Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách tập cho bé 6-24 tháng tuổi ăn dặm đúng cách từ A-Z

Trẻ con lớn nhanh như thổi nên ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần được bổ sung dưỡng chất khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mình. Đây là một bước tiến quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với các bé. Tuy nhiên, mẹ có đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách.

Khi nào nên tập cho bé ăn dặm?

Có thể mẹ không biết, nhưng việc quyết định khi nào cho bé ăn dặm đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thói quen ăn uống và sức khỏe của bé. Ăn dặm trễ, cơ thể bé sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Ngược lại, ăn quá sớm lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Vì vậy, chọn đúng thời điểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần chú ý nếu muốn cho bé ăn dặm đúng cách.

Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), bé có thể bắt đầu ăn dặm khi được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Thế nhưng mỗi đứa bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau nên người có thể đưa ra đáp án đúng nhất dành cho câu hỏi “trẻ mấy tháng cho ăn dặm” chỉ có con mà thôi.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu mà không cần ai hỗ trợ
  • Có thể mở miệng để nhận và nuốt thức ăn, thay vì đẩy thức ăn ra ngoài
  • Tò mò mọi thứ xung quanh, nhất là với những món cha mẹ đang ăn
  • Cố gắng cầm món đồ nào đó và đưa vào miệng
  • Trông bé vẫn còn đói dù đã bú đủ 8 – 10 cữ sữa mỗi ngày

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

Cho bé ăn dặm như thế nào mới đúng cách?

1. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Một yếu tố quan trọng trong việc cho bé ăn dặm đúng cách là đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn chén bột hoặc cháo hoàn chỉnh với bốn nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm cung cấp bột đường: gạo, bột, khoai. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp, không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vì dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn.
  • Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn đa dạng thịt bò, cá, tôm, cua… (khi sang tháng tuổi thứ 7).
  • Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 6:4, do đó nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
  • Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột, cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân.Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên chọn phần lá rau xanh mềm và bỏ phần cuống rau để tránh gây lợn cợn. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm và cực kỳ bổ não

2. Thực phẩm rắn không nên cho ăn

Dị ứng thực phẩm không phải là chuyện nhỏ, nhất là những em bé nhỏ. Do đó, cha mẹ nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn dặm của bé như:

  • Mật ong: Bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nếu cho bé ăn mật ong quá sớm
  • Sữa bò: đây là thực phẩm dễ gây dị ứng, vậy nên, trong năm đầu đời của con, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn không nên cho con uống sữa bò.
  • Các thực phẩm cứng như quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, bơ đậu phộng và xúc xích. Những thực phẩm này dễ dẫn đến nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ.

3. Liều lượng hợp lý là một nguyên tác trong việc cho bé ăn dặm đúng cách

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời “sơ khai”, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và chủ yếu để bé cưng phát triển. Việc ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu tập cho bé quen dần với thức ăn. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1-2 buổi mỗi ngày tùy theo nhu cầu.

Khẩu phần ăn mỗi ngày của bé sẽ được tăng dần theo thời gian. Từ 3 muỗng thức ăn mỗi lần, mẹ có thể tăng lên 6-8 muỗng/ lần và tăng thêm 2 bữa phụ mỗi ngày là đảm bảo cho bé ăn dặm đúng cách.

4. Các giai đoạn cho bé ăn dặm đúng cách

Bột – Cháo – Cơm là ba giai đoạn ăn dặm quan trọng của việc cho bé ăn dặm đúng cách.

  • Giai đoạn ăn bột: Từ 4-6 tháng tuổi trở đi mẹ có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng. Thông thường có hai lựa chọn. Một là mua bột đóng hộp của các thương hiệu sản xuất uy tín, các loại bột khá đa dạng và có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Hai là mẹ tự chế biến bột cho bé nhưng cần đảm bảo hợp vệ sinh và đủ dưỡng chất.
  • Giai đoạn ăn cháo: 9 tháng, bé đã chập chững những bước đi đầu đời. Đây cũng là lúc mẹ nên thay thế bột bằng cháo ăn dặm. Sai lầm phổ biến trong cách nấu cháo chính là chỉ sử dụng nước hầm xương. Mẹ đừng quên rằng nước ngọt của xương không cung cấp đủ dinh dưỡng mà trẻ cần ăn thêm phần thịt. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa.
  • Giai đoạn ăn cơm: Bé đã đủ 20 cái răng là lúc có thể nhai cơm kỹ. Nếu cho con đi học thời điểm 18 tháng tuổi, nhà trường sẽ cho ăn cơm mềm và tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh hoặc súp hoặc cho trẻ ăn trái cây thái nhỏ.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu đúng cách

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì? Câu trả lời là không có nguyên tắc tuyệt đối nào. Chỉ biết rằng các bác sĩ khuyên không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn lời khuyên cho rằng nên bắt đầu bằng các món rau hoặc cháo sữa ngũ cốc và không được quên 4 nguyên tắc ăn dặm lần đầu sau:

  • Không hấp tấp vội vàng và tin tuyệt đối vào kinh nghiệm của người quen. Nếu nghi ngờ bất kỳ điều gì nên dừng lại ngay.
  • Không để ý chuyện bé ăn nhiều hay ít. Số lượng không quyết định chất lượng.
  • Không ép bé ăn vì bé sẽ sớm chán ghét chuyện ăn uống.
  • Chỉ cho bé ăn thức ăn mới khi cơ thể khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt.

Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), cách cho bé ăn dặm đúng cách nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

[inline_article id=187247]

Các phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách

Có nhiều phương pháp tập cho bé ăn dặm đúng cách để cung cấp dinh dưỡng cho bé, nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm chỉ huy. Tùy hoàn cảnh gia đình, tính cách và sở thích của bé cưng, mẹ có thể chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Hoặc mẹ cũng có thể chọn lọc và kết hợp tất cả các phương pháp với nhau để phù hợp nhất với cục cưng của mình. Lưu ý, dù chọn phương pháp nào, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ càng và kiên trì với phương pháp mình chọn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lần đầu cho bé ăn dặm, bạn thực hiện đúng cách chưa?

lần đầu cho bé ăn dặm
Đừng bỏ lỡ những lưu ý quan trọng giúp lần đầu cho bé ăn dặm dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Lần đầu ăn dặm nên cho bé ăn gì?

Ngũ cốc và các loại hạt (bao gồm gạo – yến mạch – lúa mạch)

Gạo và yến mạch là những loại ngũ cốc “hiền” nhất, bởi hầu hết các bé đều không bị dị ứng với 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ không nhất thiết phải cho bé bắt đầu bằng ngũ cốc. Chuối hay bơ cũng đều phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của bé.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu với trái cây bơ – táo – chuối – lê

Sau 8 tháng hoặc sớm hơn một chút, mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi chín mềm nếu bé không gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào. Riêng với bơ và chuối, mẹ không cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.

Rau củ, bao gồm khoai lang – bí đỏ – đậu cove

Cho bé ăn rau củ nấu chín cho đến khi bé được hơn 1 tuổi hay khi bé đã có thể nhai tốt và không bị nghẹn/hóc thức ăn khi ăn.

Lần đầu cho bé ăn dặm với chất đạm

Trong giai đoạn mới bắt đầu, chất đạm chưa thực sự cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu có cho bé ăn thịt, mẹ nên nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé nếm thử thịt hay cá sống, dù chỉ với một lượng rất nhỏ.

Chế phẩm từ sữa

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được sữa tươi, sữa bò. Vì vậy, trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ.

[inline_article id=84413]

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, cho bé ăn bao nhiêu?

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bé chỉ có thể ăn được khoảng 1/2 muỗng nhỏ. Mẹ không nên kỳ vọng rằng bé sẽ ăn nhanh và nhiều trong lần đầu tiên này. Khi lớn và quen hơn với các loại thực phẩm, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng thêm.

Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho bé ở giai đoạn này. Kích thức dạ dày của bé lúc này bằng cỡ một nắm tay của bé nên bé sẽ chưa ăn được nhiều và chưa đủ để có thể gọi là một bữa ăn. Vì thế, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.

Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè thức ăn ra ngoài. Đây là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sàng ăn dặm. Mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu và cử chỉ của bé để chắc chắn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm.

Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn dinh dưỡng, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lượng sữa bé tiêu thụ mỗi ngày. Cố gắng cho bé bú đúng theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi.

0 – 3 tháng: bú mẹ mỗi 1 – 3 tiếng/lần hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày

4 – 5 tháng: bú mẹ mỗi 2 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày

6 – 8 tháng: bú mẹ mỗi 3 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày

9 – 12 tháng: bú mẹ mỗi 4 – 5 tiếng/lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày

Từ 12 tháng trở lên, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa tươi nguyên kem và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như yogurt, phô mai…

[inline_article id=40647]