Cỏ mần trầu mọc quanh năm ở những nơi ấm áp và cao tới 60cm, lá có thể dài tới 25cm. Cỏ mần trầu có đặc tính kháng thuốc diệt cỏ và sinh sống tốt ở các vườn cây nông nghiệp, đồng cỏ, sông suối, ao cạn, kênh rạch, đầm lầy và bên vệ đường.
Ở một số quốc gia, cỏ mần trầu chỉ được dùng làm thức ăn gia súc, tuy nhiên, đây là một loại thảo dược quý được dùng làm thuốc vì có nhiều công năng đáng kinh ngạc.
Tác dụng của cỏ mần trầu
Nếu hỏi cỏ mần trầu có tác dụng gì thì loại cỏ này có tính mát, thanh nhiệt, vị ngọt pha chút đắng, từ rễ, cọng, lá tới hạt đều có thể sử dụng làm thuốc.
1. Cỏ mần trầu có tác dụng gì? Chống ung thư
Cỏ mần trầu có đặc tính chống ung thư và chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Nó có khả năng tiêu diệt hiệu quả các khối u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Uống trà cỏ mần trầu thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp teo nhỏ khối u.
2. Tác dụng của cỏ mần trầu hỗ trợ trị bệnh thận
Cỏ mần trầu sở hữu đặc tính lợi tiểu, giúp đẩy độc tố và cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, ngăn ngừa nguy cơ bệnh thận.
3. Hỗ trợ trị thương, bệnh viêm khớp và nhiễm giun sán
Viêm khớp là bệnh phổ biến ở người già. Đông y thường trộn cỏ mần trầu và cơm dừa rồi giã nhuyễn thành hỗn hợp sệt, sau đó đắp lên vùng đau nhức, chỗ bị bong gân và băng lại. Cỏ mần trầu cũng có thể được dùng đắp lên vết thương để cầm máu. Vì có tính nhuận tràng nên nước sắc từ lá mần trầu còn có tác dụng tiêu diệt giun sán trong dạ dày.
4. Trị tiểu đường và huyết áp cao
Uống trà cỏ mần trầu mỗi ngày có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Nó cũng giúp hạ sốt và trị gàu. Nước sắc từ cỏ mần trầu cũng hiệu quả trong trị bệnh ho ra máu, các vấn đề về gan, bàng quang, bệnh vàng da, sốt rét, kiết lỵ, động kinh và bệnh vô sinh ở phụ nữ.
5. Công dụng của cỏ mần trầu trị mụn
Do loại cỏ này có tính mát, làm mát gan nên được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, giúp thoát mồ hôi, làm sạch da và trị mụn trứng cá. Nếu bạn bị mẩn ngứa, nổi mụn, hãy giã cỏ tươi rồi vắt nước cốt để uống.
6. Tác dụng của cỏ mần trầu chữa rụng tóc
Để trị rụng tóc bằng cỏ mần trầu, bạn lấy lá và thân cây, rửa sạch, cho vào nồi đầy nước, nấu còn 1 lít. Sau đó bạn gội sạch đầu, sấy khô. Lấy 1 bát nước mần trầu, dùng bông gòn thấm nước cỏ mần trầu vào chân tóc, để khô. Tiếp tục làm cho đến khi hết bát nước. Thực hiện 3 lần/tuần giúp tóc không còn rụng, và chỗ rụng sẽ mọc tóc mới tóc.
7. Tác dụng của cỏ mần trầu cho bà bầu
Trị chứng cao huyết áp thai kỳ: Mẹ bầu rửa sạch thân cây, rễ, thái nhỏ sao khô cho còn 50g. Giã nát, hòa với một bát nước sôi, rồi vắt lấy nước, uống trong 2 ngày. Cách này giúp ổn định huyết áp.
Điều trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực cho bà bầu: Bạn phơi khô cỏ mần trầu, mỗi ngày lấy 12–16g nấu với 500ml nước, cạn còn 300ml. Uống 2-3 lần/ngày.
Giúp an thai: Lấy 8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt, rửa sạch,sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp an thai.
Giúp sản dịch mau hết: Sắc 50g cỏ mần trầu để lấy nước uống từ 2-3 lần/ngày.
Để an tâm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ Đông y trước khi dùng nhé bầu.
8. Cỏ mần trầu tắm cho trẻ sơ sinh
Để tắm cho trẻ sơ sinh trị viêm da, vàng da, bạn lấy 70g cỏ, sắc lấy nước rồi pha ra tắm cho trẻ. Để trị rôm sảy, ngứa ngáy, nổi ban đỏ ở trẻ, bạn lấy cỏ tươi, giã lấy 120ml nước nước, pha với nước ấm rồi tắm cho trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi dùng nhé mẹ.
Những cách sử dụng truyền thống của cỏ mần trầu ở các nước
– Ở nước ta và Ấn Độ, cỏ mần trầu được sử dụng để trị bệnh gan, cúm, thiểu niệu (ít tiểu), sốt rét, sốt và nước tiểu vàng.
– Ở Malaysia, nước ép từ lá mần trầu được kê cho phụ nữ sau sinh uống để đẩy nhau thai còn sót ra ngoài. Ngoài ra, rễ mần trầu còn được dùng để trị sốt và hen suyễn.
– Ở nước Cộng hòa hợp tác Guyana, nước sắc cỏ mần trầu được dùng để giảm nhẹ cơn đau bụng và lá dùng làm thuốc đắp để cầm máu vết thương.
– Ở Venezuela, nước sắc từ hạt cỏ mần trầu dùng trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
– Tại Colombia, nước sắc từ cỏ mần trầu dùng trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và co thắt cơ.
– Tại Cộng hòa Tobago and Trinidad, cỏ mần trầu được dùng trị bệnh thận.
– Ở Madagascar, người ta luộc cỏ mần trầu để dùng đắp lên chỗ bong gân và đau nhức.
– Ở Cộng hòa Benin, cỏ mần trầu được dùng để trị tiêu chảy và rễ được nghiền nát để trị gãy xương.
– Ở Cộng hòa Congo, cây mần trầu được dùng để trị bệnh nhiễm trùng niệu sinh dục.
– Ở Myanmar, lá mần trầu được dùng để trị bệnh tăng huyết áp.
Cỏ mần trầu chữa bệnh gì? Cách chữa bệnh bằng cỏ mần trầu
– Để trị các vết thương nhỏ, vết xước, vết bỏng và các bệnh da liễu như chàm, vẩy nến… bạn hãy giã cỏ mần trầu thành thuốc đắp lên chỗ tổn thương.
– Để trị tiêu chảy, bạn đun sôi 20g rễ cỏ mần trầu với 1 lít nước, đun trong 5 phút. Lọc lấy nước và uống 4 lần mỗi ngày đến khi hết tiêu chảy.
– Để trị kiết lỵ, bạn dùng 40-80g cỏ mần trầu sắc lấy nước rồi hòa với đường đen, uống mỗi ngày 2 lần.
– Để trị đau nhức, bạn nghiền nhỏ lá rồi đun cách thủy, sau đó đắp lên chỗ đau nhức. Cứ 4 tiếng thì thay 1 lần.
– Để trị rụng tóc và gàu, bạn cho lá và cọng nghiền nhỏ vào dầu dừa. Để hỗn hợp hòa lẫn vào nhau trong 15 phút, sau đó đổ lên da đầu rồi dùng lược chải đều. Để trong 30 phút trước khi gội đầu.
[inline_article id=243696]
– Đối với trẻ em bị chướng bụng, khó tiểu tiện, bạn dùng 80g rễ tươi cỏ mần trầu, thêm 3 bát nước vào sắc còn 1 bát. Chia 3 lần uống trước bữa ăn.
– Chữa viêm da và vàng da ở trẻ: Sắc nước 60g cỏ mần trầu rồi cho bé uống hoặc pha nước tắm.
– Nếu trẻ bị sốt, co giật, bạn sắc 120g cỏ mần trầu với 500ml nước, đun còn 300ml. Sau đó rắc thêm tí muối và cho bé uống trong vòng 12 tiếng đến khi hết sốt co giật.
– Trị tè dầm ở trẻ: Sắc 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa. Cho bé uống hàng ngày trước bữa chiều.
– Ngừa viêm màng não: Bạn dùng 30g cỏ mần trầu sắc cho bé uống trong 3 ngày liên tiếp vào thời điểm dịch bệnh. Sau đó ngừng 10 ngày rồi cho uống tiếp 3 ngày.
Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu
Một số người có thể bị dị ứng với loại cỏ này, vì thế ban đầu bạn nên dùng một lượng ít để thăm do phản ứng. Ngoài ra, cỏ mần trầu cũng không thể dùng tùy tiện, tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ Đông y trước khi sử dụng.
Xuân Thảo