Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Kinh nghiệm dạy bé bướng bỉnh mẹ nào cũng nên tham khảo

Bé bướng bỉnh khiến nhiều mẹ tức giận, không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội cho bé ăn đòn để răn đe. Song điều này không tốt cho sự phát triển nhận thức và tâm lý của trẻ. Thực tế, trẻ càng hay bị ăn đòn thì càng trở nên bướng bỉnh, lì lợm hơn vì con cảm thấy không thuyết phục. Vậy bé bướng bỉnh không chịu nghe lời là nguyên nhân do đâu? Mẹ phải làm thế nào để trị bé bướng bỉnh hay ăn vạ?

Bé bướng bỉnh

Những ông bố, bà mẹ có con trong tuổi từ 1-3 sẽ chẳng xa lạ gì với việc con liên tục nói “không”. Trên thực tế, đây không phải là dấu hiệu cho thấy bé bướng bỉnh mà là cách để bé cảm thấy tự tin hơn!

Ở độ tuổi này, bé thấy rằng việc cãi lời hay tỏ ra ngang ngạnh là một cách để giành được sự tự tin. Việc nói “không” là một phản ứng hoàn toàn bình thường để bé cảm thấy mình có chút ảnh hưởng trong thế giới rộng lớn này. Bố mẹ đừng vì điều này mà vội vã kết luận rằng bé bướng bỉnh và không ngoan nhé.

Tuy nhiên, việc thường xuyên cãi cọ thật là phiền phức và bạn cần tìm những giải pháp để thoát khỏi tình trạng này. Hãy thử những bí quyết dưới đây để thay đổi em bé bướng bỉnh mà bạn thường thấy.

Cách trị bé bướng bỉnh hay ăn vạ

Nhiều mẹ điên đầu vì bé 3 tuổi bướng bỉnh mà không biết phải làm gì? Mẹ có thể tham khảo những gợi ý dạy bé bướng bỉnh sau đây để áp dụng giúp con thay đổi nhé.

1. Giải thích cho con hiểu lý do

Để con không có cảm giác bị bắt buộc, bạn hãy giải thích lý do vì sao bạn muốn con làm điều gì đó. Chẳng hạn, khi bạn đang bị đau tay và không muốn con cứ đu người trên những thanh xà cao, hãy giải thích rằng vì tay bạn đang bị đau, không thể đỡ bé xuống được và bé có thể sẽ bị ngã. Trẻ ở tuổi lên 2, lên 3 đã có thể hiểu được những lời giải thích ngắn gọn như vậy.

Bé bướng bỉnh

2. Thể hiện sự tích cực đối với con

Tương tự như bạn, bé yêu ghét nghe từ “không”, nhưng hãy thử kiểm lại xem bạn nói bao nhiêu lần những câu như “không được trèo ghế”, “không nghịch nước”, “không vứt đồ chơi ở đó” trong một ngày? Chừng đó là đủ để khiến bất kỳ ai cũng trở nên cáu kỉnh và chẳng có gì khó hiểu khi bé bướng bỉnh chống đối bạn.

Thay vì vậy, hãy nói với con bằng những câu chủ động, mang sắc thái tích cực như “hãy ngồi yên trên ghế vì nếu con nghịch nước thì bộ áo đẹp đang mặc sẽ bị bẩn mất”. Hãy chú ý rằng tông giọng lên xuống cũng rất quan trọng đấy nhé!

3. Đừng quá độc đoán

Hãy thường xuyên tạo ra các cơ hội để con được quyết định những việc nho nhỏ liên quan đến mình. Chẳng hạn: “Con thích sữa hay nước ép táo?” hay: “Con thích áo dài tay màu đỏ hay áo thun màu xám?”. Khi con được quyền quyết định, bé sẽ cảm thấy rất tự hào đấy!

4. Khuyến khích bé noi theo gương tốt

Bạn luôn biết rằng con thích bắt chước người lớn, nên hãy tận dụng điều này để xử lý những trường hợp bé bướng bỉnh. Chẳng hạn, khi con không chịu mặc áo khoác, hãy nói “Bây giờ trời nắng quá, mẹ sẽ mặc áo khoác vào để chống nắng nè. Con có thấy trời nắng quá không? Hay mình cùng mặc áo khoác chống nắng rồi đi ra ngoài nhé”.

 

5. Khen ngợi hành động tốt

Đây là một bước không thể thiếu để khuyến khích con thực hiện những hành động tốt, tích cực và bớt ngang ngạnh. Hãy cho con thấy rằng bạn rất công bằng, và những nỗ lực của bé đều được ghi nhận.

6. Dùng sự hài hước để phá vỡ bế tắc

Nếu bạn cứ tiếp tục lặp đi lặp lại rằng con phải làm thế này, thế kia, có thể bé lại càng không nghe lời. Thay vì vậy, hãy gợi ý cho con một trò chơi để “dẫn dụ” bé đến hoạt động mà bạn mong muốn. Chẳng hạn, khi muốn con đi tắm nhưng bé lại đang chơi búp bê, bạn hãy nói: “Nào, giờ mình sẽ cùng bạn búp bê nhảy một đoạn cho đến khi vào tới phòng tắm nhé”.bé bướng bỉnh

Những trường hợp con hay nói “Không”

Để không “bốc hỏa” mỗi khi bé bướng bỉnh cãi lời, bạn hãy chuẩn bị trước tâm lý trong những trường hợp con hay nói “không” nhất. Đó là:

  • Trước giờ đi ngủ
  • Giờ ăn
  • Khi bạn bảo con thử những hoạt động xa lạ
  • Gặp gỡ bạn mới hay chuẩn bị đến trường
  • Khi đi mua sắm hay ở trong sân chơi đông đúc
  • Khi đi gặp bác sĩ

Kinh nghiệm trị bé bướng bỉnh của người mẹ khéo léo

Tôi đang có một cháu gái tên Linh, bé được 8 tháng tuổi. Từ 7 tháng tuổi bé nhà mình đã bắt đầu có những dấu hiệu bướng bỉnh. Một vài biểu hiện đó là khi bé đang chơi một đồ chơi nào đó mà tôi không cho chơi, đem cất đi là nhất định bé giữ không chịu đưa cho tôi.

Khi tôi giành lấy thì bé khóc và đập chân đập tay, tỏ thái độ không đồng ý. Có lúc cô bé bướng bỉnh gào lên rất to hay nhiều lúc bé nhất định đòi mẹ cho bằng được, không chịu cho ai bế. Dù bé còn nhỏ và những biểu hiện của bé không quá nghiêm trọng nhưng tôi nghĩ rằng cần phải uốn nắn bé ngay từ đầu.

Tôi cũng đã nghĩ ra một số cách, khi áp dụng thì cũng rất hiệu quả và muốn chia sẻ với MarryBaby:

Thay vì để con chơi những đồ chơi không được phép, tôi đưa con chơi những đồ chơi được phép chơi. Ví dụ: Con rất thích chơi những quyển sách nhưng chủ yếu là vò và xé sách. Những lúc như vậy tôi liền lấy ngay quyển sách bé hay chơi đưa cho con và nói với con rằng: “Đây là sách của mẹ, con không được chơi với cuốn sách này, đừng xé sách của mẹ nhé!”. Tất nhiên bé không phải lúc nào bé cũng đồng ý trao đổi món đồ chơi mà bé đang chơi. Những lúc như vậy tôi vừa âu yếm con, vừa nói một cách nhẹ nhàng để con đồng ý.Bé bướng bỉnh

Trong trường hợp khác, nếu bé không đồng ý trả lại quyển sách thì tôi sẽ cương quyết hơn, không chiều theo ý con và lấy lại quyển sách của mình. Tôi cũng không quát mắng con, không đánh con nhưng điều chỉnh cho giọng nói, nét mặt nghiêm hơn.

Tôi sẽ đánh lạc hướng bé bằng những món đồ chơi khác. Khi bé khóc thì tôi sẽ dỗ dành bé những bằng những món đồ chơi đó, và nói chuyện cho bé quên đi. Ví dụ: Tôi chỉ con gấu bông kia và nói: “Chú gấu này xinh quá, chú mặc bộ đồ màu xanh thật đẹp”. Bé sẽ chú ý ngay và quên đi chuyện trước đó, tôi đã làm rất nhiều lần và lần nào cũng thành công.

Bé hay nhõng nhẽo, hay đòi theo mẹ. Những lúc như vậy tôi sẽ không bế bé ngay, mà để con chơi, chỉ con vào những đồ chơi xung quanh và nói với con về những đồ chơi đó. Chỉ một lúc sau, con tôi đã vui vẻ chơi với những đồ chơi đó mà không đòi mẹ bế nữa.

Đó là một số cách mà tôi đã làm và thấy hiệu quả và muốn chia sẻ với các bà mẹ khác. Vấn đề mà tôi quan tâm bây giờ là làm sao tập cho bé có tính tự giác, trong mọi hoạt động hằng ngày tôi luôn tập cho bé tính tự giác như: khi bé đòi đồ chơi ở xa, tôi không lấy cho bé mà đỡ bé đứng dậy, hoặc để bé bò ra lấy,… Nhưng để con luôn tự giác là điều không phải dễ dàng, tôi  mong có nhiều ý kiến chia sẻ của các bà mẹ về vấn đề này.

Ý kiến của Thạc sĩ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên ĐH Hoa Sen TP.HCM: “Khi thấy con mình bướng bỉnh, cha mẹ thường cho rằng như thế là không ổn và ngay lập tức muốn trẻ phải thay đổi, muốn con phải nghe theo bất cứ yêu cầu nào của mình. Tuy nhiên, có phải chính cha mẹ cũng muốn sau này lớn lên con cũng có chính kiến riêng của mình, biết bảo vệ ý kiến và không dễ bị bắt nạt, nghe theo lời người khác? Vì vậy, trong sự bướng bỉnh ấy của trẻ cũng có một phần rất tốt mà cha mẹ nên giữ lại, giúp con từ một đứa bé bướng bỉnh thành đứa bé biết quản lý cảm xúc, biết ra quyết định và biết tự giác làm việc.

Trước hết, chính ba mẹ phải là một tấm gương cho trẻ về khả năng kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh trước những hành vi ương bướng của con hay những sự việc khác thay vì la hét, ném đồ đạc. Trẻ bướng bỉnh thường không thích bị người khác sai khiến, vì vậy cho trẻ thêm sự chọn lựa là giải pháp thích hợp. Dĩ nhiên những lựa chọn bạn đưa ra đều là những điều trẻ được phép.Bé bướng bỉnh

Chúng ta cũng hoàn toàn có thể cho con tham gia góp ý kiến vào những quyết định nho nhỏ của gia đình. Đồng thời, tính tự giác ở trẻ không tự nhiên mà có, cha mẹ cần phải giúp trẻ lập nội quy sinh hoạt và lặp đi lặp lại những công việc ấy nhiều lần để hình thành thói quen.

Khi thói quen đã hình thành, bạn sẽ thấy ở trẻ một sự tự giác trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Điều này cũng có nghĩa, cha mẹ đừng vội nóng lòng muốn tập cho con tính tự giác khi con mới chỉ biết bò, trườn hay đi chập chững. Khi con bắt đầu vào mầm non, những sự tác động của chúng ta giúp trẻ tự lập sẽ thích hợp và mang lại hiệu quả hơn nhiều bởi  khi đó nhận thức của trẻ cũng đã phát triển hơn và vận động của trẻ cũng đã hoàn thiện.”

Anh Tuấn