Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ và tiết kiệm “hết nấc” cho mẹ và bé

Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì? Mẹ nên chuẩn bị trước những món đồ này để bé yêu và mẹ có đồ dùng luôn sau khi chui ra khỏi bụng mẹ mà không phải chờ đợi nhé.

Trước thời điểm đi sinh, bạn có khá nhiều việc cần phải làm. Trong đó, việc chuẩn bị đồ đi đẻ cho mẹ và bé là vô cùng quan trọng. Có khá nhiều những đồ dùng khác nhau bạn cần phải chuẩn bị trước sinh để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi và bạn không phải lo lắng hay lúng túng.Chuẩn bị đồ đi sinh

Những thứ cần trước khi chuẩn bị đồ đi sinh

Những đồ cần mang khi đi sinh cho mẹ và bé đã được chuẩn bị từ trước đó 1-2 tháng. Dưới đây là 6 món đồ luôn cần có trong bộ nhớ của bố mẹ khi đi sinh:

  • Điện thoại di động.
  • Giấy tờ cần thiết (các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm thai kể từ ngày bắt đầu đi khám thai).
  • Tiền mặt.
  • Đồ dùng cá nhân của người thân đi cùng.
  • Máy ảnh hoặc máy quay để ghi lại khoảnh khắc chào đời đầu tiên của con.

Danh sách những đồ cần chuẩn bị trước khi sinh

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé lỉnh kỉnh cũng khá nhiều, mẹ cần lên danh sách chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cụ thể để tránh bỏ sót món nào đó nhé!

1. Chuẩn bị đồ trước khi sinh cho mẹ và bé bằng vải

  • Áo cho bé sơ sinh: Tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn.
  • Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo.
  • Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng).
  • Tã bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói.
  • Vớ tay, vớ chân: 10 đôi.
  • Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái.
  • Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): Hơn 10 cái.
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé).
  • Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilon không thấm, loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn): Hơn 15 cái.
  • Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái.
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: Khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa.

Việc chuẩn bị trước khi sinh đối với những đồ dùng này bạn có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh.Chuẩn bị đồ đi sinh

2. Chuẩn bị dụng cụ ăn uống

Bạn đừng quên những thứ này khi chuẩn bị đồ đi sinh:

  • 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: Cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước (sau 6 tháng tuổi).
  • 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé).
  • 1 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: Cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp.
  • Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: Lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uống.

3. Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh: Dụng cụ vệ sinh

  • Cây rửa bình sữa: Không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa.
  • Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố hoặc cái võng mắc vào chậu tắm).
  • Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).
  • Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau.
  • Chậu đựng đồ dơ để giặt.
  • Chuẩn bị đồ đi sinh mẹ đừng quên rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng).
  • Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp).
  • Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ.
  • Que tăm bông ngoáy tai cho bé: Lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm.
  • Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm.
  • Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ.
  • 1 bình xịt nước biển để xịt cho bé hơn 3 tháng: Dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về.
  • Ống hút mũi, chọn loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút.
  • Nhiệt kế để đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt hoặc theo dõi sau khi chích ngừa.
  • Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng).
  • Thuốc Povidine để sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm). Tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè.
  • Dầu khuynh diệp/hoặc dầu tràm. Nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da).
  • Dầu gội và tắm cho bé.Chuẩn bị đồ đi sinh

4. Đồ chuẩn bị đi sinh khác

  • Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường.
  • Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố nếu chuẩn bị đồ đi sinh mùa hè.
  • Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh.

5. Những thứ cần mua khi đi sinh cho mẹ bầu

Không quá nhiều vật dụng lỉnh kỉnh như của bé, đồ chuẩn bị đi sinh của mẹ chỉ gồm khoảng 9 món cần thiết sau:

  • Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
  • Vớ chân: 4-5 đôi
  • Dép đi trong nhà
  • Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)
  • Quần lót giấy: vài cái (vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)
  • Sữa bột hoặc sữa tươi
  • Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng
  • Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt + toàn thân)
  • Dầu tràm/dầu khuynh diệp để bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người

Gợi ý combo chuẩn bị đồ đi sinh nhanh, gọn, lẹ

  • Tã Goo.N Slim Newborn 48 với mặt bông êm ái, khả năng thấm hút vượt trội sẽ đem lại cảm giác thoải mái nhất khi bé yêu vừa chào đời
  • Khăn ướt Goo.N 55pcs x 2 an toàn, không chứa cồn, không làm khô da bé mà nhẹ nhàng làm sạch da trước khi mặc tã
  • Sữa Morinaga Hagukumi 320g với vị ngon mát như sữa mẹ, cùng các dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển khoẻ mạnh, không lo táo bón
  • Bình sữa Chuchubaby PPSU 150ml an toàn, thiết kế thông minh với núm ti silicon hình chữ thập và van thông khí chống đầy hơi khi bé yêu ti sữa
  • Miếng lót thấm sữa Chuchubaby 30 pcs đem lại cảm giác khô ráo, dịu êm cho núm ti của mẹ mỗi khi sữa về
  • Túi đi sinh đa năng cao cấp đựng vừa 6 món trên và nhiều vật dụng cần thiết khácChuẩn bị đồ đi sinh

Những vật dụng không cần thiết khi đi sinh 

Trong quá trình chuẩn bị trước khi sinh, không phải thứ nào cũng cần thiết. Dưới đây là những đồ có thể không cần đến khi chuẩn bị trước khi sinh:

  • Đồ xay thức ăn bằng tay
  • Bộ chăn gối cho bé
  • Loại 2 gối ôm có miếng lót nối ở giữa
  • Giường nôi: Để em bé nằm chung giường tiện hơn là nằm nôi, thường ít em bé nào chịu nằm nôi
  • Giày trẻ sơ sinh: Không cần thiết vì em bé dùng vớ chân, ít ra ngoài

*Lưu ý việc chuẩn bị trước khi sinh càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì bạn sẽ yên tâm hơn bấy nhiêu.

Thời gian chuẩn bị đồ sơ sinh

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh bằng cách mua sắm đồ sơ sinh cho bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì còn quá sớm, lúc này việc quan trọng hơn là nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Tới giai đoạn tháng thứ 8-9 nên sắp xếp đồ đạc “lần lần” là vừa. Lúc này bụng cũng đã to, đi lại nặng nề, ngồi tỉ mẩn chuẩn bị đồ theo danh sách đồ sơ sinh là hợp lý nhất.

[inline_article id=40306]

Chuẩn bị đồ đi sinh với những ai lần đầu làm mẹ luôn kèm theo thật nhiều rắc rối trong cách sắp xếp và ghi nhớ. Cộng thêm tình trạng não cá vàng khi mang thai càng mệt mỏi hơn. Những lúc này đừng quên mẹ bầu còn có anh xã và người thân nhé! Hãy nhờ vả khi bạn cảm thấy đuối sức.

MarryBaby

Tham vấn y khoa: Bác sĩ chuyên khoa Sản – Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN

bác sĩ Tạ Trung Kiên

  • Quá trình học tâp: tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại ĐH Y DƯỢC TP HCM , học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Đại Học Y PHẠM NGỌC THẠCH
  • Thâm niên công tác: Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
  • Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP.HCM.

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ mẹ bầu cần biết

Việc chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu không bị bỏ sót những thứ quan trọng. Vì vậy, hãy cùng Marrybaby xem trước khi đi đẻ bà bầu cần chuẩn bị những gì nhé.

Chuẩn bị trước khi sinh mổ Chuẩn bị trước khi sinh mổ

Các mẹ sinh mổ thường trải qua những điều sau:

♦ Các mẹ không nên ăn gì trong 8 tiếng trước khi lên bàn mổ: Mẹ bầu nên hạn chế ăn bất cứ thứ gì trước khi lên bàn mổ. Sở dĩ như vậy, bởi vì trước khi mổ mẹ thường phải gây mê hoặc gây tê, việc ăn uống sẽ khiến có nguy cơ gây tai biến trào ngược thức ăn vào từ dạ dày vào phổi gây đột tử cho mẹ do viêm phổi hay xẹp phổi.

♦ Cạo lông vùng “tam giác mật”: Điều này thường được bệnh viện tiến hành trước khi cho mẹ vào phòng mổ.

♦ Cảm giác lạnh run: Sau khi phẫu thuật lấy em bé ra, mẹ sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu và  có cảm giác lạnh run lên. Một phần là do mẹ bị mất sức sau phẫu thuật, một phần là do phòng hậu phẫu thường khá lạnh.

♦ Nên dùng thuốc giảm đau: Thời gian sau khi phẫu thuật, các mẹ sẽ rất đau đớn vì vết mổ. Vì vậy, mấy ngày đầu, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau cho các mẹ. Ngoài việc phải chịu đau nhức do những mũi khâu vết mổ lại với nhau, sản phụ còn phải trải qua những cơn đau đớn của chuột rút sau khi sinh.

♦ Có thể bị rối loạn đường ruột: Thời gian sau khi sinh, sản phụ thường bị rối loạn đường ruột khiến bạn đi vệ sinh khó khăn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều sức lực. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả, nước ép là biện pháp khắc phục táo bón hiệu quả rất tốt.

♦ Cảm giác đau đớn ở vết mổ: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ phải chuẩn bị tâm lý để chịu đau sau giải phẫu. Ngược lại với các mẹ sinh thường phải chịu cơn đau đẻ nhưng sau khi em bé ra đời sẽ không còn cảm giác đau đớn, các mẹ sinh mổ phải đau vết thương ít nhất một tuần. Trong thời gian đó, mẹ sẽ dần hồi phục sức khỏe và mới bắt đầu có sữa nhiều cho con bú. Trong thời gian này, bạn sẽ không tránh được những mệt mỏi đau đớn của vết thương nên cần sự giúp đỡ của người thân trong gia đình.

-Sữa sẽ về chậm: Thông thường, việc dùng thuốc gây mê và kháng sinh, thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Thông thường, các mẹ sinh mổ sẽ phải chờ vài ngày mới thấy sữa về, tuy nhiên, nếu cho con bú thường xuyên và áp dụng đúng các biện pháp để kích thích tiết sữa thì mẹ vẫn thoải mái cho con bú hệt như các mẹ sinh thường.

Chuẩn bị đồ đi sinh mổChuẩn bị trước khi sinh mổ

Đẻ mổ cần chuẩn bị những gì? Các mẹ sinh thường hay sinh mổ thông thường đều phải chuẩn bị đồ cho mẹ và con như nhau. Tuy nhiên, với những người sinh mổ phải ở lại bệnh viện lâu hơn, từ 5-7 ngày, vì vậy đồ đạc chuẩn bị cần nhiều hơn và cẩn thận hơn. Khi đã nhận quyết định sinh mổ do hẹp khung chậu, thai già tháng hay do bé nằm ngôi ngược hoặc các lý do khác, mẹ bầu cần nhớ mang theo trong hành lý đi sinh của mình những thứ sau:

  • Bộ quần áo dài dành cho ngày ra viện vì trong thời gian ở viện, các mẹ thường mặc quần áo ở bệnh viện.
  • Tất (vớ) 3-5 đôi
  • Bông gòn dùng để nhét tai.
  • Đôi dép đi trong nhà.
  • Quần lót tiện lợi
  • Băng vệ sinh loại dành riêng cho sản phụ để dùng cho những ngày đầu sản dịch ra nhiều.
  • Đồ vệ sinh cá nhân cho mẹ và người nhà.
  • Đồ dùng sơ sinh cho bé

Chuẩn bị viện phí

Chuẩn bị trước khi sinh mổChuẩn bị gì khi sinh mổ? Chi phí viện phí của mỗi ca sinh là khác nhau, với những ca sinh mổ giá thường cao hơn sinh thường từ 2-3 triệu đồng, điều này tùy thuộc vào việc chọn phòng, dịch vụ và bệnh viện mà bạn chọn. Thông thường mỗi ca sinh mổ dao động từ 5-10 triệu đồng. Nếu chọn phòng thường có giá khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu muốn thoải mái hơn nữa, các mẹ có thể chọn phòng dịch vụ với giá 700-1 triệu đồng/giường hoặc hơn.

Sau đây là bảng chi phí tham khảo:

– Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện: 3-4 triệu đồng

– Bệnh viện Từ Dũ: 5-7 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 30-40 triệu đồng

– Bệnh viện Việt Pháp: 30-50 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Mê kông: 15-20 triệu đồng

– Bệnh viện Việt Nhật: 4-6 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 4-5 triệu

– Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 4-5 triệu

[inline_article id=136410]

Khi mẹ chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng thì sau khi sinh sẽ chủ động được nhiều thứ hơn. Những điều Marrybaby chia sẻ trong bài viết này bầu hãy ghi nhớ nhé.