Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu nối mi được không? Những lưu ý dành cho bạn

Nối mi vốn được nhiều chị em ưa chuộng nhờ vào khả năng đem đến một đôi mắt to tròn, có điểm nhấn và thu hút. Tuy nhiên trong quãng thời gian mang thai, hình thức làm đẹp này ít nhiều nhận về sự thắc mắc vì bầu lo sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé. Vậy nên, trên các diễn đàn bầu bé hay có các câu hỏi như: “Có nên nối mi không các mẹ?”. Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết bà bầu nối mi được không nhé! 

Phương pháp nối mi là gì?

Phương pháp nối mi là một kỹ thuật làm đẹp phổ biến ở phái nữ, trong đó các sợi mi giả được gắn vào hàng mi thật của bạn bằng keo dán chuyên dụng. Mục đích của việc nối mi nhằm tạo ra hàng mi dày, dài và cong vút, giúp đôi mắt trở nên to tròn và quyến rũ hơn. 

Có rất nhiều loại nối mi khác nhau, mỗi loại mang lại một vẻ đẹp và phong cách riêng biệt cho đôi mắt. Dưới đây là một số loại nối mi phổ biến hiện nay:

  • Nối mi volume: Sử dụng 2-6 sợi lông mi giả gắn vào mỗi sợi lông mi thật, tạo ra hàng mi mềm mại và đầy đặn.
  • Nối mi búp bê: Tạo ra đôi mắt to tròn, long lanh như búp bê, sử dụng sợi mi giả có độ dài vừa phải.
  • Nối mi classic: Là phương pháp cơ bản, gắn từng sợi mi giả vào từng sợi mi thật.
  • Nối mi chùm: Gắn các chùm mi giả vào mi thật, tạo độ dày và sự nổi bật cho hàng mi.
  • Nối mi Katun: Quy trình dùng mi có độ dài ngắn đan xen lẫn nhau. Đây là phong cách nối mi đặc biệt, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sắc sảo.
  • Nối mi mắt ướt: Tạo cảm giác mi mắt luôn ướt át, quyến rũ. 
  • Nối mi đuôi cá: Hàng mi được thiết kế dài ra ở phía đuôi mắt, tạo dáng mắt hút hồn.
  • Nối mi thiên thần: Dùng sợi mi giả nối vào bên trái sợi mi thật, mang lại vẻ đẹp trong sáng và thuần khiết.
  • Nối mi hoa sơn trà (hoa hồng đen): Đây là kiểu nối mi độc đáo với sự kết hợp của nhiều sợi mi giả tạo hình đẹp mắt.

>> Xem thêm: Cách làm đẹp cho bà bầu từ A-Z đơn giản tại nhà

Bầu nối mi được không?

Bầu nối mi được không? Bà bầu vẫn có thể nối mi khi mang thai
Bầu nối mi được không? Bà bầu vẫn có thể nối mi khi mang thai

Bầu nối mi được không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, thủ thuật nối mi trong thời kỳ mang thai được đánh giá khá an toàn bởi phương pháp này không xâm lấn và không sử dụng chất độc hại. Nối mi có thể giúp cải thiện tinh thần và tạo cảm giác tự tin hơn cho mẹ bầu khi ra ngoài, từ đó mang lại nhiều lợi ích tích cực cho tâm trạng.

[key-takeaways title=””]

Song, mẹ lưu ý cần lựa chọn chỗ thực hiện uy tín với chất liệu uốn mi tốt và tay nghề kỹ thuật viên có chuyên môn cao để có đôi mắt như ý, tránh “tiền mất tật mang”.

[/key-takeaways]

Tác hại của việc nối mi kém chất lượng

Sau khi biết được bà bầu nối mi được không, bạn cần biết những tác hại cho đôi mắt và lông mi nếu nối mi kém chất lượng tại những cơ sở chưa có tên tuổi, tay nghề chuyên viên thấp…

  • Rụng lông mi thật: Nếu quá trình nối mi không được thực hiện cẩn thận có thể làm hỏng lông nang hoặc gây gãy lông mi thật do sợi mi giả được nối quá dày.
  • Dị ứng và viêm nhiễm: Một số mẹ bầu sở hữu cơ địa bị dị ứng với các thành phần trong keo dán mi, dẫn đến viêm giác mạc, đỏ mắt, cộm ngứa, và sưng mắt. 
  • Ảnh hưởng đến thị lực: Trong một số trường hợp, việc nối mi có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tầm nhìn. 
  • Nhiễm hóa chất độc hại: Sử dụng keo dán lông mi kém chất lượng có thể gây nhiễm độc cho cơ thể, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên.

 >> Xem thêm: Bà bầu có triệt lông được không? Bật mí những cách triệt lông an toàn cho bầu

Lưu ý cho mẹ bầu khi nối mi

Lưu ý cho mẹ bầu khi nối mi

Khi quyết định nối mi trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

1. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi nối mi, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe của mình phù hợp cho việc này. Một số trường hợp mẹ bầu có thể được khuyến cáo không nên nối mi, ví dụ như:

  • Có tiền sử dị ứng với các hóa chất trong keo nối mi.
  • Có các bệnh về mắt như viêm giác mạc, kết mạc, hoặc hội chứng khô mắt.

2. Lựa chọn địa điểm nối mi uy tín

  • Nên lựa chọn những nơi uy tín, đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao và có kinh nghiệm nối mi cho phụ nữ có thai.
  • Đảm bảo cơ sở vật chất nơi thực hiện nối mi sạch sẽ, dụng cụ được khử trùng đầy đủ.
  • Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng để lựa chọn địa điểm uy tín.

3. Chọn chất liệu mi và keo nối mi phù hợp

  • Ưu tiên chất liệu mi mềm mại, nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho mắt.
  • Chọn loại keo nối mi có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa những hóa chất có hại cho phụ nữ mang thai.
  • Cho kỹ thuật viên biết bạn đang mang thai để họ có thể tư vấn cho bạn loại mi và keo phù hợp nhất.

4. Chăm sóc mi nối đúng cách

  • Sau khi nối mi, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh mi đúng cách bằng các công cụ vệ sinh mi chuyên dụng.
  • Tuyệt đối không được dùng tay dụi mắt hoặc gãi mi.
  • Tránh để mi tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là nước nóng.
  • Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng mi dành cho mi nối.
  • Đi dặm mi định kỳ để đảm bảo độ bền đẹp cho mi.

5. Lưu ý khi ngủ

  • Nên sử dụng gối cao để tránh mi bị ép vào mắt.

[key-takeaways title=””]

Cuối cùng, nếu cảm thấy đau, đỏ mắt, ngứa rát, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

[/key-takeaways]

[inline_article id=294311]

Chắc hẳn qua những thông tin vừa rồi trong bài viết, bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc liệu bà bầu nối mi được không. Nhìn chung, bất kỳ phương pháp làm đẹp nào trong quãng thời gian mang thai cũng nên được tìm hiểu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân lẫn thiên thần nhỏ nhé!