nên cho ăn món cháo vịt khi bé đã quen ăn cháo thịt gà
  • Chỉ nên dùng với lượng nhỏ và chú ý quan sát xem bé có xảy ra bất kì dị ứng nào không trong thời gian mới bắt đầu cho bé ăn cháo vịt. Nếu thấy không có biểu hiện dị ứng, bữa ăn sau, mẹ có thể tăng lượng thịt vịt trong cháo.
  • Nếu bé dưới một tuổi thì các mẹ nên hạn chế việc nêm nếm gia vị, đặc biệt là muối vì gia vị này không tốt cho thận của bé.

cho bé ăn

Tùy vào thời điểm ăn dặm của bé, mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh cách nấu cháo vịt cho bé theo độ thô của thức ăn cũng như độ lỏng của cháo sao cho phù hợp. Ví dụ, đối với những trẻ mới tập ăn dặm khi 6 tháng tuổi, cháo ăn dặm cần thật mịn. Bước sang 7 tháng, cháo cần được làm nhuyễn, nhưng giảm dần độ mịn. Và bước sang tháng thứ 8, mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn cho bé tập nhai.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: