Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chửa ngực là gì? Chửa ngực sinh con gì, trai hay gái?

chửa ngực là gì
Chửa ngực là gì? Liệu có phải chửa ngực sẽ có nhiều sữa để cho con bú?

Chửa ngực là gì?

Chửa ngực là gì? Theo quan niệm xưa, chửa ngực là hình dáng bộ ngực to bất thường khi mang thai. Để tìm hiểu sâu về chửa ngực là gì, bạn cần biết mang thai sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sữa cho con bú và cũng đồng thời gây ra nhiều thay đổi lớn trong cơ thể.

Estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào ống tuyến vú và chỉ huy việc tiết hormone prolactin. Prolactin kích thích bầu ngực phình to ra, đồng thời chi phối hoạt động sản xuất và tiết sữa. Progesterone hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sản xuất sữa trong tuyến vú.

Sau khi mẹ sinh con, hàm lượng estrogen và progesterone sẽ giảm mạnh, trong khi prolactin lại tăng, giúp mẹ có sữa cho con bú.

[inline_article id=262739]

1. 3 tháng đầu thai kỳ

Lúc này bạn sẽ bắt đầu thắc mắc chửa ngực là gì? Vòng một của phụ nữ sẽ thay đổi cả trước khi bạn dùng que thử thai và nhìn thấy 2 vạch. Lúc này ngực sẽ sưng lên, khá cứng và đau. Bạn thường có cảm giác tức ngực và nặng nề.

Trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Điều này khiến cho các tĩnh mạch ở ngực trở nên lớn hơn, đậm màu xanh và thấy rõ hơn. Ngực lớn hơn khiến bạn cảm thấy đau ngay dưới nách.

Đầu nhũ hoa cũng có sự thay đổi, chúng lớn hơn và nhạy cảm hơn. Quầng vú sẫm màu hơn, xuất hiện những nốt sần nhỏ không đau. Các nốt sần này có đặc tính sát trùng và bôi trơn, hỗ trợ việc cho con bú.

2. 3 tháng giữa thai kỳ

Ở giai đoạn này, vòng một của mẹ sẽ tiếp tục thay đổi và càng trở nên nặng nề hơn do estrogen tăng cao, các ống tuyến sữa phát triển. Bạn có thể cần phải mặc áo ngực lớn hơn từ 1 đến vài size để phù hợp kích thước của vòng một.

sữa non
Ở giai đoạn 2 của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu tiết sữa non

Ngực của bà bầu cũng bắt đầu sản xuất sữa non, đây là hình thức đầu tiên của sữa mẹ. Bạn có thể không nhận ra điều này, hoặc cảm thấy sữa bắt đầu rỉ. Cố gắng đừng massage hay kích thích núm vú vì có thể dẫn tới sinh non. Cho dù mẹ không chảy sữa non ở giai đoạn này, thì điều đó cũng không có nghĩa là mẹ sẽ không có nhiều sữa để cho con bú sau này.

Sau khi sinh con, mẹ sẽ tiếp tục tiết sữa non đầy kháng thể và chất dinh dưỡng. Sữa này đặc hơn, đậm màu và dính hơn sữa mẹ thông thường.

3. 3 tháng cuối thai kỳ

Cơ thể mẹ đang bắt đầu cho việc sinh em bé, ngực sẽ càng nặng nề, căng tức, núm vú to và cương hơn, núm vú và quầng vú sẫm màu hơn.

Vùng da ở ngực có thể bị giãn ra do kích cỡ vòng một tăng, khiến da khô và ngứa. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để xoa dịu làn da và ngăn ngừa da rạn.

Chửa ngực là gì? Bà bầu chửa ngực sẽ có nhiều sữa mẹ?

chửa ngực sinh con gì
Một số mẹ dù ngực nhỏ vẫn đủ sữa cho con bú

Về vấn đề chửa ngực là gì, trong y khoa không có khái niệm “chửa ngực”, đó chỉ là một quan niệm dân gian để nói về những mẹ bầu có vòng một tăng kích cỡ quá lớn.

Nhiều người cho rằng những bà bầu “chửa ngực” thì sau khi sinh sẽ có nhiều sữa cho con bú. Điều này không đúng. Dù kích cỡ ngực của mẹ bầu to hơn hay nhỏ hơn những mẹ bầu khác, thì so với chính bản thân mẹ cũng đã có sự biến chuyển rất nhiều, và điều đó không ảnh hưởng tới khả năng nuôi con bằng sữa mẹ.

Nghĩa là “chửa ngực” không quyết định mẹ có nhiều sữa hơn những mẹ không bị “chửa ngực”. Việc nhiều sữa hay ít phụ thuộc vào tuyến vú có tốt hay không. Tuyến sữa màu mỡ nhờ chế độ dinh dưỡng tốt, tâm trạng thoải mái thì mẹ sẽ có nhiều sữa.

Bên cạnh đó, ngực lớn không phải chỉ do tuyến sữa mà còn do mỡ tích tụ. Nhiều mẹ tăng cân quá nhanh, quá nhiều trong thai kỳ khiến mỡ ở ngực cũng tăng, thành ra đó là “chửa mỡ” chứ chẳng phải “chửa ngực”.

“Chửa ngực” sinh con gì, trai hay gái?

chửa ngực là như thế nào
Căn cứ vào vòng một để xác định giới tính thai nhi là điều không cần thiết

chửa ngực là gì và sẽ sinh con gì? Trong cuốn sách của mình Do Chocolate Lovers Have Sweeter Babies?, tác giả Jena Pincott cho rằng những bà bầu có vòng ngực tăng thêm 8cm thì sẽ sinh con gái, còn những bà bầu có vòng một tăng khoảng 6,3cm thì sẽ sinh con trai.

Sự khác biệt này là do hormone testosterone mà bào thai nam sản sinh ra. Hormone này sẽ kìm hãm sự tăng kích thước của vòng một. Do đó, theo cuốn sách này thì bà bầu “chửa ngực” thường sinh con gái.

Một nguồn thông tin cũng cho rằng nếu ngực trái của bà bầu lớn hơn ngực phải thì mẹ sẽ sinh con trai. Ngược lại, nếu ngực phải nhô cao hơn thì mẹ sẽ sinh con gái.

Vòng một sẽ ra sao sau khi sinh?

chửa ngực là gì

Sau sinh, vòng một của mẹ vẫn còn lớn do phải sản xuất sữa liên tục. Một số mẹ sẽ lấy lại kích cỡ ban đầu sau khi họ ngừng tiết sữa và ngừng cho con bú. Một số mẹ khác thì vòng một không về lại dáng xưa mà vẫn lớn và hơi xệ, mất đi độ đàn hồi. Điều này còn phụ thuộc vào gene, thời gian cho con bú, cân nặng của mẹ lúc mang bầu và sau khi sinh.

Một điểm lợi của việc cho con bú là nhũ hoa của mẹ sẽ thon nhỏ và đẹp hơn, màu sắc quầng vú và nhũ hoa sẽ sáng hơn, hết thâm. Một số mẹ thậm chí còn hết bị thâm nách.

[inline_article id=253301]

Tóm lại, chửa ngực là gì ám chỉ tình trạng bà bầu có vòng một phát triển quá nhanh so với bình thường, khi mà việc xét nghiệm còn chưa kết luận được giới tính thai nhi, khiến nhiều người căn cứ vào vòng một mà nôn nóng dự đoán giới tính thai nhi.

“Chửa ngực” là một vấn đề tự nhiên, thiên về cơ địa nên mẹ cũng không cần phải lo lắng. Điều mẹ cần làm làm thư giãn và duy trì chế độ ăn uống, vận động phù hợp để thể trọng không tăng nhanh khiến mỡ dồn lên ngực mẹ nhé.

Xuân Thảo

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa (Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa (Bệnh viện Từ Dũ)
  • Bệnh lý sàn chậu (Bệnh viện Từ Dũ)

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (khóa 2017-2019). Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.