Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hỏi đáp bác sĩ: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Nhịp võng đu đưa kèm theo làn gió mát có thể dễ dàng ru bé vào giấc ngủ. Tuy nhiên về lâu vài nó có thể ảnh hưởng cột sống, và não bộ của bé, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh còn non yếu và dễ tổn thương.

1. Trẻ sơ sinh nằm võng được không?

Để giải đáp thắc mắc “có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?” Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP, tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bé nên được ngủ trên một mặt phẳng. Vì khi nằm võng, cằm của trẻ sẽ ép vào ngực; tư thế này có thể tăng nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ.

Vậy câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh có nên nằm võng không? Câu trả lời là không nên. 

Trường hợp mẹ vẫn cảm thấy muốn cho bé nằm võng; vì nghĩ rằng trẻ ngủ võng sẽ giúp con ngủ ngon hơn. Vậy cho trẻ sơ sinh ngủ võng như thế nào là đúng cách? Ưu nhược điểm khi trẻ ngủ trên võng là gì?

2. Ưu điểm và nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

2.1 Ưu điểm khi cho trẻ ngủ trên võng

trẻ sơ sinh có nên nằm võng 1
Nằm võng giúp trẻ ngủ nhanh hơn, lâu hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Phụ huynh thường thắc mắc trẻ mấy tháng nằm võng được, trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không hay bé mấy tháng nằm võng được? 

Cha mẹ thường thắc mắc rằng, trẻ mấy tháng thì nằm võng được; trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm võng được không… Để trả lời cho thắc mắc này, trước hết, mẹ nên xem qua những ưu điểm khi cho trẻ nằm võng là như thế nào nhé:

  • Võng tạo một môi trường thoải mái và ấm cúng cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.
  • Võng giúp bé cảm thấy an toàn hơn vì khi cho bé nằm võng, võng có thể ôm trọn bé như thể bé được bao bọc lại.
  • Võng giúp bé cảm thấy yên tâm và làm dịu em bé, đặc biệt là trong những tuần đầu đời, vì chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang còn trong tử cung của mẹ.

2.2 Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh ngủ võng

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nên nằm võng không? Câu trả lời là không nên nhé mẹ ơi

Gặp hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc thường xảy ra nhiều đối với những trẻ dưới 2 tuổi, gây ra những hệ quả nghiêm trọng khi trẻ lớn lên. Đây có thể được ví như mức độ nguy hiểm tương tự như khi người lớn gặp tai nạn chấn thương sọ não. 

Cụ thể, trẻ có thể phải trải qua cảm giác không mấy dễ chịu khi bị rung lắc quá mạnh trên võng. Điều này sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển trí não của trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ dễ bị động kinh.

Võng tác động xấu đến cột sống và lồng ngực

Trẻ sơ sinh nằm võng được không? Có khiến cột sống của trẻ bị biến dạng? Khi cho trẻ mới sinh nằm võng, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi hình dáng của võng. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý, vì trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn hình thành cấu trúc xương, việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có thể khiến cột sống của trẻ bị cong vẹo khi lớn lên. 

Về lâu dài, trẻ sẽ dễ bị gù lưng, cổ gập và khung người bị cong xuống. Ngoài ra, cho trẻ thường xuyên nằm võng thậm chí có thể khiến bé bị móp hộp sọ.

Gây ức chế thần kinh

Ức chế thần kinh sẽ khiến cho các cơ quan thần kinh của trẻ cảm thấy mệt mỏi, dẫn đến trẻ cảm thấy lo sợ kể cả khi đã chìm vào giấc ngủ. Nếu mẹ bế trẻ ra khỏi võng thì trẻ sẽ bị giật mình và quấy khóc, và điều này nếu kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt lên não của trẻ.

Thần kinh vận động kém phát triển

Điểm mấu chốt của tình trạng thần kinh vận động kém phát triển đó chính là gây ra sự trì trệ của phát triển thần kinh. Khi nằm võng trong thời gian dài, trẻ sẽ bị hạn chế các tác động như: trườn, bò, lật… dẫn đến việc bé sẽ ngày càng trở nên ù lì.

Bên cạnh đó, nằm võng liên tục có thể khiến cho tay, chân, đầu, cổ khi bé cử động sẽ rất khó khi bị không gian võng giới hạn chuyển động. Dẫn đến hiện tượng tụ máu và gây ra sự chậm phát triển não bộ, khiến trẻ khó có thể tiếp thu về sau này.

Ảnh hưởng xấu đến cơ bắp:

Khi nằm võng, các hoạt động co duỗi của trẻ sẽ không còn được thoải mái. Từ đó, dẫn đến việc hạn chế khả năng tăng sinh và nở nang cơ bắp của trẻ, cũng như khả năng lưu thông máu, và điều này sẽ dễ khiến trẻ chậm phát triển hơn bình thường.

Bé bị phụ thuộc vào võng

Bé có thể quen với chuyển động đung đưa của võng. Với những trẻ khó ngủ, việc đung đưa này giúp bé ngủ ngon. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên không nên cho bé ngủ có sự chuyển động đung đưa hay rung lắc ngay từ những ngày đầu tiên. Khi cho bé ngủ trên võng có đung đưa, bé sẽ trở nên phụ thuộc vào nó.

Nếu không có võng, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ. Đến khi trẻ lớn, bạn lại mất thời gian để tập cho bé không ngủ võng nữa.

Trẻ nằm võng khi ngủ sẽ dễ bị khó thở và té ngã

Trẻ sơ sinh ngủ trên võng thường sẽ ở trong tư thế cong lưng, gập cổ gây cản trở đường thở. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ.

Ngoài ra nếu trẻ lẫy lật người khi nằm trên võng thì sẽ dễ bị té ngã rất nguy hiểm. Chính vì những lý do này nên đối với thắc mắc trẻ sơ sinh hay trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không thì câu trả lời là không nên.

>> Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất có sao không? Mẹ nên làm gì?

3. Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm võng an toàn

Có thể thấy với vấn đề trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé ngủ trên giường hoặc nằm trên một mặt phẳng an toàn.

Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho bé nằm võng. Tất nhiên, phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau đây:

  • Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ.
  • Đặt bé ở tư thế ngủ thoải mái, tránh cho cột sống bị cong, vẹo.
  • Chi cho bé nằm võng trong thời gian ngắn. Không để bé ngủ võng cả đêm.
  • Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ.
  • Mẹ nên dùng thêm một tấm đệm, tấm lót hoặc chiếc chiếu nhỏ đặt dưới lưng cho bé.
  • Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ.

Nhìn chung, có thể trước mắt chiếc võng là “vị cứu tinh” cho giấc ngủ nhanh của bé. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, thì hoàn toàn khuyến cáo là không nên để bé nằm võng.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]