Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Trứng rụng sống được bao lâu? Kiến thức hữu ích cho chị em mong con!

Trứng rụng sống được bao lâu hay trứng rụng sống được mấy ngày để thụ thai là thông tin mà nhiều bạn nữ muốn tìm hiểu, vì đây là thời điểm tăng cơ hội có thai cho chị em. Hãy tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

trứng sau khi rụng sống được bao lâu
Trứng rụng sống được bao lâu?

Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng

Đội quân gồm 250 triệu tinh binh anh dũng sau khi được phóng thích sẽ tìm mọi cách hoàn thành sứ mệnh vinh quang của mình: Thụ tinh thành công với trứng. Tuy nhiên, sứ mệnh này không dễ chút nào.

Chỉ quãng đường từ âm đạo đến ống dẫn trứng có thể mất tới 10 giờ di chuyển của các tinh binh, và chỉ có 400 tinh binh thành công vượt qua quãng đường này. Sau cùng, duy nhất 1 tinh binh may mắn nhất có thể tiếp cận được nàng trứng.

Tuy nhiên, đến lúc này, mọi sự cố gắng đều vô ích nếu tinh trùng đến được ống dẫn trứng nhưng trứng lại không xuất hiện hoặc vừa kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Chính vì vậy, ngoài thời gian rụng trứng, việc biết được trứng rụng sống được bao lâu cũng rất quan trọng, vì sẽ quyết định khả năng thụ thai thành công của vợ chồng bạn.

Trứng sống được bao lâu?
Bạn có thụ thai thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung

Trứng rụng sống được bao lâu? Thời gian sống của trứng

Trứng rụng sống được mấy ngày mẹ biết chưa? Ngay từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một lượng trứng hữu hạn khoảng 1 – 2 triệu quả trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến lịch rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng.

Thời kỳ rụng trứng là khi nào? Nồng độ estrogen tăng cao cũng giúp gia tăng hormone LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36 giờ sau đó. Chu trình này lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng cần khoảng 90 ngày để “trưởng thành” trước khi rời tổ.

[key-takeaways title=””]

Trứng sau khi rụng sống được bao lâu? Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

[/key-takeaways]

Buồng trứng sẽ ngưng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi chu kỳ xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai. Chỉ một số ít người có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Với những trường hợp bị rối loạn hormone, dù rụng trứng không xảy ra nhưng có thể bạn vẫn sẽ thấy chu kỳ kinh.

>>Xem thêm: Biểu đồ thân nhiệt rụng trứng: Cách thiết lập và thẽo dõi ngày rụng trứng

Tăng chất lượng trứng trong 90 ngày
Trứng cần khoảng 90 ngày để chuẩn bị cho giai đoạn “rời tổ”

Cách tính chu kỳ rụng trứng để thụ thai

[key-takeaways title=””]

Trứng sống được bao lâu sau khi rụng? Vì thời gian sống của trứng rất ngắn, chỉ khoảng 12 – 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm quan hệ để thụ thai tốt nhất là ngày trứng rụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội thụ thai của bạn sẽ cao hơn nếu quan hệ trước thời điểm rụng trứng 3-5 ngày, đây là những ngày dễ thụ thai. Vì tinh trùng có khả năng sống lâu hơn trứng, khoảng 3-5 ngày. Lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

[/key-takeaways]

Vậy là băn khoăn trứng rụng sống được bao lâu đã có câu trả lời. MarryBaby sẽ chia sẻ đến bạn cách tính chu kỳ rụng rứng. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 32 – 35 ngày. Với những người có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ.

Tuy nhiên, thời gian này không cố định. Sự rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, dao động từ ngày thứ 14 – 17 của chu kỳ.

Ngay cả với cùng một người, thời gian trứng rụng cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Điều này giải thích vì sao phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường có rủi ro cao.

Dấu hiệu nhận biết sự rụng trứng

Vậy là bạn đã biết trứng rụng tồn tại bao lâu, bạn có biết dấu hiệu trứng rụng chưa? Phụ nữ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của sự rụng trứng thông qua những biểu hiện của cơ thể như:

  • Thay đổi dịch tử cung: Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, ẩm ướt, co giãn, hoặc kéo sợi và có màu giống như lòng trắng trứng.
  • Thay đổi thân nhiệt: Một số chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được thân nhiệt của cơ thể tăng nhẹ. Một số khác sẽ thay đổi nhiệt độ sau khi quá trình rụng trứng đi qua 2 – 3 ngày.
  • Nhu cầu ‘chuyện ấy’ tăng lên: Lý do là vì trong khoảng thời gian này lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên làm chi phối tâm trạng, cảm xúc. Cảm xúc có thể được kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Ngực hơi căng cứng: Cảm giác ngực hơi to và căng lên, đôi lúc lại thấy hơi đau nhức. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên trong quá trình trứng rụng để chuẩn bị cho việc mang thai.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng như di truyền, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.

  • Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm.
  • Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nàng trứng.
  • Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Thói quen thức khuya và ăn uống không đủ chất cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hormone và chất lượng trứng.
  • Nạo, phá thai: Mỗi lần nạo phá thai sẽ làm khả năng thụ thai giảm từ 5 – 10%. Hơn nữa, một số trường hợp còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng.
  • Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Để tăng cường chất lượng trứng, duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời “chia tay” những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Như vậy bạn đã hiểu trứng rụng sống được bao lâu hay trứng sống bao lâu sau khi rụng rồi phải không? Do thời gian sống ngắn nên tốt nhất bạn nên canh và quan hệ trước 2-3 ngày nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cách tính vòng kinh nguyệt chính xác để thụ thai

Ngay cả những người đã biết cách tính vòng kinh nguyệt trong chu kỳ đều đặn 28-30 ngày cũng có thể bỏ lỡ dấu hiệu sắp rụng trứng như thường. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để tìm hiểu về cách tính vòng kinh nguyệt.

Vòng kinh nguyệt bình thường

Vòng kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với ngày vàng trứng rụng. Vì vậy, tính vòng kinh để tăng khả năng thụ thai hay dùng nó làm biện pháp tránh thai an toàn là điều rất nhiều phụ nữ sử dụng.

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày “đèn đỏ” đầu tiên của bạn. Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28-30 ngày. Trong giai đoạn đèn đỏ, khả năng thụ thai của bạn hầu như bằng không. Bạn cũng không nên quan hệ vào những ngày này, vì khả năng viêm nhiễm rất cao.

Sau khi sạch kinh, bạn nên quan hệ đều đặn cách 2 ngày 1 lần. Mặc dù nàng trứng có thể chưa “rời tổ” trong giai đoạn này nhưng bạn sẽ có cơ hội trong trường hợp trứng rụng sớm hơn dự định.

Theo nghiên cứu, cách tính vòng kinh nguyệt rất đơn giản, 28-30 ngày này được chia làm ba phần:

  • Phần đầu: Từ ngày thứ 1-7 là an toàn tương đối
  • Phần giữa: Từ ngày thứ 8-19 ngày không an toàn (hay thời điểm dễ thụ thai)
  • Phần cuối: Từ ngày thứ 19-28 ngày an toàn tuyệt đối

Nguyên lý tính vòng kinh để thụ thai

Cách tính vòng kinh nguyệt có lẽ là phần mà bạn mong chờ nhất. Nguyên lý này áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày).

Noãn( trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 – 24 giờ nếu không thụ tinh sẽ đào thải ra ngoài qua kinh nguyệt. Tinh trùng chỉ sống được 3-5 ngày, nếu tinh trùng gặp trứng thì sẽ có khả năng thụ thai. Vậy cách tính vòng kinh nguyệt như thế nào?

[key-takeaways title=””]

Cách tính ngày rụng trứng: Trong vòng kinh nguyệt, ngày có khả năng rụng trứng và thụ thai cao nhất được tính theo công thức: R = X – 14. Với X là chu kỳ kinh nguyệt.

  • Ngày có thể có thai = ngày rụng trứng – 6.
  • Ngày kết thúc khả năng có thai = ngày rụng trứng + 4.

Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: Ngày rụng trứng = 28 – 14 = 14. Ngày bắt đầu khả năng có thai = 14 – 6 = 8. Ngày kết thúc khả năng có thai = 14 + 4 = 18. Từ đó suy ra ngày có khả năng có thai của một người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày là từ ngày thứ 8 đến 18.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

Tính chu kỳ rụng trứng khi vòng kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.

cách tính vòng kinh nguyệt 1
Đau bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Với phụ nữ có vòng kinh nguyệt đều thì dễ dàng tính chu kỳ rụng trứng còn trong trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều thì việc tính chính xác ngày rụng trứng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chủ yếu dựa vào các triệu chứng của cơ thể để đoán biết.

Dưới đây là một số dấu hiệu khi chuẩn bị đến chu kỳ rụng trứng:

1. Thân nhiệt tăng

Bạn có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để tăng độ chính xác, bạn nên đo vào một khung giờ nhất định và theo dõi liên tục thành một bảng. Theo đó, nếu thân nhiệt đột ngột tăng từ 0.3 – 0.5 độ C, đây có thể là dấu hiệu đến ngày rụng trứng.

2. Dùng que thử rụng trứng

Que thử này hoạt động trên nguyên lý sự biến đổi nồng độ hormone LH trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi lượng LH trong nước tiểu phụ nữ đạt đến nồng độ cao nhất, trứng sẽ rụng sau 12 – 24 tiếng. Bạn nên bắt đầu quan hệ khoảng 2 ngày trước ngày dự kiến rụng trứng.

3. Siêu âm nang noãn

Độ chính xác của phương pháp này khá cao. Vậy khi nào cần thực hiện? Câu trả lời là 2-3 ngày sau khi bạn thấy có dịch ở cổ tử cung dính trên đồ lót.

4. Một số dấu hiệu rụng trứng khác

Dấu hiệu rụng trứng rõ nhất là gì? Cổ tử cung xuất hiện chất dịch nhờn và trong, ham muốn tình dục cao hơn bình thường, vú nở to và có cảm giác căng cứng. Các ngày trong tháng, âm đạo phụ nữ thường ra ít dịch hoặc đôi khi còn hơi khô, nhưng vào thời gian chuẩn bị rụng trứng, chất nhờn sẽ tiết ra nhiều đáng kể.

[inline_article id=51742]

Như vậy, biết cách tính vòng kinh nguyệt không chỉ giúp bạn tính chính xác ngày thụ thai mà còn là cách tránh thai an toàn, hiệu quả. Bạn hãy thử ngay nhé!

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Biểu đồ thân nhiệt rụng trứng: Cách thiết lập và thẽo dõi ngày rụng trứng

Để có thể nhận biết chu kỳ rụng trứng một cách chính xác nhất, bạn nên thiết lập biểu đồ thân nhiệt rụng trứng. Marrybaby sẽ hướng dẫn các bạn cách hình thành và lập sơ đồ rụng trứng dựa trên nhiệt độ cơ thể. Hãy theo dõi bài viết này để lên được kế hoạch sinh con như ý nhé.

Nhiệt độ cơ thể trong ngày rụng trứng thay đổi thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách thiết lập biểu đồ thân nhiệt rụng trứng, chúng ta cần hiểu ý nghĩa thân nhiệt cơ bản (BBT). Theo các chuyên gia tại National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học – NCBI); BBT là nhiệt độ cơ thể thấp nhất tự nhiên, không bệnh lý được ghi lại sau một thời gian nghỉ ngơi.

Khi đến ngày rụng trứng, hầu hết phụ nữ sẽ tăng nhẹ thân nhiệt từ 36℃ lên 36.5 – 37℃; theo các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland ở Mỹ. Tuy nhiên phần tăng này khá nhỏ nên khó phân biệt được với thân nhiệt bình thường. Nếu bạn đo thân nhiệt đúng cách và theo dõi sự thay đổi mỗi ngày qua biểu đồ sẽ có thể xác định được thời điểm rụng trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

Biểu đồ thân nhiệt rụng trứng có ý nghĩa như thế nào?

Các chuyên gia tại bệnh viện Mayo ở Mỹ cho biết; biểu đồ thân nhiệt rụng trứng là một phương pháp kế hoạch hóa gia đình tự nhiên. Bạn sẽ dễ thụ thai nhất trong hai đến ba ngày trước khi nhiệt độ của bạn tăng lên. Bằng cách theo dõi nhiệt độ cơ thể. 

Nếu đang muốn thụ thai, bạn có thể sử dụng biểu đồ thân nhiệt rụng trứng để xác định những ngày tốt nhất để quan hệ tình dục. Còn nếu muốn tránh thai, bạn có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra những ngày nên tránh quan hệ tình dục.

>> Bạn có thể xem thêm: Vòng kinh 32 ngày thì rụng trứng vào ngày nào, mẹ đã biết đến cách tính này chưa?

Cách lập biểu đồ thân nhiệt rụng trứng

nhiệt độ cơ thể

1. Cách đo nhiệt độ cơ thể

Để tạo ra một biểu đồ thân nhiệt rụng trứng chính xác, bạn cần đo nhiệt độ cơ thể tại cùng một thời điểm sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Bạn nên đo thân nhiệt trước khi ra khỏi giường vào mỗi sáng để có được nhiệt độ cơ thể chính xác nhất.

Do sự thay đổi thân nhiệt trong thời điểm rụng trứng là khá nhỏ, bạn nên chọn một cái nhiệt kế điện tử với số đo chính xác tới phần lẻ 10 đơn vị. Mỗi lần đo thân nhiệt, bạn nên cặp nhiệt kế trong khoảng 3-5 phút. Sau đó, bạn hãy ghi lại nhiệt độ cơ thể mỗi ngày vào một tờ giấy hoặc cuốn sổ tay.

2. Xác định biểu đồ thân nhiệt rụng trứng

Sau khi ghi nhận lại nhiệt độ cơ thể mỗi sáng, bạn sẽ thấy biểu đồ thân nhiệt rụng trứng sẽ tăng lên dần dần. Biểu đô này sẽ thay đổi qua mỗi chu kỳ rụng trứng và khác nhau với mỗi người.

Khi thân nhiệt cơ bản tăng cao hơn so với thân nhiệt của sáu ngày trước đó có khả năng bạn đã đến chu kỳ rụng trứng. Nhìn chung, thân nhiệt ở thời điểm rụng trứng có thể dao động trong khoảng 36 – 37℃.

>> Bạn có thể xem thêm: Vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai bạn biết chưa?

Những dấu hiệu cần theo dõi cùng với sơ đồ rụng trứng

chu kỳ rụng trứng

Sau khi đã biết cách lập biểu đồ thân nhiệt rụng trứng; thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm các biểu hiện của chu kỳ rụng trứng thường gặp. Dưới đây là những dấu hiệu bạn nên nhớ:

  • Rụng trứng thường xảy ra khoảng 10 đến 16 ngày trước khi bắt đầu có kinh. Nếu bạn có một chu kỳ đều đặn có thể biết được ngày rụng trứng.
  • Chất nhầy cổ tử cung: Vào thời gian rụng trứng, bạn có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo có màu trong như lòng trắng trứng.
  • Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thêm các dấu hiệu như đau bụng nhẹ, căng tức ngực hoặc tăng ham muốn tình dục.

Các yếu tố làm cho sơ đồ rụng trứng không chính xác

Có nhiều yếu tố có thể làm cho biểu đồ thân nhiệt rụng trứng không chính xác. Dưới đây là các yếu tố tác động bao làm sai lệch sơ đồ rụng trứng gồm:

  • Thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Bệnh tật hoặc mệt mỏi.
  • Căng thẳng.
  • Hút thuốc.
  • Uống rượu bia.
  • Ngủ với chăn điện.

[inline_article id=300972]

Để thiết lập biểu đồ thân nhiệt rụng trứng chính xác, bạn có thể sẽ theo dõi lại một vài chu kỳ trước để xác định chu kỳ rụng trứng chính xác. Tốt nhất, bạn nên kết hợp phương pháp đo thân nhiệt cơ bản với việc theo dõi biểu hiện đến ngày rụng trứng thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lên kế hoạch sinh con cũng như tránh thai.