Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu là chuẩn và an toàn?

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là một trong những chỉ số quan trọng trong thai kỳ. Để đánh giá xem thai nhi phát triển tốt hay không, các bác sĩ có thể căn cứ qua một số dấu hiệu hoặc các chỉ số thai nhi như tim thai, kích thước, cân nặng… hay chiều dài xương mũi.

Dựa vào những chỉ số tiêu chuẩn của thai nhi, mẹ có thể biết rằng bé đang khỏe mạnh hay chậm phát triển. Và chiều dài xương mũi cũng là một trong những chỉ số quan trọng khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh.

Siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì?

Để biết chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu là chuẩn, chúng ta cần biết siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì? Mẹ bầu cần biết xương mũi đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sàng lọc dị tật bẩm sinh cho bé. Bên cạnh theo dõi những chỉ số thai nhi theo từng tuần; siêu âm đo chiều dài xương mũi là một trong những bước cực kỳ quan trọng trước khi sinh. Đo chiều dài xương mũi của thai nhi còn được gọi là kiểm tra bất sản xương mũi.

Kết hợp với đo chu vi vòng đầu, vòng bụng và xương đùi thai nhi nhằm đánh giá tăng trưởng của thai nhi, đánh giá hình thái các cơ quan nhằm phát hiện sớm các dị tật bất thường hoặc đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng liên quan tới nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Việc phát hiện dấu hiệu bất thường càng sớm, bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bất sản xương mũi có nghĩa là không quan sát thấy xương mũi của thai nhi. Đây là chỉ dấu cho trường hợp bé bị hội chứng Down, tuy nhiên không phải bé nào không có xương mũi cũng đều bị hội chứng Down, sẽ cần làm thêm các xét nghiệm khi trên siêu âm không quan sát thấy xương mũi thai nhi để đưa ra chẩn đoán, từ đó đưa ra phương án quản lý thai kỳ cho các mẹ bầu.

Khi thai được 21 tuần tuổi, xương mũi ngắn hơn 3mm là dấu chứng của bất sản xương mũi. 

Một số trường hợp, thai nhi có chiều dài xương mũi dưới chuẩn, đừng vội nghĩ đến hội chứng Down, có thể bé giống bố hoặc giống mẹ về hình dáng cũng như chiều dài của mũi. Bởi vì đặc điểm của người Việt Nam là mũi tẹt, da vàng. Nếu là con lai mũi cao thì chiều dài xương mũi thai nhi sẽ dài hơn bình thường.

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Khi nào nên siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi?

chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần
Siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là xét nghiệm quan trọng

Thông thường, mũi bé bắt đầu hình thành vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Đây được xem như một phần đường thở của bào thai. Đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tức tuần thai thứ 11, về cơ bản các bộ phận của mũi đã hoàn thành. Cho nên, thời điểm này khi siêu âm đánh giá độ mờ da gáy và khảo sát các bất thường của các hệ cơ quan, bác sĩ sẽ đánh giá cả chiều dài xương mũi.

Các mốc có thể đo chiều dài xương mũi chính là tuần thai thứ 17, 18, 21, 23, 25 hay 27. Hay mẹ cũng có thể tiến hành siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần; tức là vào các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2).

Nếu thai nhi bị bất sản xương mũi thì bé có tăng nguy cơ mắc hội chứng Down – một rối loạn di truyền do nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Do đó, mẹ cần tiếp tục theo dõi ở các mốc siêu âm tiếp theo. Nếu nguy cơ cao bé bị Down thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Nhiều mẹ bầu thắc mắc chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là bao nhiêu vì các cột mốc siêu âm thai không rơi vào tuần thứ 22. Hãy tham khảo phần tiếp theo để có câu trả lời nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bất sản chiều dài xương mũi thai nhi nguy hiểm thế nào?

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là bao nhiêu?

Tuần thứ 22 là giữa tháng thứ 5 và tháng thứ 6 của thai kỳ. Cho nên, việc siêu âm đo chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần sẽ rơi vào khoảng thời gian này. Như MarryBaby đã đề cập ở trên, chiều dài xương mũi thai nhi bị chi phối bởi yếu tố di truyền từ bố mẹ. Ví dụ bố mẹ có sống mũi ngắn và di truyền cho bé thì không thể kết luận bé có xương mũi ngắn vì có thể mắc hội chứng Down hoặc bị thiểu năng trí tuệ. Những con số đo được chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi.

Mẹ nên siêu âm xương mũi thai nhi sớm ở tuần thứ 11 đến tuần thứ 14. Và tiếp tục siêu âm vào các tuần 17, 18, 21, 23, 25 hay 27. Vì chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài đầu mông (CRL). Nên việc phát hiện bất thường càng sớm, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp và có thể giảm thiểu rủi ro.

Vậy chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là bao nhiêu? Vào tuần thứ 20, chiều dài xương mũi ở mức bình thường là 4.5mm, thể hiện thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng khi chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần chỉ ở mức dưới 3.5mm thì mẹ cần được siêu âm hình thái thai nhi chi tiết.

>> Bạn có thể xem thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi ‘hé lộ’ gì về sức khỏe bé cưng?

Bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần 

Nhiều bố mẹ thường tìm kiếm bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần để tiện việc theo dõi sự phát triển của bé yêu. 

Chiều dài trung bình của xương mũi tăng theo tuổi thai từ 3.3 – 4.2 mm ở thời điểm từ 16 tới tuần 18 của thai kỳ và 4.6  5.7 mm kể từ tuần 19 tới tuần 22, 6.0 – 6.65 mm kể từ tuần 23 tới tuần 26. Chiều dài xương mũi bình thường (bách phân vị thứ 50) cụ thể như sau:

Tuổi thai (tuần) Chiều dài xương mũi (mm)
16  3.3
17 3.7
18 4.2
19 4.6
20 4.9
21 5.3
22 5.7
23 6.0
24 6.4
25 6.6
26 6.65

* Lưu ý: Những số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không chính xác tuyệt đối.

Từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, nếu xương mũi thai nhi dài hơn 4.5mm chứng tỏ em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!

Mẹ bầu nên là gì để thai nhi có xương mũi cao?

Để chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần không rơi vào tình trạng xương mũi ngắn thì ngay khi biết mình mang thai bố mẹ cần làm những việc sau đây:

  • Khám sức khỏe tổng quát cả vợ và chồng. Hơn nữa , nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết trước khi mang thai cho phụ nữ chuẩn bị mang thai như cúm, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B,…
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thai nhi như sắt, canxi, kẽm, axit folic,…
  • Khi mang thai cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Không sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ, dù là thuốc không kê đơn. 

[inline_article id=278914]

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần nằm ở mức 4.5mm là an toàn. Nhưng nếu thấp hơn 3.5mm mẹ cần gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời. Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao

Chiều dài xương mũi thai nhi tăng lên tuyến tính cùng với tuổi thai và chiều dài đầu, mông.Chiều dài xương mũi thai nhi

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Chiều dài xương mũi thai nhi chính là thước đo chuẩn đối với tình hình phát triển và sự ổn định của em bé khi còn trong bụng mẹ. Yếu tố này là rất quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.

Có 2 trường hợp bất thường khi siêu âm chiều dài xương mũi thai nhi:

  • Bất sản xương mũi: Đây là tình trạng thai nhi không có xương mũi.
  • Thiểu sản xương mũi (bất sản một phần xương mũi): Tình trạng này phản ánh chiều dài xương mũi ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn tại thời điểm phát triển của thai nhi.

Chiều dài xương mũi thai nhi ngắn hay không có xương mũi đều có liên quan tới hội chứng Down. Đặc biệt, khả năng mắc bệnh Down sẽ tăng lên nếu theo thời gian bé vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi bị ngắn hơn nhiều so với tiêu chuẩn.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philippine tiến hành vào giữa năm 2010 đến năm 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi được thực hiện trên 74 phụ nữ mang thai có kết quả như sau:

  • Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
  • Chiều dài xương mũi (NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài đầu, mông (CRL).
  • 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down rất cao.

Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho mẹ bầu, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi. Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mũi bé dần hình thành. Chỉ thể đánh giá xương mũi qua siêu âm thai

Chiều dài xương mũi thai nhi được đo vào thời điểm nào?

Cần đo chiều dài xương mũi thai nhi bắt đầu từ tuần thai thứ 12. Sau đó, việc đo sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi thai nhi được 28- 32 tuần. Mỗi một mốc đo đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nên mẹ không được bỏ sót bất kỳ buổi khám thai nào.

Các thời điểm đo chiều dài xương mũi thai nhi như sau:

  • Đo chiều dài xương mũi thai nhi 12 tuần: Đây là chỉ số được quan tâm nhất. Tới tuần thứ 12 các thành phần cơ bản của mũi đã hoàn thành nên việc siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi là hoàn toàn thực hiện được. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ siêu âm xem thai nhi có xương mũi hay không. Trường hợp thai nhi không có xương mũi thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Nếu không may rơi vào trường hợp này thì mẹ bầu sẽ được chỉ định chọc ối để chẩn đoán chính xác.
  • Đo chiều dài xương mũi trong các quý sau của thai kỳ: Trong những lần đo chiều dài xương mũi thai nhi tiếp theo, nếu thai nhi vẫn không có xương mũi hay xương mũi ngắn thì nguy cơ bị bệnh Down tăng lên rất cao. Trường hợp thai nhi không có xương mũi hay xương mũi ngắn cùng với kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test hay NIPT có kết quả nguy cơ cao thì sẽ được chỉ định chọc ối nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Hội chứng Down và cách chẩn đoán

1. Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down là hiện tượng thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là tam thể 21 hay trisomy 21. Người mắc bệnh Down bị chậm phát triển thể chất và tâm thần. Cứ 800-1000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng Down.

Khi mới sinh ra, trẻ bị hội chứng Down có trọng lượng và kích thước như bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn các bé đồng lứa.

Hội chứng Down ở trẻ sơ sinh có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc bé, cho bé bú, cho bé ăn, bé có thể bị táo bón và các vấn đề về tiêu hóa. Khi lớn lên trẻ có thể bị chậm ngôn ngữ, không có kỹ năng tự chăm sóc như mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn uống. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đờiChiều dài xương mũi thai nhi

2. Bất sản xương mũi là gì?

Trong y học, bất sản xương mũi là khái niệm mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi siêu âm thai ở mẹ bầu. Các bác sĩ chuyên ngành cho biết, bất sản xương mũi là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi có khả năng bị hội chứng Down. Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ thai bị mắc chứng Down càng cao.

3. Chẩn đoán trước sinh hội chứng Down

Đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những bước quan trọng trước sinh mà mẹ bầu cần thực hiện. Bên cạnh việc đo độ mờ da gáy, còn đo bất thường hình thái lớn khác.Chiều dài xương mũi thai nhi

Nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này, Kypros Nicolaides, chia sẻ với WebMD rằng bằng cách kết hợp các quan sát siêu âm này với xét nghiệm máu, khả năng sàng lọc hội chứng Down tốt hơn.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà điều tra đã nghiên cứu siêu âm như một phương pháp thay thế để phát hiện hội chứng Down. Hầu hết đều tập trung vào tính hữu ích của việc đo độ mờ da gáy của thai nhi. Nhưng một bài tổng quan đánh giá các nghiên cứu được công bố năm ngoái kết luận rằng trong khi phương pháp này không đủ khả quan để trở thành một phép sàng lọc đơn thuần.

Có cần thiết làm xét nghiệm chọc ối?

Chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 19, cho kết quả chẩn đoán chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, điển hình là hội chứng Down.

Tuy cần thiết nhưng xét nghiệm này cũng mang đến nhiều rủi ro. Vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng nhất chính là làm tăng nguy cơ sảy thai cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác.

Bắt buộc phải lựa chọn khi và chỉ khi kết quả chỉ ra nguy cơ cao cần thực hiện chọc ối hay sinh thiết gai nhau (CVS) để xác định chính xác vấn đề hay không. Ngay cả bác sĩ cũng không chắc chắn về độ an toàn. Bố mẹ chính là người đưa ra quyết định quan trọng này.

Chiều dài xương mũi thai nhi

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau chọc ối nên ăn gì để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh?

Cải thiện chỉ số phát triển của thai nhi

Khi bé con vẫn còn nằm trong bụng mẹ, điều này có nghĩa rằng mọi chất dinh dưỡng bé đón nhận đều thông qua mẹ. Do đó, để bé có được sự phát triển tốt nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình, điều này sẽ quyết định chiều cao, trọng lượng và sự phát triển trí tuệ của bé.

Các chất dinh dưỡng quan trọng luôn cần được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn uống suốt thai kỳ của mẹ là canxi, vitamin D, chất đạm, axit folic, iốt, sắt, kẽm. Trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, mẹ không được dùng thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas.

Môi trường ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Ngoài ra, mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Sự vận động nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn để sẵn sàng chờ đón ngày chào đời.

Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số quan trọng mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính tham khảo, mẹ không cần quá lo khi phát hiện chỉ số thấp hoặc cao hơn bình thường.

[inline_article id=31037]

Nói tóm lại, chiều dài xương mũi thai nhi cần được theo dõi một cách kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh. Lơ là có thể mẹ sẽ phải hối hận.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần

1. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), tuần này, bé đã dài hơn 27,68cm và nặng tầm 0,45kg, bằng kích cỡ của một cây rau diếp xoăn.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 22 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 47 – 59mm, trung bình là 53mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi 22 tuần (FL): 35 – 41mm, trung bình là 36mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 154 – 179mm, trung bình là 176mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 189 – 213mm, trung bình là 201mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 398g – 559g, trung bình là 478g.

Vậy mẹ đã biết thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 22 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp có thêm thông tin về những cột mốc phát triển của con nhé!

2. Thai nhi 22 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển; bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

Con đang phát triển xúc giác

Tuần này, con yêu sẽ hiểu hơn về thế giới khi con phát triển khả năng xúc giác của mình. Trên thực tế, khả năng cầm nắm của con hiện khá mạnh; và vì không có gì khác để nắm lấy trong tử cung; nên đôi khi bé có thể giữ chặt dây rốn.

Thị giác trở nên tinh chỉnh hơn

Thị giác cũng bé trở nên tinh chỉnh hơn. Con bây giờ có thể nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn nhiều so với trước đây; ngay cả với hai mí mắt đang nhắm chặt. 

Nhưng hãy nhớ rằng; trời vẫn sẽ tối đối với em bé bên trong tử cung ấm cúng của mẹ.

Bé đã có thể nghe một số loại âm thanh

Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở; và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời. Thai nhi cũng có thể nghe thấy giọng nói, nhịp tim của mẹ, hay tiếng bụng đang ùng ục và tiếng rít của máu lưu thông trong cơ thể mẹ.

Thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì?

  • Tay của bé đã có thể cử động độc lập. Bé có thể chạm tay này vào tay kia, bắt chéo tay, thậm chí có thể nắm lấy dây rốn.
  • Nhận biết ánh sáng và bóng tối tốt hơn trước đây.
  • Nghe thấy một số loại âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Vậy mẹ đã biết thai nhi 22 tuần tuổi biết làm gì rồi đúng không? Mẹ đọc tiếp để biết thai 22 tuần là mấy tháng; và những sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong giai đoạn này nhé!

3. Thai 22 tuần là mấy tháng?

Nếu mẹ mang thai 22 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là mẹ đến kỳ sinh nở rồi. Vậy là mẹ đã biết thai 22 tuần là mấy tháng rồi đó!

thai 22 tuần tuổi
Vào lúc thai 22 tuần, mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 22 tuần

1. Mắt cá chân và bàn chân bị phù, sưng

Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới; nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng; hay còn gọi là phù chân khi mang thai. Bên cạnh đó việc tử cung to lên làm chèn ép vào hệ tĩnh mạch chậu, bụng cũng là nguyên nhân làm máu từ chân bị ứ đọng gây phù.

Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé; đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân; duỗi chân thẳng ra phía trước; và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Mẹ cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi, thoải mái. Mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai, đừng vì thấy chân hơi phù nề mà giảm uống nước nhé.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

2. Tóc của mẹ dày và bóng hơn

Tóc trông dày và bóng hơn rất nhiều do mẹ rụng tóc ít hơn khi mang thai. Tương tự, mẹ sẽ thấy lông trên cơ thể mọc nhiều hơn do cơ thể mẹ đang sản xuất một lượng nhỏ hormone sinh dục nam (testosterone). Mẹ sẽ thấy lông này trên mặt, bụng, tay chân, ngực và lưng.

3. Da thay đổi

Một số phụ nữ mang thai nhận thấy làn da của họ sáng và rạng rỡ; trong khi những người khác lại bị da nhờn và nổi mụn trứng cá. Đôi khi, sự gia tăng nồng độ melanin có thể tạo ra các mảng estrogen làm kích thích melanin có thể tạo ra các mảng sạm da, tăng sắc tố da toàn thân của mẹ bầu.

Mẹ mang thai 22 tuần nên thoa kem chống nắng hoặc tốt hơn là tránh ánh nắng mặt trời hoàn toàn như che chắn cẩn thận khi ra đường. Với các vết rạn da, mẹ nên dùng kem trị hoặc ngăn ngừa rạn da theo lời khuyên của bác sĩ.

thai 22 tuần

4. Móng tay thay đổi

Giống như tóc, móng tay phát triển nhanh hơn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chúng trở nên cứng, mềm, thô, mịn hay dễ gãy tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mẹ.

>> Mẹ có thể quan tâm Mẹ bầu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

5. Thay đổi ở ngực

Mẹ sẽ nhận thấy núm vú và quầng vú của mình lớn và sẫm màu hơn hoặc nổi mụn nhỏ. Nguyên nhân là các tuyến dầu đang sản xuất dầu kháng khuẩn bôi trơn để bảo vệ núm vú không bị nứt khi mẹ bắt đầu cho con bú.

6. Các triệu chứng thường thấy khi mang thai 22 tuần

Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp các triệu chứng mang thai tuần thứ 22 khác như:

  • Khó tiêu: Quá trình tiêu hóa bị chậm lại cho phép các chất dinh dưỡng hấp thụ tốt hơn vào máu của mẹ; và sau đó qua nhau thai và vào em bé.
  • Táo bón: do thai nhi ngày càng lớn và ép vào ruột già, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài khó khăn hơn.
  • Chuột rút: Mẹ có thể thấy mình bị chuột rút từng cơn, đặc biệt là ở chân. Và tình trạng máu bị ứ đọng ở chân Hãy hỏi bác sĩ về loại vitamin tổng hợp phù hợp và kê chân khi ngủ.
  • Uể oải hoặc mệt mỏi hơn so với bình thường: Nguyên do là tử cung gây áp lực lên các mạch máu đến não. Điều này còn khiến mẹ ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Rốn lồi ra: do kích thước bụng tăng.
  • Tiết dịch từ âm đạo: do ​​máu dồn về các vùng khác, song điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Đau lưng: do áp lực của thai nhi lên cột sống. Dành thời gian massage hay tập yoga sẽ hữu ích. Song, mẹ hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Tăng ham muốn tình dục: do kích thích tố thay đổi.

[inline_article id=217639]

Lời khuyên của bác sĩ để thai 22 tuần phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu: Thai 22 tuần nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ nên giàu dưỡng chất, đồng thời cần đa dạng để hạn chế cảm giác chán ăn.

Thịt nạc và trứng

Thịt nạc và trứng cung cấp hàm lượng sắt và protein rất tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ được nạp năng lượng đầy đủ. Protein còn là một hoạt chất vô cùng cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của các bộ phận như: cơ bắp, da,… Vì thế, mẹ cần cần phải đảm bảo lượng protein đầy đủ để em bé lớn lên khỏe mạnh.

Khoai lang

Khi mang thai 22 tuần, mẹ đừng quên duy trì thói quen bổ sung khoai lang đều đặn vào thực đơn mỗi ngày nhé. Ngoài thành phần tinh bột, thì khoai lang còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất; đặc biệt là chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Khoai lang sẽ giúp mẹ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón hay gặp ở thai kỳ. Khoai lang cũng giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ mà không ít mẹ có thể gặp phải.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau xanh thẫm cung cấp nguồn sắt cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai 22 tuần. Loại thực phẩm này còn là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, giúp ích cho hể tiêu hóa của mẹ trong thai kỳ.

Rau xanh cũng chứa acid folic, có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Acid folic cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành mô não ở thai nhi. Đây là dưỡng chất quan trọng mà mẹ nên bổ sung cả trước và sau khi sinh.

Bơ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho mẹ bầu như: acid folic, chất béo lành mạnh, cùng các loại khoáng chất khác. Những dưỡng chất có trong bơ đều rất cần thiết cho mẹ trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, để đảm bảo mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được cân nặng trong khi mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến khích mẹ sử dụng với lượng vừa phải, khoảng từ ½ đến 1 quả bơ mỗi ngày

Cá hồi

Cá hồi cũng nằm trong danh sách được khuyên dùng khi chọn thực phẩm cho bà bầu. Vì, cá hồi rất giàu Omega-3 – một loại dưỡng chất quan trọng với sự phát triển trí não của thai nhi.

Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân mắc ca

Các loại hạt luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu không chỉ trong thời điểm mang thai 22 tuần, mà còn sử dụng tốt trong suốt thai kỳ. Các loại hạt không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, mà dưỡng chất có trong các loại hạt giúp bé yêu phát triển rất tốt.

>> Mẹ xem thêm Những món ăn bổ dưỡng cho bà bầu và thai nhi khỏe mạnh

2. Chế độ vận động cho mẹ mang thai 22 tuần

mẹ bầu 22 tuần

Trong giai đoạn này, chế độ vận động dành cho mẹ bầu 22 tuần cần tuân thủ nguyên tắc an toàn cho cả mẹ và bé. Một số bài tập an toàn mẹ có thể thực hiện như:

  • Đi bộ.
  • Yoga.
  • Bơi và tập aerobic dưới nước.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng.

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chế độ vận dành cho mẹ bầu 22 tuần phù hợp với mình nhé!

>> Mẹ đọc thêm Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

3. Cách giúp mẹ bầu chăm sóc bản thân

Mẹ có thể muốn nghĩ về cảm giác của mình khi người khác thảo luận hoặc chạm vào cơ thể.

Cách để mẹ đặt giới hạn với mọi người

Khi bụng bầu ngày càng lớn, sự quan tâm mẹ nhận được cũng nhiều hơn. Người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp; và những người lạ thường nhận xét, chạm vào cơ thể mẹ một cách tự do.

Mẹ mang thai 22 tuần có thể không bận tâm chút nào và cảm thấy phấn khích trước những cử chỉ này. Tuy nhiên, nó có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái hoặc bị xâm phạm.

Theo Tiến sĩ Sharra Marrero Brofman, “Mẹ có thể đặt ra ranh giới và nói với mọi người rằng: ‘Cảm ơn rất nhiều vì những lời chúc tốt đẹp; nhưng tôi không thoải mái khi người khác chạm vào mình.’ Bằng cách này, mẹ có thể vừa thừa nhận ý định tốt của mọi người, vừa đưa ra yêu cầu và ranh giới cá nhân phù hợp. ”

Mẹ cũng có thể nói với người xung quanh rằng mẹ không thoải mái với những bình luận hoặc hành động của họ.

Viết thư cho bé

Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa mẹ và bé trong những năm sau. Mẹ hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
  • Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
  • Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
  • Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

4. Khám thai tuần 22 cần làm những gì?

Nhiều mẹ thắc mắc thai khám thai tuần 22 cần làm những gì? Và mẹ mang thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho mẹ ngay đây:

Xác định dị tật thai nhi: Khám thai tuần 22 cần làm những gì? Ở mốc này, em bé đã thành hình một đứa trẻ sơ sinh. Siêu âm lúc này hoàn toàn có thể phát hiện được các dị tật thông thường như: hở hàm ếch, dị tật ở các chi, dị tật bẩm sinh ở tim, thận hay bàng quang, phổi,…

Siêu âm thai: Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín có siêu âm 3D, 4D để thực hiện siêu âm thai trong giai đoạn quan trọng này. Khi siêu âm giai đoạn 22 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số cơ bản về hình thái của em bé như: đầu, mắt, mũi, miệng, chiều dài xương,… Thực hiện các kiểm tra hệ thống tiểu não, tim, các phần phụ như: nước ối, bánh rau, dây rốn,… Qua kết quả thu nhận được có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh và đưa ra hướng can thiệp kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu: Khám thai tuần 22 cần làm những gì? Ở tuần thai này, mẹ cần làm xét nghiệm nước tiểu để tiến hành đánh giá một số chỉ số quan trọng. Trong đó, điều đầu tiên là kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nhất là xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Từ đó có hướng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là tình trạng tiền sản giật.

>> Mẹ có thể quan tâm Xét nghiệm đường huyết thai kỳ được thực hiện như thế nào?

5. Siêu âm 22 tuần có chính xác không?

Siêu âm 3D sẽ cho mẹ thấy thai nhi trông giống như một em bé hơn bao giờ hết. Với đôi môi và mắt gần như đã hình thành hoàn chỉnh, siêu âm giữa thai kỳ sẽ cho phép bạn quan sát tất cả các hệ cơ quan của con.

Mẹ còn có thể bắt gặp bé đang ngủ trong tư thế bào thai ưa thích. Đừng lo lắng nếu mẹ không thấy bất kỳ chuyển động nào hoặc cảm thấy những cú đá, vì vào thời điểm này, con ngủ đến 16 giờ một ngày.

Một điểm thú vị khác cần lưu ý là con mẹ cuối cùng cũng đang tự tạo ra các tế bào máu từ tủy xương của mình; thay vì sử dụng gan hoặc lá lách.

>> Mách mẹ: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi


Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 22 tuần

1. Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân là bình thường?

Sự tăng cân của mẹ mang thai 22 tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,…

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai.

Công thức tính BMI như sau: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg. Khi thai 22 tuần, nghĩa là mẹ đang trong 3 tháng giữa thai kỳ, số cân nặng tăng từ 4 đến 5kg sẽ là phù hợp.

2. Đi khám thai có phải nhịn ăn không?

Mẹ bầu không cần nhịn ăn khi khám thai tuần 22. Bởi những thăm khám và xét nghiệm trong giai đoạn này chưa cần phải nhịn ăn. Mẹ mang thai 22 tuần chỉ phải nhịn ăn khi xét nghiệm dung nạp glucose để xác định tiểu đường. Và xét nghiệm này thường được thực hiện trong giai đoạn tuần thứ 24 – 28.

3. Thai 22 tuần độ trưởng thành 1 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Độ trưởng thành của nhau thai được chia làm bốn cấp độ 1, 2, 3, 4. Thông thường, độ trưởng thành 1 ở giai đoạn 18 đến 29 tuần không quá đáng lo ngại mẹ nhé. Như vậy, thai 22 tuần độ trưởng thành 1 có thể không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần hỏi thăm bác sĩ để yên tâm hơn nhé!

[inline_article id=2454]

Hy vọng qua bài viết, mẹ mang đã hiểu thai 22 tuần phát triển như thế nào; và một số lưu ý cũng như cách chăm sóc cho mẹ trong giai đoạn này.

HOÀNG AN