Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao

Chiều dài xương mũi thai nhi tăng lên tuyến tính cùng với tuổi thai và chiều dài đầu, mông.Chiều dài xương mũi thai nhi

Chiều dài xương mũi chuẩn theo tuần tuổi thai

Chiều dài xương mũi thai nhi chính là thước đo chuẩn đối với tình hình phát triển và sự ổn định của em bé khi còn trong bụng mẹ. Yếu tố này là rất quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.

Có 2 trường hợp bất thường khi siêu âm chiều dài xương mũi thai nhi:

  • Bất sản xương mũi: Đây là tình trạng thai nhi không có xương mũi.
  • Thiểu sản xương mũi (bất sản một phần xương mũi): Tình trạng này phản ánh chiều dài xương mũi ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn tại thời điểm phát triển của thai nhi.

Chiều dài xương mũi thai nhi ngắn hay không có xương mũi đều có liên quan tới hội chứng Down. Đặc biệt, khả năng mắc bệnh Down sẽ tăng lên nếu theo thời gian bé vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi bị ngắn hơn nhiều so với tiêu chuẩn.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philippine tiến hành vào giữa năm 2010 đến năm 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi được thực hiện trên 74 phụ nữ mang thai có kết quả như sau:

  • Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
  • Chiều dài xương mũi (NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển (GA) và chiều dài đầu, mông (CRL).
  • 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down rất cao.

Đây chỉ là những chỉ số tham khảo cho mẹ bầu, chứ không phải là chỉ số bắt buộc cho thai nhi. Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mũi bé dần hình thành. Chỉ thể đánh giá xương mũi qua siêu âm thai

Chiều dài xương mũi thai nhi được đo vào thời điểm nào?

Cần đo chiều dài xương mũi thai nhi bắt đầu từ tuần thai thứ 12. Sau đó, việc đo sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi thai nhi được 28- 32 tuần. Mỗi một mốc đo đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nên mẹ không được bỏ sót bất kỳ buổi khám thai nào.

Các thời điểm đo chiều dài xương mũi thai nhi như sau:

  • Đo chiều dài xương mũi thai nhi 12 tuần: Đây là chỉ số được quan tâm nhất. Tới tuần thứ 12 các thành phần cơ bản của mũi đã hoàn thành nên việc siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi là hoàn toàn thực hiện được. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ siêu âm xem thai nhi có xương mũi hay không. Trường hợp thai nhi không có xương mũi thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Nếu không may rơi vào trường hợp này thì mẹ bầu sẽ được chỉ định chọc ối để chẩn đoán chính xác.
  • Đo chiều dài xương mũi trong các quý sau của thai kỳ: Trong những lần đo chiều dài xương mũi thai nhi tiếp theo, nếu thai nhi vẫn không có xương mũi hay xương mũi ngắn thì nguy cơ bị bệnh Down tăng lên rất cao. Trường hợp thai nhi không có xương mũi hay xương mũi ngắn cùng với kết quả xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test hay NIPT có kết quả nguy cơ cao thì sẽ được chỉ định chọc ối nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Hội chứng Down và cách chẩn đoán

1. Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down là hiện tượng thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là tam thể 21 hay trisomy 21. Người mắc bệnh Down bị chậm phát triển thể chất và tâm thần. Cứ 800-1000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ mắc phải hội chứng Down.

Khi mới sinh ra, trẻ bị hội chứng Down có trọng lượng và kích thước như bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn các bé đồng lứa.

Hội chứng Down ở trẻ sơ sinh có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc bé, cho bé bú, cho bé ăn, bé có thể bị táo bón và các vấn đề về tiêu hóa. Khi lớn lên trẻ có thể bị chậm ngôn ngữ, không có kỹ năng tự chăm sóc như mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn uống. Trẻ có thể học và phát triển các kỹ năng nhưng thường rất chậm và phải học suốt đờiChiều dài xương mũi thai nhi

2. Bất sản xương mũi là gì?

Trong y học, bất sản xương mũi là khái niệm mô tả hiện tượng không thấy xương mũi thai nhi khi siêu âm thai ở mẹ bầu. Các bác sĩ chuyên ngành cho biết, bất sản xương mũi là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi có khả năng bị hội chứng Down. Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ thai bị mắc chứng Down càng cao.

3. Chẩn đoán trước sinh hội chứng Down

Đo chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những bước quan trọng trước sinh mà mẹ bầu cần thực hiện. Bên cạnh việc đo độ mờ da gáy, còn đo bất thường hình thái lớn khác.Chiều dài xương mũi thai nhi

Nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này, Kypros Nicolaides, chia sẻ với WebMD rằng bằng cách kết hợp các quan sát siêu âm này với xét nghiệm máu, khả năng sàng lọc hội chứng Down tốt hơn.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà điều tra đã nghiên cứu siêu âm như một phương pháp thay thế để phát hiện hội chứng Down. Hầu hết đều tập trung vào tính hữu ích của việc đo độ mờ da gáy của thai nhi. Nhưng một bài tổng quan đánh giá các nghiên cứu được công bố năm ngoái kết luận rằng trong khi phương pháp này không đủ khả quan để trở thành một phép sàng lọc đơn thuần.

Có cần thiết làm xét nghiệm chọc ối?

Chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 19, cho kết quả chẩn đoán chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, điển hình là hội chứng Down.

Tuy cần thiết nhưng xét nghiệm này cũng mang đến nhiều rủi ro. Vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng nhất chính là làm tăng nguy cơ sảy thai cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác.

Bắt buộc phải lựa chọn khi và chỉ khi kết quả chỉ ra nguy cơ cao cần thực hiện chọc ối hay sinh thiết gai nhau (CVS) để xác định chính xác vấn đề hay không. Ngay cả bác sĩ cũng không chắc chắn về độ an toàn. Bố mẹ chính là người đưa ra quyết định quan trọng này.

Chiều dài xương mũi thai nhi

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau chọc ối nên ăn gì để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh?

Cải thiện chỉ số phát triển của thai nhi

Khi bé con vẫn còn nằm trong bụng mẹ, điều này có nghĩa rằng mọi chất dinh dưỡng bé đón nhận đều thông qua mẹ. Do đó, để bé có được sự phát triển tốt nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình, điều này sẽ quyết định chiều cao, trọng lượng và sự phát triển trí tuệ của bé.

Các chất dinh dưỡng quan trọng luôn cần được bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn uống suốt thai kỳ của mẹ là canxi, vitamin D, chất đạm, axit folic, iốt, sắt, kẽm. Trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, mẹ không được dùng thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas.

Môi trường ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Ngoài ra, mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Sự vận động nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn để sẵn sàng chờ đón ngày chào đời.

Chiều dài xương mũi thai nhi là chỉ số quan trọng mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ mang tính tham khảo, mẹ không cần quá lo khi phát hiện chỉ số thấp hoặc cao hơn bình thường.

[inline_article id=31037]

Nói tóm lại, chiều dài xương mũi thai nhi cần được theo dõi một cách kỹ lưỡng trong suốt thai kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh. Lơ là có thể mẹ sẽ phải hối hận.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn mẹ đã biết chưa? Khi bước vào tuần thứ 32; tức là mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Như vậy, ngày chào đón con yêu cũng đang gần kề. Mẹ hãy duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống nhé.

Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ về cân nặng thai nhi 32 tuần theo chuẩn quốc tế; đồng thời mẹ sẽ biết thêm thai 32 tuần phát triển như thế nào; và những lời khuyên quan trọng từ bác sĩ.

Sự phát triển của thai 32 tuần mẹ bầu cần lưu ý

1. Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 

Theo bảng chuẩn cân nặng thai nhi cho từng tuần tuổi được công bố trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2017; ở tuần thứ 32:

  • Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi: khoảng 81mm
  • Chu vi vòng bụng: khoảng 279mm
  • Chiều dài xương đùi khoảng 61mm
  • Ước lượng cân nặng thai nhi 32 tuần: khoảng 1901g

Đặc điểm khác: Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn, chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần theo một công bố của Hiệp hội siêu âm Sản phụ khoa thế giới khoảng 10,5mm.

Như vậy mẹ đã biết thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu rồi. Mẹ đọc tiếp để biết thêm những thông tin quan trọng khác liên quan đến thai 32 tuần phát triển như thế nào nhé.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

2. Vị trí của thai nhi: Ngôi đầu hay ngôi mông?

Bên cạnh thông tin thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu mẹ cũng cần biết thêm về vị trí của thai trong giai đoạn này nữa. Thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ có thể cảm thấy con hay đạp và vặn mình. Bởi vì lúc này không gian trong túi thai hơi chật nên bé khó cựa quậy; hay phải cuộn tròn người lại.

Trong khoảng từ 32 đến 38 tuần, thai nhi sẽ phát triển ngày càng lớn, tỉ lệ phần thân so với đầu tăng lên, thai nhi sẽ có xu hướng quang đầu xuống dưới, mông quay lên trên về phía đáy tử cung nơi có không gian rộng rãi hơn. Tuy nhiên một số trường hợp thì lượng ước ối nhiều hoặc một lí do nào đó, ngôi thai vẫn có thể thay đổi hoặc chưa bình chỉnh về ngôi đầu, có khi là bình chỉnh về ngôi mông hay ngôi ngang. Quá trình này sẽ được bác sĩ theo dõi trong mỗi lần khám thai mẹ nhé!

[inline_article id=276063]

3. Thân nhiệt của bé ở kỳ thai 32 tuần

Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu và có thân nhiệt thế nào? Con yêu trong giai đoạn nãy sẽ bắt đầu hình thành chất béo nâu. Loại chất béo này cần thiết để giữ ấm sau khi rời bụng mẹ vào giữa tam cá nguyệt thứ hai. Ở tuần thứ 32, cơ thể của bé cũng đã tăng cường sản xuất protein và một loại enzyme để tạo ra thân nhiệt thích hợp.

4. Phản xạ giật mình

Thai nhi 32 tuần tuổi biết làm gì? Hầu hết thai nhi có biểu hiện giật mình hoặc phản xạ Moro sau 32 tuần. Một tiếng động lớn hoặc một cử động có thể khiến bé giật mình; đột ngột hất tay và chân ra khỏi cơ thể; sau đó sẽ co lại. Vì thế, trẻ sinh ra đã có phản xạ giật mình nhưng phản xạ này sẽ biến mất vài tháng sau khi sinh.

5. Tỷ lệ sống sót nếu sinh vào tuần 32

thai 32 tuần
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Em bé nay đã có kích thước bằng một bó măng tây với trọng lượng 1,72kg.

Ở tuần thứ 32, thai nhi đạt đến một cột mốc quan trọng và chuyển từ tình trạng rất non tháng sang thể trạng sinh non trung bình. Phổi của trẻ đang tiếp tục phát triển và vẫn cần thêm vài tuần nữa để trưởng thành. Một em bé được sinh ra ở tuần thứ 32 thường sẽ phải cần vài tuần chăm sóc đặc biệt NICU nhưng tỷ lệ sống sót ở giai đoạn này là 95-99% với điều kiện được can thiệp chăm sóc Sản khoa cũng như ở đơn vị chăm sóc Nhi khoa tích cực kịp thời, đúng và hiệu qủa. Tuy nhiên vì bé còn chưa trưởng thành nhiều cơ quan nên sẽ có rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển lâu dài của trẻ. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực y tế từng địa phương, quốc gia.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

6. Mang thai 32 tuần là mấy tháng?

Mang thai 32 tuần là mấy tháng cũng là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm. Khi thai 32 tuần tuổi nghĩa là con đang ở khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 1-2 tháng nữa là mẹ có thể gặp mặt con yêu rồi.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 32 tuần

1. Tư thế thay đổi

Ngoài thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, thì sự thay đổi về cơ thể mẹ cũng là thông tin quan trọng. Tuần thai thứ 32 bé đang ngày càng chiếm nhiều chỗ hơn trong bụng mẹ.

Nếu trước đó mẹ đi khệnh khạng thì nay có thể sẽ đi lạch bạch, lắc lư. Để có thể ngồi thoải mái; thậm chí là nằm ngủ ngon là cả một thách thức lớn. Và gối nằm ngủ chữ U sẽ là giải pháp rất hữu ích cho mẹ bầu.

[affiliate-product id=”320038″ sku=”2464ID594″ title=”Sản phẩm giúp mẹ bầu ngủ say giấc” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[inline_article id=246520]

2. Tê ống cổ tay

Mẹ có thể cảm thấy đau và tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay mẹ có khả năng giữ nước; làm tăng áp lực lên ống xương cổ tay. Những dây thần kinh chạy qua đường ống này có thể bị bó chặt; gây nên cảm giác tê cứng; ngứa ran; đau nhói hay đau âm ỉ.

Để giảm tình trạng này, mẹ hãy thử đeo thanh nẹp để ổn định cổ tay. Nếu công việc của mẹ đòi hỏi phải vận động tay thường xuyên hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao.

3. Quan hệ tình dục khi thai 32 tuần tuổi

Ngoài thắc mắc về thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, đa số cặp vợ chồng đều lăn tăn về việc quan hệ tình dục trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng này.

Nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy mình gợi cảm ở giai đoạn này và chồng họ cũng đồng ý như vậy. Việc quan hệ trong khi mang thai vẫn có thể diễn ra tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không quan hệ khi vỡ ối và bắt đầu có quá trình chuyển dạ!

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tần suất quan hệ khi mang thai như thế nào là hợp lý?

4. Mang thai 32 tuần nặng bụng dưới – Các cơn co thắt Braxton Hicks

Bên cạnh thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu thì các cơn co thắt cũng cần mẹ chú ý. Tuần này, cơ thể mẹ chuẩn bị cho cuộc sinh nở bằng cách làm dẻo các cơ. Nếu mẹ bầu cảm thấy tử cung của mình thắt lại hoặc cứng lên theo chu kỳ; đó là những cơn co thắt Braxton Hicks.

Những cơn co thắt này xuất hiện vào khoảng giữa thai kỳ; tần suất và cường độ tăng khi thai nhi sắp đến ngày sinh. Cảm giác thắt chặt bắt đầu từ trên cùng của tử cung, sau đó lan xuống dưới, kéo dài từ 15-30 giây. Mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài đến 2 phút.

5. Mang thai 32 tuần nặng bụng dưới – Dấu hiệu chuyển dạ sớm và sinh non

Không chỉ bận tâm việc thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu. Mẹ bầu cũng lo lắng về việc thai 32 tuần gò cứng bụng. Để hiểu hơn về hai 32 tuần gò cứng bụng; mẹ sẽ cần phân biệt cơn co thắt Braxton Hicks với co thắt chuyển dạ. Sự khác biệt cụ thể là:

  • Nếu cơn co thắt gây khó chịu nhưng hiếm khi gây đau bụng nhiều, thường sẽ dừng lại khi mẹ bầu thay đổi vị trí đứng dậy; khi đang nằm hoặc đi bộ hoặc khi đang ngồi thì là Braxton Hicks.
  • Nếu trường hợp là những cơn co thắt chuyển dạ thực sự; chúng sẽ mạnh dần và đều đặn hơn. Và cảm giác của mẹ mang thai 32 tuần nặng bụng dưới không giảm nhẹ theo thời gian.

Khi thấy dấu hiệu chuyển dạ sinh non (trước 37 tuần), mẹ hãy đến bệnh viện ngay nhé.

6. Làm gì khi mẹ bầu bị khó thở trong tuần 32 thai kỳ?

Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở vì tử cung đang đẩy lên gần cơ hoành – đặc biệt khi mang thai cao, mang thai nhiều lần hoặc bị dư nước ối. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị khó thở do cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho thai nhi và cơ thể cũng đang cố gắng thích nghi để đáp ứng nhu cầu này theo nhiều cách.

Bên cạnh đó, khi hormone trong cơ thể tăng, đặc biệt là progesterone cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp trong não. Mặc dù khi mang thai, nhịp thở hít vào mỗi phút thay đổi rất ít nhưng lượng không khí hít vào và thở ra với mỗi hơi thở lại tăng lên đáng kể nên khiến bạn khó thở.

Ngoài ra, tình trạng khó thở khi mang thai cũng có thể nghiêm trọng hơn, nếu bạn đang mắc các bệnh lý như hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao. Khi bạn cảm thấy khó thở hãy áp dụng các biện pháp sau:

  • Kê một vài chiếc gối phụ khi nằm trên giường vào ban đêm
  • Hãy làm mọi việc chậm hơn một chút và đừng quá cố gắng khi hoạt động
  • Ngồi thẳng và giữ vai thẳng để làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi
  • Hãy kiên nhẫn vì sau khi sinh con hơi thở của bạn sẽ sớm trở lại bình thường thôi

7. Khi nào mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay?

Hầu hết, các thai phụ đều có thể gặp phải tình trạng khó thở trong tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây thì hãy đến bệnh ngày nhé:

  • Xanh xao
  • Mạch nhanh
  • Hen suyễn nặng hơn
  • Cảm giác sắp ngất đi
  • Đau ngực hoặc đau khi thở
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Khó thở đột ngột hoặc nghiêm trọng
  • Cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng không nhận đủ oxy
  • Ho dai dẳng, ho cùng với sốt hoặc ớn lạnh, hoặc ho ra máu.
  • Môi, ngón tay hoặc ngón chân chuyển màu xanh (dấu hiệu của thiếu oxy)

8. Cân nặng của mẹ bầu thay đổi thế nào?

Khi mẹ bầu bước vào tuần 32 tức là đang ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Do đó, cân nặng của mẹ nên tăng từ 5-6 kg so với tam cá nguyêt thứ hai nhé.

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 32 tuần phát triển tốt

1. Thai 32 tuần nên ăn gì?

Thai 32 tuần nên ăn gì? Nếu mẹ đã biết thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu thì cũng cần tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Dưới đây là hướng dẫn của Cơ quan Dịch vụ Y tế tại Anh Quốc (National Health Service – NHS).

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Ở tuần thai thứ 32, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như chân vịt; bông cải xanh; thịt đỏ; các loại đậu; rau muống; gan lợn…. Vì chất sắt rất quan trọng trong giai đoạn này giúp tăng lượng máu lên khoảng 50%. Mẹ bầu cũng đừng quên việc bổ sung viên sắt, acid folic và canxi nhé.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp: Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nếu chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
  • Bổ sung canxi: Giai đoạn này móng, răng, tóc và xương của thai nhi đã hình thành nhưng vẫn còn mỏng manh. Do đó mẹ cũng cần bổ sung đủ canxi mỗi ngày với các thực phẩm như sữa; sữa chua; phô mai; rau lá xanh và ngũ cốc.
  • Cân bằng trong ăn uống: Quan trọng nhất, mẹ nên có một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất đạm; protein; tinh bột; chất xơ để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
  • Thực phẩm cần hạn chế: Mẹ cần hạn chế đồ ăn nhanh; đồ ngọt; đồ ăn cay nóng; đồ uống có chất kích thích để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày cũng là điều mẹ nên nhớ để các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Đồng thời, tập thể dục với cường độ phù hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của bé.

Như vậy, ngoài việc biết thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu; mẹ cũng biết chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ này. Để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất, mẹ hãy tìm kiếm những sản phẩm sữa tốt để nâng cao sức khỏe của cả mẹ và bé nhé:

[affiliate-product id=”320032″ sku=”2464ID595″ title=”Sữa bầu với hương vị thơm ngon, nhiều dưỡng chất” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320034″ sku=”2464ID596″ title=”Sữa bầu cao cấp hương vani thơm ngon, tốt cho mẹ và bé” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu và chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu như thế nào là hợp lý?

2. Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm 

Tìm hiểu các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non bao gồm: vỡ ối; chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt; ra máu âm đạo hoặc lấm tấm; đau lưng âm ỉ liên tục; co thắt ở tử cung. Những điều này, cũng cần mẹ tìm hiểu và nắm rõ bên cạnh thông tin thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu nữa nhé!

Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 32 tuần

1. Lịch khám thai: Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Ngoại trừ việc thăm khám lâm sàng, đo huyết áp và thực hiện siêu âm như ở các lần khám thai trước. Ở tuần thai này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Vậy thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

  • Xét nghiệm máu: tuỳ tình trạng cụ thể cũng như mạ đã làm xét nghiệm máu tổng quát hay chưa, kết quả lần trước như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu phù hợp.
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, bàng quang hay các bệnh lý nội khoa khác, đặt biệt là nếu mẹ có tăng huyết áp thì xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện protein trong nước tiểu.
  • Bác sĩ có thể cho làm thêm test lượng giá sức khỏe thai nhi như: Non-stress Test (NST), trắc đồ sinh vật lý, siêu âm đo doppler mạch máu…tuỳ vào từng tình trạng cụ thể.

2. Mang thai 32 tuần bị ra máu hồng có sao không?

Rất nhiều mẹ lo lắng không biết thai 32 tuần bị ra máu hồng có sao không? Thai 32 tuần bị ra một chút máu hồng hoặc chảy máu nhẹ có thể do quan hệ tình dục hoặc khám cổ tử cung. Điều này là phổ biến và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Nếu mẹ bị chảy máu âm đạo nhiều, có thể kèm theo đau bụng, ra nước hay bất thường khác; hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ ngay lập tức. Vì đó có thể dấu hiệu của biến chứng thai kỳ nguy hiểm:

Chăm sóc cấp cứu kịp thời là cần thiết vì sự an toàn của mẹ và thai nhi.

3. Mẹ bầu 32 tuần cần tập luyện như thế nào?

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tập thể dục hoặc hoạt động vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần. Ước tính là khoảng 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, các bài tập thích hợp là đi bộ nhẹ nhàng, tập vận động tay tại chỗ, yoga, bơi…

4. Rạn da có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Bên cạnh việc quan tâm đến thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, mẹ cũng cần có những chuẩn bị về tâm lý. Mẹ đừng căng thẳng với vết rạn da nhé. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), có tới 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai.

Rạn da, nếu hiểu một cách lạc quan thì có thể coi là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, khi cơ thể em bé và mẹ đang tăng cân nhanh, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một số sản phẩm làm mềm da, cấp ẩm giúp mẹ đỡ khó chịu hơn nhé.

[affiliate-product id=”320021″ sku=”2464ID597″ title=”Gợi ý sản phẩm kem giảm rạn da, giúp da săn chắc” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320023″ sku=”2464ID598″ title=”Dòng kem ngăn ngừa rạn da khi mang thai” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Giặt quần áo và drap giường của bé để loại bỏ các chất kích ứng có trong vải. Hãy dùng các chất tẩy rửa dịu nhẹ nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh gây kích ứng cho cho trẻ do hóa chất.

5. Thai 32 tuần chưa quay đầu có sao không?

Thông thường, thai nhi có thể quay đầu từ tuần 32- 36 của thai kỳ. Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi đợi đến ngày chuyển dạ mới bắt đầu quay đầu. Nếu bạn lo lắng về vấn đề thai 32 tuần chưa thấy quay đầu thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ trong những lần đi khám thai nhé.

6. Thai 32 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Theo bảng trung bình nước ối, khi thai nhi được 32 tuần thì thể tích nước ối của người mẹ phải đạt từ 800ml trở lên. Nếu mức nước ối của người mẹ thấp hơn thì bác sĩ có thể tư vấn cho các cách tăng nước ối phù hợp.

Hy vọng với thông tin thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình thai kỳ. Nếu còn thắc mắc gì trong khi mang thai hãy truy cập vào trang MarryBaby để biết thêm thông tin. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!