Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là gì? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt và cách khắc phục. Các mẹ hãy theo dõi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi

1. Huyết áp thấp

Theo tổ chức Mang thai Hoa Kỳ, nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là do nội tiết tố tăng cao. Điều này dẫn đến các mạch máu bị giãn ra làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi trong bụng. Nhưng tình trạng này lại làm chậm sự trở lại của máu trong tĩnh mạch; khiến huyết áp bị thấp hơn bình thường. Điều này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu lên não khiến bà bầu bị chóng mặt.

2. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do đường trong máu thấp

Tổ chức Mang thai Hoa Kỳ còn cho biết; chóng mặt khi mang thai cũng là do lượng đường trong máu thấp. Điều này có thể diễn ra khi cơ thể của mẹ bầu đang dần thích nghi với những thay đổi trong quá trình trao đổi chất.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bầu uống men tiêu hoá được không? Điều mẹ bầu nên biết!

3. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân khiến thiếu tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến não và các cơ quan khác. Bệnh viện Lancaster General tại Mỹ cho biết, thiếu máu có thể cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoa mắt chóng mặt.

4. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do đứng lên đột ngột

Khi ngồi máu sẽ dồn lại ở bàn chân và cẳng chân. Vì thế, khi mẹ bầu đứng lên nhanh chóng, cơ thể có thể không cung cấp đủ máu cho tim. Do đó, điều này cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi trong thai kỳ. Tình trạng này hay được gọi với tên “Hạ huyết áp tư thế”. 

hoa mắt chóng mặt

5. Do tử cung lớn dần mỗi ngày

Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ lớn dần mỗi ngày theo sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể khiến tử cung chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim); các tĩnh mạch vùng chậu; và làm chậm lưu thông ở chân. Ngoài ra, việc mẹ bầu nằm ngửa có thể khiến điều này trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu mẹ bầu ngủ nghiêng về bên trái sẽ làm tăng lưu lượng máu trở về tim và có thể hạn chế hoa mắt chóng mặt.

6. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi do thiếu dưỡng chất

Việc bổ sung và xây dựng chế độ dinh dưỡng trong trong thai kỳ rất quan trọng. Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi; bệnh viện Lancaster General còn chia sẻ thêm.

7. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột

Bệnh viện Lancaster General cũng cho biết, mẹ bầu có thể cảm thấy chóng mặt nếu thời tiết quá nóng; hoặc khi đang tắm nước nóng. Nhiệt độ cao có thể làm cho các mạch máu của giãn ra và làm giảm áp lực của máu. Vì thế, tình trạng này sẽ khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt.

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm đến thai nhi không?

chóng mặt khi mang thai

Vấn đề này là điều khiến các mẹ bầu quan tâm nhiều nhất. Theo chia sẻ của bệnh viện Narayana ở Ấn Độ, thông thường tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có thể dẫn đến ngất xỉu và ngã; thậm chí có thể mẹ bầu bị thương và dẫn đến thai nhi cũng bị tổn thương.

Ngoài ra, bà bầu bị huyết áp thấp có thể làm giảm lượng máu mà thai nhi nhận được trong thời gian huyết áp tụt xuống thấp. Tình trạng này có thể gây tổn thương não cho thai nhi; và cũng có thể dẫn đến thai chết lưu trong một số trường hợp. Vì thế, nếu mẹ bầu có dấu hiệu bị huyết áp thấp phải đi khám bệnh ngay nhé.

Bên cạnh đó, việc bà bầu bị chóng mặt do thiếu dinh dưỡng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần phải lưu ý bổ sung dưỡng chất thiết yếu và xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý để giúp thai nhi phát triển mỗi ngày.

Cách khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Khi đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi. Mẹ bầu cần phải lưu ý cách khắc phục theo hướng dẫn của tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc như sau:

  • Mẹ bầu hãy chú ý đứng dậy từ từ khi đang ngồi hoặc đang nằm.
  • Nếu mẹ bầu cảm thấy hoa mắt chóng mặt hãy ngồi hoặc nằm nghiêng.
  • Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi mang thai, hãy nằm nghiêng sang trái sẽ tốt hơn.
  • Uống nhiều nước và tuyệt đối không bỏ bữa để kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong trường hợp bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi và kèm thêm các dấu hiệu như chảy máu âm đạo; đau bụng; hoặc khó thở thì hãy đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe và tìm cách điều trị kịp thời cho mẹ bầu.

[inline_article id=162162]

Hy vọng bài viết về tình trạng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?

Nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt khi mang thai, đó chính là dấu hiệu cho thấy huyết áp của mẹ đang thấp. Trong nhiều trường hợp, mẹ thậm chí có thể ngất xỉu và gây nguy hiểm đến thai nhi.

Vì sao bà bầu dễ bị chóng mặt khi mang thai?

1. Huyết áp thấp khi mang thai

Nguyên nhân chính khiến bà bầu thường xuyên bị chóng mặt là do hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai.

Theo đó, nội tiết tố trong cơ thể tăng cao khiến mạch máu bị giãn ra và mở rộng. Điều này giúp tăng lưu lượng máu đến em bé nhưng lại làm chậm sự trở lại của máu trong tĩnh mạch.

Điều này khiến huyết áp của bà bầu thấp hơn bình thường, làm giảm lưu lượng máu lên não và tạm thời gây ra hiện tượng chóng mặt.

2. Tử cung phát triển gây áp lực lên các mạch máu

Đa số bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa thai kỳ vì giai đoạn này tử cung đang phát triển, gây áp lực lên các mạch máu.

Nhiều bà bầu cũng có thể chóng mặt khi mang thai tháng cuối nếu họ nằm ngửa, để trọng lượng của em bé đè lên và chặn các tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu đến tim.

Cả hai trường hợp này đều làm giảm lượng máu cung cấp trong não của thai phụ, gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai.

Chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng phổ biến

3. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Ăn không đủ chất, uống ít nước sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và dễ dàng chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai cũng là do lượng đường trong máu thấp và chất sắt thấp.

Đường và chất sắt có thể được bồi bổ thông qua việc mẹ ăn đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng thuộc nhiều nhóm chất khác nhau.

Nếu thiếu sắt, chỉ cần đứng dậy quá nhanh từ tư thế ngồi sang tư thế đứng cũng có thể khiến bạn chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu.

4. Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt làm cho các mạch máu của bà bầu giãn ra. Vì vậy, mẹ có thể cảm thấy chóng mặt nếu ở trong môi trường quá nóng. Điều này thường xảy ra khi mẹ ở trong môi trường không đủ thoáng, tập thể dục quá sức hoặc tắm nước quá nóng, …

5. Thai ngoài tử cung

Chóng mặt hay huyết áp quá thấp khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng trong thời kỳ đầu mang thai, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung (hiện tượng trứng thụ tinh tự làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung).

Thế nào là mức huyết áp thấp trong thai kỳ?

Khi mang thai, lưu lượng máu tăng từ 1,2 – 1,5 lần so với bình thường để cơ thể có đủ máu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Điều đó dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố progesterone khiến mạch máu giãn ra và dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này có thể được coi là huyết áp thấp. 

Huyết áp bình thường của mẹ bầu khi mang thai thường dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp quá thấp cũng là điều không tốt đối với cả mẹ và bé. Huyết áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. 

Vì vậy, các mẹ nên lưu ý, thường xuyên theo dõi huyết áp của mình để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chóng mặt khi mang thai
Huyết áp thấp là nguyên nhân chính khiến bà bầu chóng mặt

Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?

Hiện tượng chóng mặt hay hạ huyết áp thực chất là triệu chứng bình thường khi mang thai.

Tuy nhiên, huyết áp thấp liên tục trong thai kỳ kèm theo các tình trạng như bị ngất xỉu, thiếu máu lên não, khó thở do thiếu oxy, bị ngã… sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, tệ nhất có thể gây ra thai chết lưu nếu mạch máu bị tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu không vận chuyển được đến em bé.

Hơn nữa, bà bầu chóng mặt dẫn tới ngất xỉu sẽ dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Bà bầu cần làm gì khi bị chóng mặt?

Chóng mặt hay huyết áp thấp (hạ huyết áp) khi mang thai thường không gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể và hầu hết phụ nữ có thể điều trị tại nhà.

Dưới đây là một số mẹo giúp bà bầu cải thiện tình trạng chóng mặt:

  • Thay đổi vị trí thường xuyên. Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu và hãy thật từ từ khi bạn muốn thay đổi tư thế
  • Đừng để cơ thể bị quá nóng. Tránh tắm nước nóng
  • Cố gắng tránh nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Ăn đủ chất
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục đầy đủ nhưng cũng tránh tập quá sức khi mang thai. Đi bộ là một trong những bài tập tốt dành cho mẹ bầu.

Nếu thai phụ chóng mặt khi mang thai và cảm thấy mình có thể ngất xỉu, để không bị ngã, khi đang ngồi hoặc nằm hãy từ từ đứng dậy và bám vào tường hay các vật dụng gần đó để hỗ trợ và giữ thăng bằng.

Khi đang đứng mà cảm thấy chóng mặt, mẹ cố gắng từ từ ngồi xuống, cúi xuống và hít thở sâu hoặc nằm nghiêng. Cả hai tư thế khi mang thai này đều có thể làm tăng lưu lượng máu lên não..

Trong trường hợp khác, nếu mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi đang lái xe, hãy tấp vào lề và dừng lại ngay lập tức.

Chóng mặt khi mang thai
Khi bị chóng mặt, hãy nằm nghiêng và hít thở sâu

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ thường sẽ theo dõi huyết áp của phụ nữ khi khám thai định kỳ và đưa ra lời khuyên nếu huyết áp của bà bầu quá thấp hoặc quá cao.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu, lời khuyên cho bạn là hãy đi khám càng sớm càng tốt. Phụ nữ có tiền sử huyết áp thấp nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ trong những lần khám thai đầu tiên để đảm bảo huyết áp luôn ở mức an toàn.

Chóng mặt
Hãy trao đổi ngay với bác sĩ nếu bạn cảm thấy tình trạng chóng mặt ngày càng tồi tệ

Trường hợp mẹ bầu ngất xỉu hoặc chóng mặt kèm theo đau đầu, choáng váng, khó thở, người thân nên đưa họ đi cấp cứu ngay lập tức.

Tóm lại, chóng mặt là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến. Đây thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại với sức khỏe, tuy nhiên đối với một số bà bầu, nó có thể nghiêm trọng.

Nếu tình trạng chóng mặt hoặc hạ huyết áp trở nên tồi tệ hơn đi kèm với triệu chứng nghiêm trọng như mờ mắt hoặc khó thở, mẹ bầu hãy sớm trao đổi với bác sĩ để có biện pháp bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục dứt điểm

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu là triệu chứng thường gặp. Tuy không phải dấu hiệu nguy hiểm, nhưng có thể là tiền đề dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Chẳng hạn, bà bầu bị chóng mặt dễ bị ngất xỉu, mệt mỏi, nguy cơ té ngã cũng cao hơn.

Bà bầu thường bị chóng mặt ở giai đoạn nào?

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu là thường thấy. Trong một số trường hợp, bà bầu vẫn có thể bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ vì lúc này em bé bắt đầu phát triển nhanh và gây áp lực lên các mạch máu.

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu do phải trải qua tình trạng ốm nghén, làm chán ăn và khiến lượng đường trong máu giảm.

Mặt khác, hiện tượng choáng váng còn là do đứng dậy quá nhanh sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu do lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, dẫn đến chóng mặt.

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu là hiện tượng bình thường nếu chỉ xuất hiện thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục, kèm theo các biểu hiện như khó thở thì mẹ nên thăm khám với bác sĩ sớm để tránh nguy cơ thiếu oxy cung cấp cho thai nhi, giảm lưu lượng máu cung cấp cho em bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Ngoài ra, mẹ bầu thường bị chóng mặt cũng cần đi lại nhẹ nhàng, đứng lên ngồi xuống chậm rãi để tránh nguy cơ bị ngã bất chợt, có thể dẫn đến động thai hoặc sảy thai rất nguy hiểm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?

Chóng mặt khi mang thai

Vì sao bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu?

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu do trạng thái tinh thần và sự thay đổi hormone khiến hệ thống tim mạch và thần kinh liên tục bị điều chỉnh.

Nhịp tim của mẹ bầu tăng, tốc độ bơm máu của tim cũng tăng. Tuy nhiên, các mạch máu lại được giãn ra và mở rộng do tác động của hormone nên dẫn đến việc máu trở về tim chậm, gây hạ huyết áp. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng chóng mặt khi mang bầu. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu khi mang thai làm cho lượng oxy tới não và các cơ quan khác bị giảm, dẫn đến chóng mặt.

2. Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu do môi trường làm việc

Những mẹ bầu làm việc trong môi trường nóng bức dễ bị chóng mặt do sốc nhiệt.

Bên cạnh đó, làm việc quá mức hay hồi hộp lo lắng cũng gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu hoặc suốt thai kỳ.

3. Do đổi tư thế quá nhanh

Thói quen đứng lên, ngồi xuống hoặc đổi tư thế đột ngột làm cơ thể choáng váng, chóng mặt.

Trường hợp mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi bị ho hay đi tiêu, đi tiểu là do hạ đường huyết dẫn tới chóng mặt khi mang thai tháng cuối hoặc suốt thai kỳ.

4. Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu do uống ít nước

Bà bầu uống ít nước sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết. Mẹ cần tránh để cho cơ thể mất nước, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu

Chóng mặt khi mang thai

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu hay chóng mặt, váng vất

Cách xử lý khi bầu 3 tháng đầu bị chóng mặt 

Để xử lý tình trạng bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu tức thời, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

♦ Dừng công việc ngay khi thấy chóng mặt: Khi thấy chóng mặt, mẹ bầu nên dừng công việc ngay để tránh bị ngã, nhất là khi mẹ đang di chuyển, lái xe.

♦ Nằm nghỉ: Ngay khi cảm thấy chóng mặt, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng bên trái để tăng tối đa lưu lượng máu trong cơ thể và lượng máu đến não.

♦ Ngồi xuống: Nếu không tìm được nơi để nằm, mẹ có thể ngồi xuống, cố gắng để đầu hạ thấp giữa hai đầu gối.

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu đến mức gần như sắp ngất có thể thử những cách sau:

  • Hít thật sâu, chậm
  • Ngồi hoặc nằm xuống, hạ thấp đầu
  • Mở cửa sổ hoặc đi ra khu vực thoáng để hít thở không khí trong lành

[inline_article id=296701]

Cách phòng ngừa hiện tượng chóng mặt khi mang thai

1. Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu khi nằm hoặc ngồi, đứng dậy phải từ tốn, nhẹ nhàng, tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên đứng quá lâu. Nếu có việc bắt buộc phải đứng, bạn nên thường xuyên di chuyển, vận động chân tại chỗ để lưu thông máu tốt hơn.

2. Tránh nằm ngửa

Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, tử cung của người mẹ to lên đáng kể. Việc người mẹ nằm ngửa khi ngủ sẽ tạo ra áp lực cho các cơ quan như thận, phổi khiến máu lưu thông chậm, huyết áp giảm, nhịp tim tăng làm mẹ chóng mặt. Vì vậy, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ tránh được tình trạng này.Chóng mặt khi mang thai

3. Bổ sung viên sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân làm đầu óc mẹ choáng váng do lượng oxy đến não và các cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn uống thức ăn có chứa nhiều chất sắt và bổ sung sắt dạng viên uống mỗi ngày.

4. Ăn nhiều bữa

Việc bà bầu ăn nhiều bữa và uống nước nhiều là cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt do mất nước và thiếu dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn mỗi ngày 5-6 bữa, uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

5. Mặc đồ thoải mái và tránh làm việc nặng

Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, dễ thở, rút mồ hôi tốt, tránh những đồ hầm nóng, chật chội. Bên cạnh đó, mẹ bầu chỉ nên làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc hay tập luyện quá sức cũng khiến mẹ bầu chóng mặt.

6. Chú ý trong việc tắm

Không nên tắm ngay sau khi đi ngoài đường về, không tắm nước quá nóng, không tắm khi mệt mỏi.Chóng mặt khi mang thai

7. Hạn chế nằm ngửa

Những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên hạn chế nằm ngửa, sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu hoặc đặc biệt hơn là chóng mặt khi mang thai tháng đầu cần đến bệnh viện để cho bác sĩ biết về các triệu chứng mình trải qua.

Trường hợp chóng mặt đột ngột hoặc dữ dội, hoặc nếu gặp các triệu chứng khác kèm theo chóng mặt, thai phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Các triệu chứng bao gồm chảy máu âm đạo, đau bụng, sưng tấy nghiêm trọng, tim đập nhanh, đau ngực, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội và các vấn đề về thị lực như mờ mắt, hoa mắt…

Chóng mặt khi mang thai tháng đầu kèm cảm giác đau bụng hoặc chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu nhận diện thai ngoài tử cung hoặc nhau bong non.

Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu cần đặc biệt để ý đến lối sống và chế độ ăn uống. Nếu thấy chóng mặt xảy ra nhiều lần và nặng hơn, bạn cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời.