Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu tổng quan về sự phát triển của thai 39 tuần; những thay đổi trong cơ thể của mẹ và được giải đáp một số câu hỏi thường gặp.
Sự phát triển của bé khi thai 39 tuần
1. Thai 39 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào. Nhưng theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3,3 kg và dài khoảng 50,8cm bằng kích cỡ một quả bí đao già. Các khớp sọ chưa liền lại, chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ngả âm đạo của mẹ.
Sau khi biết thai 39 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 39 tuần khác như:
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 89-97 mm, trung bình 93 mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 68-82 mm, trung bình 73 mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 295-405 mm, trung bình 350 mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 322-362 mm, trung bình 342 mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2851-4019 g, trung bình 3435 g
Do hiện tượng chưa liền khớp sọ nên đầu thai nhi có thể thu hẹp lại để đi qua ống sinh dễ dàng; đây cũng chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé khi mới sinh ra trông hơi giống hình chóp. Mẹ yên nhé, tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.
Những số đo trên sẽ không thay đổi nhiều kể từ bây giờ cho tới lúc sinh ra. Vậy mẹ đã biết thai 39 tuần nặng bao nhiêu và chỉ số thai 39 rồi đó. Song não của trẻ vẫn đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc; và sẽ duy trì tốc độ này trong ba năm đầu đời.
2. Thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào?
Chưa có nước mắt
Hiện thai 39 tuần chưa có nước mắt, song mẹ thường nghe nói trẻ sơ sinh khóc nhiều? Đây là sự thật, vì mẹ sẽ sớm phát hiện ra, thường là bé hay khóc vào lúc nửa đêm.
Song điều mẹ có thể chưa nghe là trẻ nhỏ không tiết ra những giọt nước mắt khi chúng khóc; vì ống dẫn nước mắt của chúng chưa mở hoàn toàn để hoạt động. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng hoặc 2 tháng sau sinh, mẹ sẽ thấy nước mắt rơi ra trên má con.
[inline_article id=173663]
Da bé trắng
Da của bé cuối cùng đã chuyển từ màu hồng sang màu trắng, bất kể màu sắc cuối cùng là gì (sắc tố sẽ xuất hiện ngay sau khi sinh). Đó là do một lớp mỡ dày hơn đã được tích tụ trên các mạch máu, làm cho má của bé trở nên tròn trịa và đáng yêu hơn.
2. Thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?
Nếu mẹ mang thai được 39 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn một hoặc hai tuần để gặp bé thôi. Vậy mẹ đã biết thai 39 tuần là bao nhiêu tháng rồi đó!
>> Mẹ có thể quan tâm: Thai nhi tuần 39 canxi hóa độ 1
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 39 tuần
1. Ợ chua hoặc khó tiêu
Chứng ợ chua có thể lên đến đỉnh điểm vào thời điểm này. Do đó, trong thời điểm hiện tại, mẹ hãy hạn chế các chất kích thích như thức ăn cay và caffein và không ăn quá nhiều trong một lần.
2. Đau vùng xương chậu
Đầu của trẻ đang tạo áp lực lên xương chậu của mẹ; khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng khó chịu khác có thể bao gồm chuột rút và khó tiêu; đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Đau lưng
Áp lực vùng chậu gia tăng khi thai nhi quay đầu xuống xương chậu. Mẹ sẽ có cảm giác vùng chậu nặng nề, khó chịu, cảm giác như muốn đi vệ sinh.
Cơn đau lưng của mẹ có thể nặng hơn bây giờ khi mẹ đếm ngược những tuần cuối cùng. Mẹ có thể làm dịu cơn đau lưng bằng cách sử dụng vòi hoa sen và xả nước ấm.
Bệnh trĩ
Nếu mẹ đang bị tiêu chảy, bệnh trĩ có thể đã bớt đau hơn vì mẹ không phải cố gắng di chuyển ruột như khi bị táo bón. Chỉ cần lưu ý rằng rặn đẻ trong quá trình chuyển dạ có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ; vì vậy hãy dự trữ tất cả các loại thuốc xoa dịu giúp mẹ giảm đau.
Nút nhầy tử cung làm mẹ mang thai 39 tuần
Nút nhầy tử cung có lẫn máu có thể bong ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhiều mẹ mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mẹ có thể thấy tiết dịch nhiều hơn và thậm chí đi ngoài ra chất nhầy (trong suốt, màu vàng hoặc nâu đã đóng vào cổ tử cung của mẹ trong suốt thai kỳ); khi cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho việc sinh con. Điều này có thể là báo hiệu chuyển dạ; nhưng mẹ vẫn cần chờ thêm vài ngày hoặc thậm chí vài tuần nữa.
Các cơn co thắt Braxton Hicks
Các cơn co thắt Braxton Hicks. Khi mang thai được 39 tuần, tình trạng chuột rút hoặc co thắt tử cung diễn ra liên tục. Đây là những cơn chuyển dạ “luyện tập”, mẹ sẽ bớt đau khi đổi tư thế. Cơn chuyển dạ thực sẽ bắt đầu ở đáy tử cung, cơn đau diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Song khi thai nhi 39 tuần gò nhiều, mẹ cần đi khám ngay.
Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn; và ngày càng dữ dội. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 39 tuần phát triển tốt
1. Chế độ dinh dưỡng: Mẹ mang thai 39 tuần nên ăn gì?
Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, chất xơ là chất dinh dưỡng chính giúp ngăn tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển kích thước của thai nhi tăng dần sẽ tạo gánh nặng lên người mẹ dễ phát sinh tình trạng táo bón, nguy hiểm hơn có thể có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại trong tương lai.
Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ và các loại rau, trái cây tươi.
Một số nhóm thực phẩm phụ nữ mang thai trong giai đoạn này nên sử dụng gồm có:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, gạo lứt, trái cây, hoa atiso, đậu các loại, rau quả tươi, các loại hạt tốt, bánh mì nguyên cám,…
- Thực phẩm giàu sắt: cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, cải bó xôi,…
- Thực phẩm giàu axit folic: là loại axit giúp chống dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Mẹ bầu tháng thứ 9 nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày đến từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, măng tây, dưa vàng, quả bơ,…
- Thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, thịt nạc, chuối, yến mạch, hạnh nhân, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa.
2. Vận động khi mang thai 39 tuần
Tư thế squat khi chuyển dạ hiệu quả có thể mở rộng vùng xương chậu của mẹ, cho phép em bé dễ ra ngoài hơn. Nhưng việc squat có thể đặc biệt gây mệt mỏi cho các cơ ở đùi. Dưới đây là cách tập đơn giản:
- Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai, từ từ hạ người xuống tư thế ngồi xổm; giữ lưng thẳng và gót chân đặt trên sàn.
- Giữ từ 10 đến 30 giây với hai tay đặt trên đầu gối.
- Tường và bàn chân cách nhau rộng bằng vai.
- Cẩn thận với đầu gối cong cho đến khi mẹ ở tư thế ngồi (như thể có một chiếc ghế vô hình bên dưới mẹ).
- Thử đặt tay lên đùi để giữ thăng bằng.
- Đầu gối/ngón chân hướng về phía trước. Giữ trong vài giây và nâng người lên trở lại.
- Thực hiện tối đa 10 lần lặp lại.
3. Mẹ đừng quá lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ
Sau nhiều tháng trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề. Thế nhưng mẹ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Thật sốt ruột và lo lắng! Bình tĩnh mẹ nhé. Ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.
Mẹ vẫn còn vài tuần nữa trước khi được xem là “sinh muộn”. Để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ siêu âm và làm các test đánh giá sức khỏe của thai và quyết định xem có nên chấm dứt thai kỳ không.
Mẹ sẽ được đo trắc đồ sinh vật lí (BPP), trong đó bao gồm khám siêu âm kiểm tra các cử động toàn thân của thai nhi, cử động hô hấp, trương lực cơ; cũng như lượng nước ối bao quanh bé, phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào.
Việc theo dõi nhịp tim thai qua test không xâm lấm (non-stress test) sẽ được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với các xét nghiệm kể trên.
Nếu kết quả trắc đồ sinh vật lí (BPP) không chắc chắn chẳng hạn như mức nước ối quá thấp, mẹ sẽ được can thiệp để chuyển dạ. Nếu tình hình nghiêm trọng, mẹ có thể được mổ lấy thai ngay lập tức. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng về vị trí, độ mềm, mỏng và giãn nở hay chưa. Kết quả này sẽ quyết định việc “kích thích chuyển dạ” sẽ được thực hiện như thế nào và vào lúc nào.
>> Xem thêm: Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu thì phải mổ?
Nếu cơ thể không tự bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ được can thiệp, thường là vào khoảng giữa tuần 40 và 41.
4. 9 dấu hiệu cảnh báo mẹ không nên bỏ qua
Một số người sẽ sinh con ở tuần 39. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nhé:
- Tiết dịch màu nâu hoặc hồng.
- Máu chảy ra từ âm đạo.
- Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
- Đau đầu khủng khiếp và dai dẳng.
- Các vấn đề về thị lực (mờ, nhạy sáng, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy).
- Đau ngay dưới xương sườn.
- Phù bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và mặt.
- Những cơn đau dạ dày dai dẳng.
- Nhiệt độ cao (trên 37,5ºC) nhưng không có các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh khác.
>> Xem thêm: Thai nhi tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?
5. Một số cách kích thích và giúp mở cổ tử cung
- Đi dạo: Hãy mang giày thể thao và đi bộ nhẹ nhàng. Đây không phải là một phương pháp gây chuyển dạ khi thai 39 tuần, song một số chuyên gia tin rằng việc đi bộ sẽ đẩy em bé xuống cổ tử cung và áp lực bắt đầu giãn ra.
- Châm cứu: Điều này chưa được chứng minh, nhưng có một số bằng chứng cho thấy châm cứu giúp điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích cổ tử cung giãn ra. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
- Quan hệ tình dục: Một số người tin rằng đạt cực khoái có thể giúp mang lại các cơn co thắt. Do đó mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục vào thời điểm này nếu cơ thể thấy thoải mái.
6. Chuẩn bị cho quá trình sinh nở
- Hãy thư giãn hết mức có thể! Mẹ có thể thuê vài bộ phim, chọn đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc tạp chí, nghe một đĩa CD mới, ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Mẹ đang ở điểm cuối của thai kỳ và xứng đáng được có những khoảng thời gian tĩnh! Nếu mẹ vận động liên tục đến lúc sinh, mẹ sẽ kiệt sức sau khi sinh bé.
- Tìm hiểu về việc mang thai sau sinh. Điều này không hề thừa nhé. Nhiều người nghĩ đang cho con bú không có kinh thì không thể mang thai. Song đừng tin kẻo lại “vỡ kế hoạch” mẹ nhé. Cho con bú bị vô kinh nhưng khả năng mang thai vẫn xảy ra. Vì thế, mẹ nên có biện pháp ngừa thai hiệu quả như đặt vòng, dùng bao cao su, cấy que tránh thai…
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 39 tuần
1. Thai 39 tuần mổ được chưa?
2. Thai 39 tuần bụng chưa tụt?
Trong trường hợp thai nhi 39 tuần tuổi mà bụng mẹ vẫn chưa tụt xuống thì có thể là do ngôi thai ngược.
Lúc này, nếu mẹ có những dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24 giờ, chẳng hạn như đau bụng dữ dội, vỡ ối, tử cung giãn ra thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phẫu thuật mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
3. Mẹ bầu 39 tuần quan hệ có sao không?
Mẹ bầu 39 tuần quan hệ có sao không? Theo các khuyến nghị của chuyên gia, việc quan hệ tình dục khi mang thai tương đối an toàn; kể cả khi thai được 40 tuần. Nhưng quan hệ tình dục bây giờ có thể sẽ cảm thấy không dễ chịu.
Lưu lượng máu tăng lên có thể khiến quan hệ tình dục trở nên thú vị hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của mẹ có thể dẫn đến cảm giác tê.
4. Thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Mẹ mang thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bổ sung những thực phẩm sau nhé:
- Dứa: Dứa có enzyme bromelain giúp làm mềm cổ tử cung và kích hoạt các cơn co thắt.
- Thực phẩm cay: Thực phẩm cay có thể gây kích ứng ruột của mẹ, gây ra chuột rút và co thắt tử cung cho những phụ nữ đã giãn nở.
- Trà lá mâm xôi đỏ: Trà thảo mộc làm từ lá cây mâm xôi đỏ được cho là có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu đến tử cung và do đó kích hoạt các cơn co thắt.
>> Mẹ xem thêm 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường
5. Thai 39 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?
Lượng nước ối đến tuần 39 đến 42 giảm xuống còn khoảng 540 đến 600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ.
[inline_article id=2473]
Hy vọng qua bài viết mẹ đã biết thêm về sự phát triển của thai 39 tuần tuổi. Cũng như cách chăm sóc cho chính bản thân mình trong giai đoạn này! Chúc mẹ đón con chào đời thật thuận lợi!
BÁCH SƠN