Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Xoa bụng có kích thích đẻ không? Cách xoa bụng kích thích chuyển dạ an toàn

Câu hỏi phổ biến mà các bà bầu thường đặt ra là “Có nên xoa bụng bầu kích thích sinh không? Việc xoa bụng có kích thích chuyển dạ thực sự hiệu quả không?”. Vì thế, trước khi tìm hiểu cách xoa bụng kích thích chuyển dạ an toàn tại nhà, hãy cùng tìm hiểu những sự thật về xoa bụng. Liệu xoa bụng, massage bụng có giúp mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ hay không?

Massage bụng kích thích chuyển dạ là gì?

Trước khi tìm hiểu rõ cách xoa bụng kích thích chuyển dạ, những thông tin cơ bản về kỹ thuật massage này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Massage bụng kích thích chuyển dạ, hay massage kích thích tiến trình sinh, là một loại liệu pháp xoa bóp đôi khi được sử dụng vào gần cuối thai kỳ để giúp cơ thể mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Khi massage kích thích chuyển dạ, chuyên viên massage hoặc bác sĩ phụ sản sẽ sử dụng các kỹ thuật cụ thể như xoa bóp, vuốt dài, bấm huyệt ở bụng, lưng dưới, hông, đùi và bàn chân. Mục đích là giúp em bé di chuyển vào vị trí thích hợp khi chào đời, làm mềm các mô để kích thích quá trình chuyển dạ.

>> Đọc thêm ngay: Điểm danh 6 mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh

Xoa bụng có kích thích chuyển dạ không?

Bản thân việc xoa bụng hay vuốt bụng mẹ bầu không trực tiếp kích thích chuyển dạ vì chuyển dạ là quá trình tự nhiên của cơ tử cung bắt đầu co rút để đẩy thai ra khỏi tử cungTuy nhiên, đây là cách hỗ trợ kích thích mẹ bầu nhanh chóng tiến đến giai đoạn sinh nở.

Xoa bụng có kích thích chuyển dạ không?
Xoa bụng có kích thích chuyển dạ không?

Khi nào thích hợp để bắt đầu xoa bụng?

Thông thường, bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ bắt đầu xoa bụng kích thích chuyển dạ từ tuần thứ 39-40 của thai kỳ, khi em bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đời. Trước giai đoạn này, mẹ bầu không nên tự ý thực hiện massage kích thích chuyển dạ vì có thể ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé.

>> Mời bạn đọc thêm: 14 việc cần làm trước ngày sinh

Có nên xoa bụng bầu khi mang thai 3 tháng đầu không?

3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ không được xoa bụng bởi vì những lý do sau:

  • 3 tháng đầu là giai đoạn phôi thai đang phát triển nhanh chóng và cơ thể mẹ đang thích nghi với những thay đổi. Việc xoa bụng mạnh tay hoặc kích thích mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
  • Tử cung thời điểm này dễ bị tổn thương nếu xoa quá mạnh hoặc lâu. Điều này có thể gây ra các biến chứng như sảy thai.
  • Thai nhi còn quá nhỏ và phôi thai chưa hình thành đầy đủ các cơ quan, xoa bụng có thể làm cho thai nhi cảm thấy căng thẳng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

>> Xem thêm: Kiêng sờ bụng bà bầu tại sao thế và thực hư như thế nào?

Mẹ bầu có nên tự xoa bụng kích thích đẻ không?

Nhìn chung, việc xoa bụng nhẹ nhàng không ảnh hướng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý massage, bấm huyệt, tác động một lực lớn lên bụng mẹ bầu khi không được hướng dẫn chuyên môn. Tự xoa bụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến massage sai cách hoặc sai vị trí xoa. Điều này có thể không hiệu quả, gây tổn thương cho mẹ và bé.

Hướng dẫn cách xoa bụng kích thích chuyển dạ

Hướng dẫn cách xoa bụng kích thích chuyển dạ
Hướng dẫn cách xoa bụng kích thích chuyển dạ

[key-takeaways title=””]

Mẹ bầu không nên tự thực hiện những cách xoa bụng kích thích chuyển dạ khi chưa được hướng dẫn chuyên môn. Tốt nhất, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện massage chuyển dạ. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, kỹ thuật này nên được thực hiện bởi các chuyên gia sản khoa.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử cách xoa bụng nhẹ nhàng để giúp mẹ bầu dễ sinh và dễ chịu hơn trong những tuần cuối thai kỳ. Mục đích của cách xoa bụng này không phải để chuyển dạ nhanh chóng mà là giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và kích thích quá trình sinh tự nhiên cho mẹ bầu.

Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách xoa bụng, massage cho mẹ bầu tại nhà an toàn:

  • Thời điểm: Chỉ nên xoa bụng từ tuần thứ 39 trở đi, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì cơ địa của từng mẹ bầu sẽ khác nhau.
  • Tư thế: Mẹ ngồi hoặc nằm nghiêng sang một bên, thoải mái. Đảm bảo không nằm ngửa quá lâu.
  • Vị trí xoa: Xoa bụng dưới, hai bên xương chậu, xoa theo hình tròn từ trong ra ngoài. Không nên xoa trực tiếp lên xương chậu của mẹ bầu.
  • Mức độ lực: Xoa nhẹ, không đập mạnh vào bụng. Áp lực xoa nhẹ bằng 2 ngón tay hoặc lòng bàn tay.
  • Thời gian xoa bụng: Từ 15-20 phút, khoảng 1-2 lần/ngày. 

Lưu ý khi xoa bụng mẹ bầu để kích thích chuyển dạ

Để thực hiện cách xoa bụng bầu kích thích chuyển dạ an toàn tại nhà, bạn nên lưu ý kỹ những điều sau:

  • NÊN thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo rằng việc massage kích thích sinh nở phù hợp với tình trạng thai kỳ của bạn và không gây rủi ro nguy hiểm.
  • NÊN xoa nhẹ bằng lực nhẹ từ hai ngón tay, tránh tác động lực mạnh.
  • NÊN xoa theo chuyển động tròn nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Tránh xoa qua lại nhanh hoặc vỗ liên tục vào bụng mẹ bầu.
  • NÊN thư giãn và thở đều trong quá trình massage. Điều này có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả của việc massage kích thích sinh.
  • NÊN dừng massage ngay nếu thai phụ cảm thấy bất kỳ sự đau đớn, khó chịu hoặc bất thường nào.
  • KHÔNG NÊN thực hiện xoa bụng massage quá 15-20 phút/lần.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh, chuyển dạ nhanh?

Các trường hợp không nên xoa bụng bầu

Các trường hợp không nên xoa bụng bầu

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Xoa bụng có kích thích đẻ không? Có nên xoa bụng bầu kích sinh tại nhà không?”. Sau đây là những tình huống mẹ bầu không nên tự ý thực hiện cách xoa bụng kích thích chuyển dạ tại nhà:

  • Mẹ bầu đang mắc các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, rối loạn ngộ độc thai nghén
  • Mẹ đang có các triệu chứng sưng, đau và viêm nhiễm ở vùng bụng hoặc cơ tử cung. Việc xoa bụng có thể làm tăng viêm nhiễm và không nên thực hiện.
  • Mẹ bầu đang mắc nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám vào dưới đáy tử cung và che mất toàn bộ hoặc một phần tử cung. Điều này có thể làm tử cung không mở đủ để cho quá trình sinh diễn ra một cách bình thường. Trong tình huống này, việc xoa bụng hoặc massage kích thích sinh có thể gây nguy cơ nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Nếu bạn cảm nhận bất kỳ sự thay đổi không bình thường nào trong cử động của thai nhi hãy thông báo cho bác sĩ và không thực hiện  xoa bụng hoặc mát-xa kích thích sinh.

Những cách kích thích chuyển dạ khác không cần xoa bụng

Ngoài việc xoa bụng, có nhiều cách khác để kích thích chuyển dạ mà không đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp vào bụng của mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng: Không phải mẹ bầu nào cũng phù hợp với việc kích thích chuyển dạ. Bạn chỉ nên xem xét các phương pháp kích thích tự nhiên khi:

  • Bạn đang mang thai từ 39 tuần trở lên.
  • Bạn đã nhận được sự chấp thuận từ bác sĩ
  • Em bé của bạn đang cúi đầu xuống.
  • Bạn và con hiện không có những biến chứng, vấn đề sức khỏe khác.

 Dưới đây là một số cách kích thích chuyển dạ khác mẹ có thể thử tại nhà:

  • Đi bộ nhẹ nhàng có thể thúc đẩy khả năng chuyển dạ tự nhiên.
  • Tập hô hấp sâu – Hít thở sâu bằng bụng và thở ra từ từ bằng miệng. Việc này sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng và kích thích co bóp tử cung.
  • Uống nước ép hoa quả như nước dừa, dâu tây giàu vitamin C hỗ trợ quá trình chuyển dạ.
  • Tắm nước ấm ở nhiệt độ nước vừa phải kích thích lưu thông máu.
  • Quan hệ tình dục an toàn, theo một số tài liệu, việc này có thể giúp kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ và tuân theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
  • Massage bầu ngực có thể kích thích sự tiết oxytocin, một hormone quan trọng trong quá trình chuyển dạ.

>> Gợi ý cho mẹ: 6 cách kích thích chuyển dạ khi thai già tháng

Cách xoa bụng kích thích chuyển dạ có thể là một trong những phương pháp tự nhiên để giúp mẹ bầu vượt cạn suôn sẻ. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng sự an toàn và hướng dẫn từ bác sĩ là quan trọng nhất. Vì thế, hãy luôn tìm hiểu thêm về các phương pháp kích thích chuyển dạ và luôn tuân theo hướng dẫn  của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu các mẹ nhé!

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Kiêng sờ bụng bà bầu tại sao thế và thực hư như thế nào?

Điều này nghe có vẻ quá mê tín và cổ hủ đúng không? Vậy tại sao có thai không được xoa bụng? Thực hư chuyện kiêng sờ bụng bà bầu ra sao? Hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao nên kiêng sờ bụng bà bầu?

Tại sao có thai không được xoa bụng? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc massage sờ bụng cần kiêng cử không thực hiện. Bởi vì hành động xoa bụng trong 3 tháng đầu có thể làm làm tăng nguy cơ sảy thai khi lưu lượng máu tăng lên. Điều này cũng có thể dẫn đến các cơn co thắt hoặc có khả năng gây chuyển dạ sớm.

Tuy nhiên, việc xoa bụng bầu có thể cũng là một hành động liên kết với em bé và là một cách massage thư giãn khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần kiêng sờ bụng bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên nhé.

Bên cạnh việc kiêng sờ bụng bà bầu; bạn cũng có thể tìm hiểu cách Sờ bụng thế nào biết có thai? Bật mí cho mẹ vài tuyệt chiêu nữa nhé.

[key-takeaways title=”Khi nào bà bầu được xoa bụng bầu?”]

Bà bầu cần kiêng sờ bụng cho đến tam cá nguyệt thứ hai. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất, cần phải đi massage bụng hoặc thực hiện các phương pháp trị liệu ở bụng thì cần có sự chỉ định của bác sĩ sản khoa.

[/key-takeaways]

Những lợi ích khi xoa bụng bầu từ tam cá nguyệt thứ hai

Có nên xoa bụng bầu không? Xoa bụng bầu là một hành động tự nhiên khi mang thai. Từ tam cá nguyệt thứ hai, điều này là một trong những cách tốt nhất để kết nối với thai nhi. Việc xoa bụng cũng có thể xoa dịu em bé khi em bé cử động hoặc đạp quá nhiều.

Ngoài ra, việc thai phụ xoa bụng cũng có thể là do da bị kích ứng. Khi bụng bầu tăng kích thước, da sẽ căng ra khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế, việc cọ xát vào bụng có thể giảm bớt những khó chịu đó khi mang thai.

Hơn nữa, khi bạn xoa bụng kết hợp massage bụng với da dưỡng hoặc kem dưỡng cũng giúp làm dịu vùng da khô căng giúp da bụng trở nên mềm mại hơn; ngăn ngừa rạn da; thư giãn giảm stress; cải thiện quá trình sinh con; cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ bị phù nề khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Trường hợp bà bầu nào kiêng sờ bụng khi mang thai?

Bên cạnh những lợi ích khi xoa bụng bầu, thì bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp bà bầu nên kiêng sờ bụng dưới đây:

Hướng dẫn cách xoa bụng mẹ bầu đúng cách

Sau khi hết thời gian kiêng sờ bụng bầu và bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn muốn thực hiện việc massage thư giãn và xoa bụng bầu thì nên thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn một loại dầu hoặc kem có vitamin E hoặc có thể sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng kem và tinh dầu dành cho phụ nữ mang thai được sản xuất tại cơ sở có uy tín nhé.
  • Bước 2: Sử dụng những động tác vuốt nhẹ nhàng và mềm mại khi đưa tay quanh vùng bụng. Bạn tuyệt đối không sử dụng các cú đánh mạnh xung quanh xương chậu của mình.
  • Bước 3: Bắt đầu massage nhẹ nhàng từ hai bụng hướng về phía rốn. Hãy áp dụng các chuyển động tròn nhỏ khi bạn tạo chữ ‘O’ và ‘C’ bằng lòng bàn tay.
  • Bước 4: Theo dõi nhịp thở của bạn để cảm nhận được lợi ích tối đa từ việc massage bụng. Hít thở chậm và sâu để cảm thấy như thể hai mẹ con đang đồng điệu với nhau. Hãy thử tưởng tượng bạn đang ôm đứa con nhỏ bé trong vòng tay. Để bạn có thể vuốt ve vùng bụng trong khi massage thật nhẹ nhàng và tình cảm.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách bôi kem chống rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

[key-takeaways title=””]

Nếu chồng của bạn giúp massage bụng, thì bạn hãy nằm nghiêng một bên. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng gối để hỗ trợ bụng và đầu gối được sự thoải mái tối đa. Hoặc bạn cũng có thể ngồi thẳng trong khi chồng massage.

[/key-takeaways]

Cách thai giáo cho con bằng việc xoa bụng bầu

Ngoài việc massage xoa bụng để thư giãn; thì điều này cũng giúp bạn thai giáo cho con. Bạn có thể thực hiện thai giáo cho con như sau:

  • Nói chuyện với con: Mỗi lần bạn hoặc chồng nói chuyện với thai nhi thì hãy nhẹ nhàng đặt tay xoa bụng để thể hiện tình cảm với con.
  • Tương tác lại những phản ứng của con: Mỗi khi thai nhi đạp hoặc cử động nhiều, bạn có thể đặt tay lên bụng xoa nhẹ để làm dịu sự kích động của con.
  • Cho con nghe nhạc: Bên cạnh việc cho con nghe nhạc, bạn cũng có thể hát hoặc đàn cho con nghe. Những khi bạn hoặc người thân hát hãy đặt tay lên xoa bụng nhẹ nhàng.

[inline_article id=313981]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về vấn đề tại sao kiêng sờ bụng bà bầu. Trong tam cá nguyệt thứ nhất bạn không có nên sờ bụng bầu. Thay vào đó, bạn có thể bắt đầu xoa bụng bầu vào tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Điều này sẽ giúp bạn liên kết với thai nhi, thư giãn khi mang thai và làm dịu sự khó chịu khi bụng bầu ngày càng lớn.