Có bầu ăn củ sắn được không, đây là câu hỏi mà các mẹ đang mang thai thắc mắc. Nhiều bạn cũng chia sẻ với MarryBaby rằng bản thân rất muốn ăn sắn (khoai mì) nhưng e ngại loại thực phẩm này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy thì bây giờ, mời bạn đọc bài viết này nhé!
Củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng hay không?
Ở nước ta, củ sắn được trồng rộng khắp để lấy củ làm thức ăn cho người, gia súc và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như tinh bột sắn. Trước khi trả lời câu hỏi có bầu ăn củ sắn được không, chúng ta cùng điểm qua củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng hay không, bạn nhé!
Trong 100g sắn có nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể là:
- Calo: 152kcal
- Phốt pho: 30mg
- Canxi: 25mg
- Folate: 27µg
Ngoài ra, sắn còn chứa vitamin B1, B2, PP và một số chất dinh dưỡng khác như kali và chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Củ sắn có vị thơm và bùi, cung cấp nhiều tinh bột kháng nên tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, góp phần cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn đậu phộng?
Tuy nhiên, qua quá trình chế biến làm giảm đáng kể hàm lượng dinh dưỡng cũng như hàm lượng tinh bột kháng có trong sắn. Rất nhiều người ưa thích ăn sắn, xem sắn như một món ăn sáng quen thuộc và một số mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ.
Ngoài ra, người ta cũng tìm ra một số chất kháng dinh dưỡng trong sắn để mẹ cân nhắc có bầu ăn củ sắn được không.
- Saponin: Là chất chống oxy hóa tuy nhiên lại có nhược điểm là làm giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
- Phytate: làm cản trở sự hấp thu magie, canxi, sắt và kẽm.
- Tanin: Được biết đến với việc làm giảm khả năng tiêu hóa của protein, cản trở sự hấp thu sắt, kẽm, đồng và thiamine.
Miễn là bạn thi thoảng mới ăn sắn, không ăn liên tục và quá nhiều thì các chất kháng dinh dưỡng sẽ không phải là nguyên nhân chính đáng lo ngại.
Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng trên thì củ sắn cũng có chứa chất độc và hàm lượng độc tố sẽ tăng lên nếu ăn sống với số lượng lớn hoặc khi được chế biến chưa đúng cách và ăn thường xuyên. Độc tố này tồn tại nhiều ở phần vỏ, đầu và đuôi của sắn. Phụ nữ mang thai ăn sắn nếu nhiễm phải độc tố này có thể bị ngộ độc, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Có bầu ăn củ sắn được không? (Bầu ăn khoai mì được không?)
Củ sắn là một loại lương thực được tiêu thụ rộng rãi ở nước ta. Sắn cung cấp tinh bột và một số chất dinh dưỡng quan trọng có lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, loại củ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn ăn sắn không đúng cách. Đặc biệt, phụ nữ có thai khi ăn sắn càng nên cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Củ sắn (hay còn gọi là củ khoai mì) có lớp vỏ tróc màu vàng nâu, lớp vỏ giữa màu hồng tím, chứa nhiều tinh bột bên trong và giữa củ có sợi trục trông như tim nến.
Vậy thì có bầu ăn sắn được không?
Bà bầu ăn sắn được không? Với mẹ bầu đang mang thai, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn và sức đề kháng cũng kém hơn người bình thường.
Song nếu muốn ăn, bạn nên chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Mặc dù sắn có chứa độc tố nhưng độc tố này lại trở nên vô hại nếu bạn biết cách chế biến phù hợp.
Trước khi luộc sắn, bạn nên lột sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đó là những nơi có chứa nhiều độc tố nhất. Sau đó, bạn đem ngâm sắn trong nước sạch khoảng 1-2 ngày rồi rửa lại với nước nhiều lần. Khi được luộc chín kỹ, củ sắn sẽ an toàn hơn và bạn nên chế biến càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch), không nên để lâu sẽ làm tăng lượng độc tố có trong sắn.
Trước vấn đề có bầu ăn củ sắn được không, câu trả lời là: “Được!”. Tuy nhiên, bạn nhớ cách luộc sắn để không gây nguy hiểm cho 2 mẹ con.
>>> Bạn có thể tham khảo: Giải tỏa lo lắng bà bầu có nên uống bột sắn dây hay không?
Lưu ý cho mẹ khi ăn sắn
Với câu hỏi có bầu ăn củ sắn được không thì bên cạnh việc chế biến sắn đúng cách, mẹ bầu lỡ “thèm” ăn củ sắn cũng cần phải lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả bé con trong bụng:
- Chỉ nên ăn sắn luộc kỹ với một lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều và thường xuyên vì sắn có chứa nhiều calo nên có thể gây thừa cân và béo phì.
- Nên kết hợp ăn sắn chung với các loại thực phẩm khác đặc biệt là nhóm protein vì giúp loại bỏ độc tố, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nhất là với mẹ bầu thì chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, cần ăn đa dạng các loại thức ăn để cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Bạn không chỉ nên xem sắn là nguồn dinh dưỡng duy nhất.
- Các sản phẩm khác từ củ sắn như bột sắn sẽ an toàn hơn cho người dùng. Bạn có thể dùng bột sắn để chế biến nhiều món ăn ngon để thưởng thức.
Cách làm món ngon từ củ sắn cho bà bầu
Củ sắn luộc vốn đã là món ăn quen thuộc với nhiều người. Sau khi biết có bầu ăn củ sắn được không, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon khi kết hợp với những nguyên liệu đơn giản.
1. Bánh tằm khoai mì (sắn)
Nguyên liệu
Khoai mì, đường, nước cốt dừa, bột năng, củ dền, lá dứa, thanh long đỏ, mè rang, muối và dừa sợi.
Cách làm
- Bạn lột vỏ khoai mì rồi đem ngâm, cắt mỏng, xay nhuyễn. Sau đó, vắt nước khoai mì rồi để trong 30 phút để tinh bột lắng xuống, bạn đổ nước để chắt lấy lại phần tinh bột. Đem tinh bột trộn với bột năng, rồi bạn cho nước dừa, đường, muối trộn đều đến khi thấy khoai mì dẻo lại là được.
- Lá dứa, củ dền, thanh long, bạn đem xay lấy nước làm màu cho khoai mì rồi chia khoai mì đã trộn ở trên làm 3 phần cho 3 màu. Bạn nhớ là chỉ nên cho màu vừa đủ để tránh cho khoai mì bị nhão.
- Cho từng màu vô khuôn, ép chặt lại rồi hấp chín. Sau đó, bạn lấy bánh ra để nguội rồi cắt sợi, trộn với dừa bào và mè để thưởng thức.
2. Chè chuối khoai mì cốt dừa
Bầu có được ăn sắn không? Bà bầu có thể ăn củ sắn (khoai mì) nếu chế biến đúng cách. Chè chuối khoai mì cốt dừa là một món ăn thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Mẹ có thể tham khảo cách làm món chè cuối khoai mì cốt dừa sau đây:
Nguyên liệu
Khoai mì, chuối, bột báng, bột năng, cốt dừa, nước, lạc (đậu phộng) rang.
Cách làm
- Bạn lột vỏ khoai mì, rửa sạch cắt miếng. Chuối lột vỏ cắt miếng. Bột báng đem ngâm trong nước khoảng 10 phút.
- Bạn cho khoai mì vào nước luộc tới gần chín thì bỏ bột báng vào nấu cho mềm, tiếp theo là cho chuối vào, rồi cho thêm đường tùy bạn ăn ngọt hay nhạt. Sau đó, bạn cho nước cốt dừa vào, để cho nước sôi sền sệt lại thì tắt bếp.
- Bạn múc chè ra chén, rắc đậu phộng rang lên cho thơm rồi thưởng thức thôi nào.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ kiệu được không? Những món mẹ cần tránh
3. Bánh khoai mì nướng
Có bầu ăn củ sắn được không? Được nếu bạn chế biến đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn làm bánh khoai mì nướng an toàn cho bạn.
Nguyên liệu
Khoai mì, sữa đặc, bột năng, nước cốt dừa, muối.
Cách làm
- Bạn lột vỏ khoai mì, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ rồi cho vào túi vải, vắt chặt tay để nước khoai mì ra hết.
- Tiếp theo, bạn cho nước cốt dừa và sữa đặc vào trộn đều rồi cho thêm bột năng cùng một ít muối vào. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp trên.
- Bạn đổ hỗn hợp khoai mì ra khuôn rồi cho vào lò nướng, nướng khoảng 90 phút ở 145ºC. Bánh chín lấy ra đem cắt xéo thành từng miếng nhỏ rồi thưởng thức.
[inline_article id=248051]
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi có bầu ăn củ sắn được không và biết thêm được nhiều cách chế biến những món ngon từ sắn. Chỉ cần bạn biết chế biến đúng cách thì sắn sẽ trở thành món ăn bổ ích nhưng cũng chỉ nên ăn sắn một cách hạn chế trong khẩu phần ăn của mình thôi, bạn nhé!