Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn mận Hà Nội được không? Mẹ nào thích ăn mận Hà Nội điểm danh ngay

Mận Hà Nội là món ăn khoái khẩu của nhiều người, kể cả bà đẻ. Thế nhưng, ăn mận Hà Nội sau sinh được cho là lợi hại lẫn lộn khiến mẹ vô cùng hoang mang. Vậy thực hư ăn mận sau sinh là thế nào? Sau sinh ăn mận được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của mận Hà Nội

Nghiên cứu cho thấy, cứ 100 gram mận tươi sẽ chứa 8 gram Carbs (gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ) cùng các vitamin như 5% vitamin A, 10% vitamin C, 5% vitamin K, 3% Kali, 2% Đồng, 2% Mangan cần cho khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, một quả mận còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin B, phốt pho, sắt và magie.

Với ngần ấy chất dinh dưỡng, mận mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho mẹ sau sinh, chẳng hạn:

  • Giúp tóc chắc khoẻ, làm đẹp da: Rụng tóc sau sinh là cơn ác mộng của không ít mẹ. Mận chứa nhiều vitamin A nên ngoài việc giúp mẹ sáng mắt, trị nám, tàn nhang và làm đều màu da, mẹ sau sinh ăn mận còn được cung cấp thêm sắt, và magie. Đây là hai khoáng chất giúp tóc mẹ chắc khoẻ và giảm gãy rụng sau sinh.
  • Điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ: Trong 1 quả mận chứa khoảng 113g Kali. Kali trong mận tốt cho việc kiểm soát huyết áp theo hai cách: giúp cơ thể mẹ loại bỏ natri khi đi tiểu và làm giảm áp lực trong thành mạch máu. Điều này sẽ khiến khả năng bị đột quỵ giảm xuống.
  • Tốt cho tim mạch: Mận chứa nhiều Kali cùng với các chất giúp ổn định lượng đường trong máu khác, giúp mẹ loại bỏ cholesterol LDL, từ đó tốt cho hệ tim mạch. 
  • Ngừa ung thư: Mận chứa nhiều hoạt chất Anthocyanin, có khả năng loại bỏ gốc tế bào tự do trong cơ thể – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
  • Tốt cho hệ tiêu hoá: Táo bón có lẽ là vấn đề tiêu hoá mà mẹ sau sinh nào cũng từng gặp phải. Quả mận chứa hai hợp chất Isatin và Sorbitol rất tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế các bệnh về đường ruột. Do đó, mận trong trường hợp này như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nếu được hỏi sau sinh ăn mận được không? Có giúp ngăn ngừa táo bón không thì câu trả lời là “có” mẹ nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

  • Giảm lượng đường trong máu: Mẹ sau sinh thường sẽ được bồi bổ rất các món chứa nhiều đạm, tinh bột chất béo. Mận lại chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm lượng đường trong máu, đặc biệt tăng đột biến sau khi mẹ ăn nhiều tinh bột. Hơn nữa, các chất này cũng có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone adiponectin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ.
  • Sức khỏe của xương: Nghiên cứu trên động vật cho thấy mận khô (mận khô) có thể giúp giảm mất xương. Mận còn chứa nhiều polyphenol có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp của mẹ sau sinh.
  • Cải thiện trí nhớ: Tình trạng “nhớ nhớ quên quên” cực kỳ phổ biến ở mẹ sau sinh. Mận chứa các chất chống oxy hoá giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương, từ đó giúp mẹ cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt: Hàm lượng vitamin C khá cao trong mận giúp cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả, đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng sau sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Có nên chải tóc sau khi sinh không và nguyên nhân khiến mẹ bị rụng tóc là gì?

Mận mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh như vậy. Tuy nhiên, vẫn có không ít lời truyền miệng về tác hại của quả mận với mẹ sau sinh. Vậy rốt cuộc, sau sinh ăn mận được không?

Sau sinh ăn mận được không?

Công dụng tuyệt vời mà mận đem lại cho cơ thể mẹ sau sinh là không thể bàn cãi. Thế còn những tác hại của quả mận thì sao? Mẹ cho con bú ăn mận hà nội được không? Ăn nhiều mận có tốt không? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi phần giải đáp ngay sau đây nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh có được ăn vải không? Những tác hại có thể bạn chưa biết?

Rõ ràng, mẹ có thể ăn mận sau sinh. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn, mẹ sẽ gặp nhiều rắc rối như:

1. Bị nóng trong

Mận vốn tính nóng, vì thế, nếu mẹ gặp tình trạng nhiệt miệng, nổi mụn sau khi ăn mận thì đích thực là mẹ bị nóng trong do ăn mận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú và cả em bé, từ đó, khiến bé bị nóng trong người và quấy khóc.

2. Gây hại cho dạ dày

Mận có chứa nhiều axit, vì thế, nếu mẹ có tiền sử bệnh dạ dày mà vẫn ăn nhiều mận thì sẽ khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn.

3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa

Mận có khả năng tạo khí nên khi ăn quá nhiều, mẹ sẽ dễ bị đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi và điều tương tự cũng xảy ra với mận khô.

>>Bạn có thể quan tâm: Tiêu chảy sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách điều trị

4. Bị ê buốt chân răng

Nếu ăn quá nhiều mận, mẹ sẽ có cảm giác ê buốt chân răng, tăng khả năng bị sâu răng, thậm chí gây phá hủy men răng. Điều này xảy ra ở cả người bình thường chứ không riêng gì mẹ sau sinh.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Quả mận chứa nhiều oxalate làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể, từ đó, gây kết tủa và lắng đọng tạo sỏi thận, sỏi bàng quang cho mẹ.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Những điều mẹ nên lưu ý

[key-takeaways title=””]

Giải đáp cho câu hỏi “sau sinh ăn mận được không” thì là “có” mẹ nhé. Tuy nhiên, mẹ đặc biệt lưu ý các tác hại của quả mận mang lại nếu ăn quá nhiều mận như bị nóng trong, đau dạ dày, ê buốt răng, nguy cơ bị sỏi thận.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi ăn mận sau sinh

mận hà nội có tác dụng gì

Sau khi biết được lợi ích của mận và giải đáp được “sau sinh ăn mận được không”, mẹ có lẽ sẽ tò mò ăn mận như thế nào để tốt cho sức khỏe.

  • Chỉ ăn mận sau thời gian ở cữ: Vì mận có tính axit cao nên không tốt cho răng cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn mận là khi mẹ kết thúc thời gian ở cữ (42 ngày đầu sau sinh).
  • Không ăn quá nhiều mận: Ăn quá nhiều mận sẽ gây nóng trong, nổi mụn… Nếu quá thèm mận, mẹ chỉ nên ăn tối đa 4-5 quả mỗi ngày để bảo đảm an toàn mẹ nhé.
  • Không ăn mận khi bị đau dạ dày: Hàm lượng axit trong mận sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày nguy cấp hơn.
  • Không ăn mận khi bụng đói: Nồng độ axit trong dạ dày thường tăng cao và co bóp dữ dội khi mẹ đói. Do đó, nếu ăn mận lúc đói, lâu ngày sẽ tạo thành bệnh lý dạ dày cho mẹ.
  • Ăn vào đúng mùa mận: Mùa mận hằng năm là mùa hè (khoảng tháng 4 đến tháng 7). Trường hợp mẹ ăn mận trái vụ, mận này có thể không có xuất xứ uy tín hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật. Từ đó, khiến mẹ có nguy cơ bị ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

Trên đây là những giải đáp của MarryBaby về các băn khoăn của mẹ về “sau sinh ăn mận được không”, “tác hại của quả mận” hay “ăn nhiều mận có tốt không”. Hy vọng mẹ sẽ nắm rõ những thông tin trên để bảo vệ bản thân và em bé khi ăn mận trong giai đoạn sau sinh mẹ nhé.