Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao

Chiều dài xương mũi thai nhi tăng lên tuyến tính cùng với tuổi thai và chiều dài đầu, mông.Chiều dài xương mũi thai nhi

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Chiều dài xương mũi thai nhi chính là thước đo chuẩn đối với tình hình phát triển và sự ổn định của em bé khi còn trong bụng mẹ. Yếu tố này là rất quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.

Có 2 trường hợp bất thường khi siêu âm chiều dài xương mũi thai nhi:

  • Bất sản xương mũi: Đây là tình trạng thai nhi không có xương mũi.
  • Thiểu sản xương mũi (bất sản một phần xương mũi): Tình trạng này phản ánh chiều dài xương mũi ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn tại thời điểm phát triển của thai nhi.

Chiều dài xương mũi thai nhi ngắn hay không có xương mũi đều có liên quan tới hội chứng Down. Đặc biệt, khả năng mắc bệnh Down sẽ tăng lên nếu theo thời gian bé vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi bị ngắn hơn nhiều so với tiêu chuẩn.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philippine tiến hành vào giữa năm 2010 đến năm 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi được thực hiện trên 74 phụ nữ mang thai có kết quả như sau:

  • Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
  • Chiều dài xương mũi (NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài đầu, mông (CRL).
  • 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down rất cao.

Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho mẹ bầu, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi. Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mũi bé dần hình thành. Chỉ thể đánh giá xương mũi qua siêu âm thai

Chiều dài xương mũi thai nhi được đo vào thời điểm nào?

Cần đo chiều dài xương mũi thai nhi bắt đầu từ tuần thai thứ 12. Sau đó, việc đo sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi thai nhi được 28- 32 tuần. Mỗi một mốc đo đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nên mẹ không được bỏ sót bất kỳ buổi khám thai nào.

Các thời điểm đo chiều dài xương mũi thai nhi như sau:

  • Đo chiều dài xương mũi thai nhi 12 tuần: Đây là chỉ số được quan tâm nhất. Tới tuần thứ 12 các thành phần cơ bản của mũi đã hoàn thành nên việc siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi là hoàn toàn thực hiện được. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ siêu âm xem thai nhi có xương mũi hay không. Trường hợp thai nhi không có xương mũi thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Nếu không may rơi vào trường hợp này thì mẹ bầu sẽ được chỉ định chọc ối để chẩn đoán chính xác.
  • Đo chiều dài xương mũi trong các quý sau của thai kỳ: Trong những lần đo chiều dài xương mũi thai nhi tiếp theo, nếu thai nhi vẫn không có xương mũi hay xương mũi ngắn thì nguy cơ bị bệnh Down tăng lên rất cao. Trường hợp thai nhi không có xương mũi hay xương mũi ngắn cùng với kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test hay NIPT có kết quả nguy cơ cao thì sẽ được chỉ định chọc ối nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Hội chứng Down và cách chẩn đoán

1. Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down là hiện tượng thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là tam thể 21 hay trisomy 21. Người mắc bệnh Down bị chậm phát triển thể chất và tâm thần. Cứ 800-1000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng Down.

Khi mới sinh ra, trẻ bị hội chứng Down có trọng lượng và kích thước như bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn các bé đồng lứa.

Hội chứng Down ở trẻ sơ sinh có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc bé, cho bé bú, cho bé ăn, bé có thể bị táo bón và các vấn đề về tiêu hóa. Khi lớn lên trẻ có thể bị chậm ngôn ngữ, không có kỹ năng tự chăm sóc như mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn uống. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đờiChiều dài xương mũi thai nhi

2. Bất sản xương mũi là gì?

Trong y học, bất sản xương mũi là khái niệm mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi siêu âm thai ở mẹ bầu. Các bác sĩ chuyên ngành cho biết, bất sản xương mũi là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi có khả năng bị hội chứng Down. Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ thai bị mắc chứng Down càng cao.

3. Chẩn đoán trước sinh hội chứng Down

Đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những bước quan trọng trước sinh mà mẹ bầu cần thực hiện. Bên cạnh việc đo độ mờ da gáy, còn đo bất thường hình thái lớn khác.Chiều dài xương mũi thai nhi

Nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này, Kypros Nicolaides, chia sẻ với WebMD rằng bằng cách kết hợp các quan sát siêu âm này với xét nghiệm máu, khả năng sàng lọc hội chứng Down tốt hơn.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà điều tra đã nghiên cứu siêu âm như một phương pháp thay thế để phát hiện hội chứng Down. Hầu hết đều tập trung vào tính hữu ích của việc đo độ mờ da gáy của thai nhi. Nhưng một bài tổng quan đánh giá các nghiên cứu được công bố năm ngoái kết luận rằng trong khi phương pháp này không đủ khả quan để trở thành một phép sàng lọc đơn thuần.

Có cần thiết làm xét nghiệm chọc ối?

Chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 19, cho kết quả chẩn đoán chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, điển hình là hội chứng Down.

Tuy cần thiết nhưng xét nghiệm này cũng mang đến nhiều rủi ro. Vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng nhất chính là làm tăng nguy cơ sảy thai cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác.

Bắt buộc phải lựa chọn khi và chỉ khi kết quả chỉ ra nguy cơ cao cần thực hiện chọc ối hay sinh thiết gai nhau (CVS) để xác định chính xác vấn đề hay không. Ngay cả bác sĩ cũng không chắc chắn về độ an toàn. Bố mẹ chính là người đưa ra quyết định quan trọng này.

Chiều dài xương mũi thai nhi

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau chọc ối nên ăn gì để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh?

Cải thiện chỉ số phát triển của thai nhi

Khi bé con vẫn còn nằm trong bụng mẹ, điều này có nghĩa rằng mọi chất dinh dưỡng bé đón nhận đều thông qua mẹ. Do đó, để bé có được sự phát triển tốt nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình, điều này sẽ quyết định chiều cao, trọng lượng và sự phát triển trí tuệ của bé.

Các chất dinh dưỡng quan trọng luôn cần được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn uống suốt thai kỳ của mẹ là canxi, vitamin D, chất đạm, axit folic, iốt, sắt, kẽm. Trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, mẹ không được dùng thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas.

Môi trường ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Ngoài ra, mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Sự vận động nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn để sẵn sàng chờ đón ngày chào đời.

Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số quan trọng mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính tham khảo, mẹ không cần quá lo khi phát hiện chỉ số thấp hoặc cao hơn bình thường.

[inline_article id=31037]

Nói tóm lại, chiều dài xương mũi thai nhi cần được theo dõi một cách kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh. Lơ là có thể mẹ sẽ phải hối hận.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai 23 tuần và lời khuyên hữu ích cho mẹ

Sự phát triển của thai 23 tuần

1. Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Mẹ thắc mắc thai 23 tuần nặng bao nhiêu, thai 23 tuần phát triển như thế nào? Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 27,68cm và nặng khoảng 0,54kg, cỡ một quả dừa. Bé tăng thêm khoảng 110g so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.

Sau khi biết thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 23 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 53 – 60 mm, trung bình là 56mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 38 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 173 – 198mm, trung bình là 190mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 199 – 201mm, trung bình là 213mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 489 – 650g, trung bình là 568g.

Vậy mẹ đã biết thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 23 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp để biết thai 23 tuần phát triển như thế nào nhé!

2. Thai 23 tuần phát triển như thế nào?

thai 23 tuần

Sau đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi thai 23 tuần phát triển như thế nào:

  • Trọng lượng của thai nhi tăng: Con của mẹ sẽ tăng gấp đôi trọng lượng của mình trong vòng bốn tuần tới, và mẹ cũng có thể cảm thấy như vậy.
  • Da của bé hơi chảy xệ: vì nó phát triển nhanh hơn nhiều so với chất béo, nhưng bé sẽ sớm bắt đầu phù hợp với khung xương của mình khi các chất béo tích tụ dần. Khi bé chào đời, bé sẽ bụ bẫm và đầy đặn, từ đôi má phúng phính đến những ngón chân mũm mĩm.
  • Bắt đầu xuất hiện các cơ quan và xương: Ở tuần thứ 23, da bắt đầu dày lên, tích trữ mỡ dưới da, mọc lông tơ, làm da mờ dần và không còn thấy rõ các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của con mình qua ống nghe.
  • Nghe rõ âm thanh bên ngoài: Bé có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài cơ thể mẹ lúc này, chẳng hạn như tiếng chó sủa. Lúc đầu, tai của bé chỉ nghe được những âm thanh có âm vực thấp, nghĩa là bé có thể nghe rõ giọng nam hơn giọng nữ.
  • Phát triển cảm giác vận động: Hiện tại, khi cảm giác vận động đã phát triển tốt, bé có thể cảm nhận được mẹ đang vận động. Và bé cũng đang vặn vẹo, cử động trong bụng của mẹ.
  • Kỹ năng tiêu hóa: Các chuyển động co bóp đẩy thức ăn dọc theo đường tiêu hóa (nhu động ruột) bắt đầu hình thành.

3. Thai 23 tuần là mấy tháng?

Nếu mẹ mang thai được 23 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là mẹ thấy mặt bé yêu rồi. Vậy mẹ đã biết thai 23 tuần là mấy tháng rồi đúng không? Giờ mẹ xem thêm về những sự thay đổi trong cơ thể của mình ở nội dung tiếp theo nha!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 23 tuần tuổi

1. Cảm giác thèm ăn gia tăng

Sự thay đổi hormon khiến mẹ có cảm giác thèm ăn. Vì vậy, hoàn toàn bình thường khi mẹ thấy mình muốn ngấu nghiến đồ đạc trong tủ bếp và tủ lạnh. Vì vậy, hãy cố gắng dự trữ trong nhà những món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau cắt nhỏ, các loại hạt và bánh quy làm từ lúa mì.

2. Mẹ có thể bị đầy hơi

Vì mẹ đang trải qua tác động của progesterone – hormone làm cho đường tiêu hóa giãn ra, giảm co bóp và làm chậm quá trình tiêu hóa’ do đó các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian hơn để đi vào máu và đến em bé của mẹ. Để tránh bị đầy hơi, mẹ hãy uống nhiều nước hơn để giúp mọi thứ vận động.

3. Ngáy

Triệu chứng mang thai phổ biến nhưng gây khó chịu này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ và chồng. Nguyên nhân là vì mẹ bị nghẹt mũi do trọng lượng tăng thêm và màng nhầy trong mũi bị sưng lên; chứng ngáy ngủ có thể được giảm bớt bằng cách đeo băng thông mũi trước khi đi ngủ và chạy máy tạo độ ẩm phun sương ấm trong phòng ngủ của mẹ.

4. Chảy máu nướu răng

Nướu răng của mẹ sẽ sưng hơn bình thường trong những ngày này do nội tiết tố; bằng cách tránh đồ ngọt dai; đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn thêm cách giải quyết.

5. Tay ngứa ran

Sưng tấy khi mang thai có thể gây áp lực lên các dây thần kinh ở cổ tay và gây ra cảm giác đau nhức và ngứa ran. Nếu mẹ làm việc trên máy tính; hãy thường xuyên nghỉ ngơi duỗi tay và đảm bảo cổ tay của mẹ thẳng và khuỷu tay không cao hơn bàn tay khi mẹ ở bàn làm việc.

sự thay đổi cơ thể mẹ bầu tuần 23

6. Sự thay đổi trong da của mẹ

Lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể bị đỏ, dễ bị phát ban nhiệt và da. Các vết rạn da nở rộ với các màu sắc như hồng, đỏ, tím, nâu đỏ hoặc nâu sẫm ở bụng, đùi, mông… Mẹ cũng thấy một đường sọc nâu xuất hiện ở bụng, được gọi là linea nigra. Tất cả là do hormone thai kỳ gây ra.

Sẽ có người da sẫm màu hơn, bị tàn nhang ở cánh tay hay chân. Nhiều người da mặt cũng thay đổi, đặc biệt là ở vùng xung quanh mũi, trán, má và mắt. Đây được gọi là mặt nạ thai kỳ (hoặc nám) vì xuất hiện như một mặt nạ trên khuôn mặt. Hãy yên tâm, chúng sẽ tự biến mất sau vài tháng mang thai. Còn hiện tại, mẹ có thể dùng kem che khuyết điểm để che chúng đi.

7. Các triệu chứng mang thai 23 tuần khác

Khi mang thai được 23 tuần, mẹ sẽ có những triệu chứng như:

  • Mệt mỏi và khó ngủ.
  • Đau đầu.
  • Đau lưng.
  • Chảy máu cam.
  • Khó tiêu và ợ chua.
  • Đầy hơi và táo bón.
  • Thuột rút chân.
  • Cảm thấy nóng nực.
  • Chóng mặt.
  • Bàn tay và bàn chân sưng tấy.
  • Nhiễm trùng âm đạo.
  • Nhiễm trùng nước tiểu.
  • Da nhờn, tóc dày và bóng.
  • Thay đổi tâm trạng, ốm nghén, cảm giác thèm ăn kỳ lạ khi mang thai.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 23 tuần tuổi phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng: thai nhi 23 tuần nên ăn gì?

bà bầu nạp vitamin D

Bổ sung nhiều canxi

Cơ thể mẹ có thể cần nhiều canxi hơn trong thai kỳ; nhưng điều tốt là cơ thể mẹ sử dụng canxi hiệu quả hơn trong thời gian này. Cách tốt nhất để đảm bảo mẹ có đủ canxi là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, bao gồm các thực phẩm giàu canxi như pho mát, sữa, sữa chua, cá mòi, hạt vừng, cải xoong, đậu phụ, ngũ cốc và quả sung.

Để giúp tăng cường lượng canxi, hãy uống sữa ăn kèm ngũ cốc; ăn sữa chua vào giữa buổi sáng; một ly sữa vào bữa tối và bào một ít pho mát lên trên món salad. Hãy thử nấu ăn với những thực phẩm này. Các nguồn cung cấp canxi không từ sữa bao gồm cá hồi đóng hộp, rau lá xanh và đậu nướng.

>> Mẹ xem thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Nạp vitamin D

Mẹ hãy uống vitamin D theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần phơi nắng mặt trời một cách an toàn, từ 6-9h sáng hoặc 15-17h chiều, lúc ánh nắng dịu nhẹ 2 lần/tuần mà không thoa kem chống nắng.

Mẹ cũng cần bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống. Các loại như cá béo (cá hồi và cá ngừ), dầu gan cá và các loại thực phẩm tăng cường như sữa, nước cam và ngũ cốc ăn sáng đều chứa vitamin D.

Vậy mẹ đã biết thai nhi 23 tuần nên ăn gì rồi! Mẹ đọc tiếp để xem cách vận động, tập thể dục trong giai đoạn này nhé!

2. Mẹ cần vận động, tập thể dục như thế nào?

Rất nhiều trường hợp mẹ bầu chưa quen với tình trạng cơ thể mang thai, thường xuyên đau mỏi lưng, vai, gối và các khớp xương. Lúc này, việc tập luyện những bài tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Mẹ cần tránh các hoạt động mà mẹ có thể bị ngã mạnh. Mẹ cũng nên ngừng tập thể dục nếu:

  • Cảm thấy buồn nôn.
  • Cảm thấy quá nóng.
  • Cảm thấy mất nước.
  • Cảm thấy bất kỳ tiết dịch âm đạo, chảy máu hoặc đau bụng hoặc vùng chậu

Mẹ hãy đảm bảo có đủ nước trong lúc luyện tập. Và mặc dù không có bất kỳ khuyến nghị nào về nhịp tim lý tưởng khi tập thể dục trong tam cá nguyệt thứ hai, nhưng nếu mẹ không thể trò chuyện bình thường trong khi tập thể dục, có lẽ mẹ đang tập luyện quá sức.

>> Mẹ tham khảo thêm Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

3. Chăm sóc bản thân

Hãy lưu ý đôi mắt của mẹ trong giai đoạn này

Nếu mẹ gặp bất kỳ vấn đề nào về mắt, hãy đến bệnh viện mắt kiểm tra ngay. Hầu hết những thay đổi về mắt và thị lực giai đoạn mang thai không nguy hiểm và sẽ biến mất sau khi sinh con. Song các tình trạng tiềm ẩn như huyết áp cao hoặc tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi mang thai, mẹ nên:

  • Tránh các thủ tục điều chỉnh thị lực, chẳng hạn như LASIK.
  • Chỉ mua kính thuốc hoặc kính áp tròng mới sau sinh.
  • Khám mắt định kỳ.

Học cách thư giãn

bà bầu mang thai 23 tuần tập yoga

Yoga là một phương pháp giảm căng thẳng tuyệt vời, nếu mẹ có thời gian đi tập. MarryBaby giới thiệu một kỹ thuật thiền khi mang thai mà mẹ có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi để xoa dịu tâm hồn:

  • Ngồi nhắm mắt và tưởng tượng một khung cảnh đẹp đẽ, yên bình. Ví dụ như đó là cảnh hoàng hôn trên bãi biển yêu thích, sóng vỗ nhẹ vào bờ hay khung cảnh núi non thanh bình với tiếng suối róc rách.
  • Mẹ hít thở chậm, sâu, chỉ bằng mũi và chọn một từ đơn giản như “có” để lặp lại lớn tiếng mỗi khi mẹ thở ra. Hãy thực hiện 10-20 phút mỗi ngày.

Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa

Bố mẹ hãy xem xét việc sắp đặt trong nhà trước khi bé chào đời. Hãy để bố thực hiện các công việc này vì mẹ không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều. Tham khảo một số việc mẹ có thể lên danh sách nhé:

  • Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
  • Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
  • Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.

4. Lịch khám thai: các xét nghiệm cần thiết

Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết mao mạch GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra sàng lọc tiểu đường thai kỳ, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh khó hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là đường huyết của mẹ cao và sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để khẳng định chắc chắn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần được siêu âm hình thái thai nhi và sàng lọc dị tật trước sinh ở thời điểm này, để sớm phát hiện bất thường và can thiệp thích hợp.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 23 tuần

1. Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

Thông thường, từ tuần 20 – 23, mẹ có thể nhận thấy những cú đá nhẹ nhàng, những cái gõ, búng nhẹ ở thành bụng hoặc đôi khi là các cử động lúng búng lặp đi lặp lại khi bé bị nấc cụt. Hoạt động của bé sẽ dần dần nhiều lên và trở nên mạnh mẽ hơn.

Vậy thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường? Mỗi bé sẽ có tần suất hoạt động, thói quen khác nhau; có bé cử động ít nhưng cũng có thai nhi 23 tuần đạp nhiều. Trên thực tế, mẹ chỉ cần lo lắng khi con ít chuyển động, hoặc mẹ không cảm nhận được nhiều cử động của con. Với những trường hợp đạp nhiều, mẹ không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu con đang phát triển khỏe mạnh.

>> Mẹ xem thêm Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

2. Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Mang thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường? Mức tăng cân trung bình ở tuần thứ 23 là 5,4kg đến 6,8 kg là ổn mẹ nhé! Tuy nhiên, số cân nặng tăng thêm có thể thay đổi tùy theo cơ thể của mẹ cho hợp lí. Mẹ bầu có thể trạng trước mang thai càng gầy cần tăng cân càng nhiều và ngược lại. Nếu lo lắng không biết mang thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là ổn, mẹ cứ trao đổi thêm với bác sĩ để chăm sóc sức khỏe thật tốt!

[inline_article id=2455]

Đến đây hẳn mẹ đã biết thai 23 tuần phát triển như thế nào, bầu 23 tuần bé nặng bao nhiêu. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

THIÊN ÂN