Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có sao không? Cách nhận biết khi bé gặp vấn đề tiết niệu

Màu sắc của nước tiểu cũng là một tiêu chí dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, khi phát hiện nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng, mẹ sẽ không tránh khỏi lo lắng không biết đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và liệu đây có phải là một dấu hiệu cảnh báo những bất thường đối với sức khỏe của trẻ hay không? 

1. Vì sao nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng?

Với trẻ sơ sinh, con có thể đi tiểu mỗi 3 giờ/lần, một số trẻ đi tiểu 4-6 lần/ngày. Trong trường hợp trẻ bị ốm, sốt hoặc thời tiết quá nóng nực, trẻ ít bú hơn, số lần đi tiểu có thể giảm xuống một nửa mà vẫn bình thường, bé đi tiểu không đau rát. 

Lúc này, nước tiểu của trẻ sẽ có màu vàng từ nhạt tới đậm. Trong đó, nước tiểu càng có màu sắc tối hơn thì chứng tỏ nước tiểu càng cô đặc hơn do trẻ không được cung cấp lượng dịch cần thiết. Thậm chí, mẹ có thể thấy nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng hoặc màu cam nhạt và thường bị nhầm lẫn với các vết máu.

Vì thế, nếu thấy nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng, mẹ có thể yên tâm rằng đây chỉ là các tinh thể urat có trong nước tiểu của trẻ do nước tiểu cô đặc. Tình trạng này sẽ kết thúc khi trẻ hấp thụ nhiều chất lỏng hơn. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là bình thường hay bất thường?

2. Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có phải là do thức ăn?

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm (trên 6 tháng) và được thử nhiều loại thức ăn khác nhau bên cạnh sữa mẹ, mẹ cũng sẽ thấy nước tiểu của trẻ có màu hồng.

Trên thực tế, một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày vẫn có thể khiến màu sắc nước tiểu thay đổi và đây hoàn toàn là một điều bình thường. Tình trạng này sẽ chấm dứt ngay khi chúng ta không sử dụng thực phẩm này nữa. Vì thế, nếu trong thực đơn ăn dặm của bé có các nguyên liệu như thanh long đỏ, củ cải đường, quả mâm xôi, đại hoàng, dưa hấu ruột đỏ,… và thấy nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng thì mẹ đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Thức ăn dặm có màu hồng, đỏ cũng có thể khiến nước tiểu con có màu hồng. Điều này bình thường mẹ nhé.

3. Khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh đi tiểu ra nước màu hồng là tình trạng bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra nếu:

  • Trẻ đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày
  • Nước tiểu có lẫn với máu, dây máu (Đây không còn là một dấu hiệu bình thường nữa mà có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe của trẻ như vùng da hăm tã xuất hiện vết loét chẳng hạn)
  • Tình trạng nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng kéo dài một thời gian liên tiếp không hết dù bé đã được bổ sung thêm chất lỏng và thay đổi khẩu phần ăn uống
  • Phần bụng của trẻ cứng hoặc sưng lên
  • Phân cứng hoặc phân quá lỏng
  • Phân có máu hoặc phân có màu trắng/đen sau khi trẻ kết thúc giai đoạn phân su

>>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị chảy nước dãi liên tục liệu có bình thường không?

4. Các bệnh lý tiết niệu ở trẻ sơ sinh

Không loại trừ trường hợp nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng xuất phát từ nguyên nhân bởi các bệnh lý tiết niệu ở trẻ. Nhưng trường hợp này hiếm có nguy cơ xảy ra. Các bệnh lý tiết niệu cần can thiệp ngoại khoa cần có các dấu hiệu bất thường khác và cần được chẩn đoán, kết luận bằng các xét nghiệm, cận lâm sàng.

Mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết các bệnh lý tiết niệu ở trẻ sơ sinh như sau:

1. Hội chứng hẹp chỗ nối bể thận niệu quản

Dấu hiệu: Đau bụng vùng mạng sườn, nước tiểu có thể đục, nắn có thể thấy khối u vùng mạng sườn (do thận căng to).

2. Hẹp chỗ đổ bàng quang – niệu quản

Dấu hiệu: Nước tiểu của bé sơ sinh đục, nhiễm khuẩn tiết niệu (trẻ quấy khóc khi đi tiểu do tiểu buốt, tiểu rát), có thể nắn thấy có khối u ở một bên mạng sườn.

3. Bé sơ sinh tiểu ra màu hồng do thận niệu quản đôi

Dấu hiệu: Có thể gây đái rỉ liên tục nếu niệu quản lạc chỗ hoặc biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu.

4. Luồng trào ngược bàng quang – niệu quản

Dấu hiệu: Bé không tiểu được, bụng căng cứng. Nước tiểu từ bàng quang luôn chảy ngược lên niệu quản gây giãn niệu quản và ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn tiết niệu rồi suy thận.

5. Một số bệnh lý khác:

Trái ngược với dấu hiệu nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng hầu hết là bình thường. Các bệnh lý ngoại khoa khác đối với đường tiết niệu của trẻ còn có thể là thận đa nang, thận lạc chỗ, hẹp niệu quản, van niệu đạo,… thì dấu hiệu khó nhận biết hơn và cần theo dõi trong thời gian dài mới có thể nhận ra. Do đó, khi thấy bất kỳ biểu hiện khác lạ của trẻ khi đi vệ sinh, ba mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị kịp thời.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

5. Các vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh?

nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng

Bên cạnh việc nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng, một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa mà trẻ có thể gặp có thể kể đến như:

  • Nôn trớ: Trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa, nôn trớ sau khi bú do cơ vòng giữa dạ dày và thực quản (ống từ miệng đến dạ dày) còn yếu và chưa trưởng thành. Đây là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ quá nhiều, khạc ra một lượng lớn sữa sau hầu hết các lần bú, có thể thấy trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ hoặc không dung nạp sữa (đối với trẻ bú sữa công thức).
  • Tiêu chảy: “Sản phẩm” trong lần đi tiêu đầu tiên của trẻ sơ sinh thường có màu xanh đen, được hình thành trong ruột trong quá trình phát triển của thai nhi và được gọi là phân su. Trẻ có thể đi tiêu phân su một vài lần sau khi chào đời và sau đó, trẻ sẽ đi tiêu bình thường (phân mềm, màu vàng xanh). Nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên đi tiêu ra phân lỏng, có nước, đây là tình trạng trẻ bị tiêu chảy, có thể gây mất nước nguy hiểm đến sức khỏe.

Có thể thấy, nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng hay hội chứng tã hồng là một điều vô cùng bình thường ở trẻ và mẹ không cần phải quá lo lắng vì điều này. Hãy quan sát quá trình đi tiểu của bé trong vài ngày để xem có các dấu hiệu bất thường hay không trước khi quyết định đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Công thức tốt cho hệ tiêu hóa cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên

Hệ tiêu hóa của trẻ mới ra đời còn non nớt và đang trong quá trình thích nghi. Trong giai đoạn này, một số “rắc rối” nhỏ có thể xảy ra với con, chẳng hạn như chứng rối loạn tiêu hóa mà phổ biến là “táo bón”. 

hệ tiêu hóa của trẻ

Ngay khi “nghĩ” con bị “táo bón” – hay đúng hơn chỉ là chậm đi ngoài 1-2 ngày, bố mẹ thường lo lắng và cho rằng nguyên nhân là do sữa công thức. Vậy nhận định này có đúng không?  

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ là gì?

Đây là giai đoạn trẻ phải “tự lập”, thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Tương tự như việc người lớn cũng cần một khoảng thời gian để thích nghi khi có sự thay đổi trong môi trường sống, môi trường làm việc, chế độ sinh hoạt… thì các em bé cũng như vậy đó bố mẹ ạ!

Hệ tiêu hóa là cơ quan nhạy cảm nhất với sự thay đổi sinh lý, do đó, cũng dễ gặp phải một vài “chướng ngại vật” trong quá trình thích nghi hơn. Nếu trước đây trẻ ở trong bụng mẹ, mọi hoạt động tiêu hóa đều thông qua nhau thai và dây rốn thì giờ đây, trẻ phải thích nghi với việc học bú, hít thở không khí xung quanh, đi tiêu tiểu… Vậy quá trình thích nghi với mọi thứ của hệ tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?

Trong giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh)

Sau khi chào đời, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Một trong những điều trẻ phải thích nghi là sử dụng hệ tiêu hóa của mình chứ không còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ như khi còn là thai nhi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn sơ sinh, các chức năng của cơ thể trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh nên bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

hệ tiêu hóa của trẻ

Trong giai đoạn nhũ nhi (2-12 tháng tuổi)

Trong giai đoạn nhũ nhi, trẻ tiếp tục lớn nhanh, phát triển toàn diện về vận động, trí tuệ, sức đề kháng và cần nhiều dưỡng chất hơn. Trẻ cũng bắt đầu uống nước hay làm quen với những nguồn dinh dưỡng mới từ việc ăn dặm. Hệ tiêu hóa vào thời kỳ hoạt động tích cực hơn cần được chăm sóc thích hợp, do đó, cần có sự giúp đỡ từ mẹ để những thay đổi này được diễn ra êm ái nhất và đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Một số rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ thường xảy ra

Nôn mửa

Hiện tượng nôn mửa do van nơi thực quản kết nối với dạ dày của con chưa phát triển để có thể hoạt động tốt. Van này sẽ phát triển hoàn thiện khi con đạt 4-5 tháng tuổi.

Phun ọc hoặc trớ sữa

Hiện tượng trào ngược dạ dày này xảy ra do cơ trên của dạ dày đang hoàn thiện, chưa đóng lại đúng cách. Trẻ có thể không còn gặp tình trạng này khi lớn hơn, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, thông thường là trước 1 tuổi.

Tiêu chảy

Đây cũng là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đối với tiêu chảy, bố mẹ cần theo dõi bé sát sao hơn để tránh trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bị mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải.

hệ tiêu hóa của trẻ

Táo bón sinh lý

Có thể nói, táo bón ở trẻ em là một rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến các bố mẹ “sợ hãi” nhất. Khi trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, nhiều ba mẹ vì quá lo lắng mà có thể ngay lập tức “chẩn đoán” là bé đã bị “táo bón” và nguyên nhân là sữa công thức. Song thực tế, nếu 3-5 ngày bé không đi tiêu nhưng khi đi phân vẫn bình thường, không rắn, không đau thì đây chỉ là hiện tượng rối loạn tiêu hóa sinh lý thôi, chưa thể vội vàng kết luận ngay là trẻ bị “táo bón chức năng”. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ “tạm dừng” việc đi cầu, trong đó, có thể là do trẻ đang trong giai đoạn thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới (bắt đầu ăn dặm, chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, đổi từ sữa công thức này sang sữa công thức khác…).

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ như thế nào?

Khi trẻ gặp phải các trường hợp rối loạn tiêu hóa trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh, kiên nhẫn và theo dõi trẻ. Không nên quá lo lắng, vội vàng kết luận và tự điều trị. Vì đây là những vấn đề xảy ra do giai đoạn thích nghi tự nhiên, nên hầu hết sẽ không kéo dài, xảy ra liên tục hay nghiêm trọng. Trong trường hợp những biểu hiện này kéo dài, bố mẹ cần chủ động đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và chữa trị phù hợp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp quá trình thích nghi tự nhiên này diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu bé đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường nhé. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi nếu được.

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ không đủ sữa cần bổ sung sữa công thức cho trẻ, bố mẹ nên “rà soát” thành phần và ưu tiên lựa chọn những công thức:

1. Không chứa dầu cọ

Những chứng minh lâm sàng ở trẻ từ 28 đến 98 ngày tuổi được nuôi bằng sữa công thức không chứa dầu cọ sẽ có tần suất đi tiêu tốt hơn (đều đặn từ 2-3 lần/ngày) và phân cũng mềm hơn so với các trẻ dùng sữa công thức có thành phần dầu cọ. Lý do là việc sử dụng sữa không chứa dầu cọ sẽ hạn chế việc các axit palmitic tự do (có trong dầu cọ) liên kết với canxi tạo ra xà phòng canxi, đây là nguyên nhân khiến phân cứng hơn kết quả dẫn đến trẻ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa. Thay vì dầu cọ, mẹ hãy cân nhắc các loại dầu thực vật “mát lành” hơn với hệ tiêu hóa của trẻ như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa…

2. Chứa chất xơ hòa tan (FOS) 

Chất xơ rất quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn giúp tránh nguy cơ táo bón ở trẻ em. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ phát triển, giúp hệ tiêu hóa của trẻ  khỏe mạnh, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.   

3. Chứa nucleotides & HMO

Trong giai đoạn thích nghi tự nhiên này, hệ miễn dịch tự nhiên cũng sẽ dần suy giảm và cần “tiếp sức” bởi nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm rối loạn tiêu hóa (3). Mẹ cũng cần quan tâm đến nồng độ chuẩn của nucleotides có trong sữa công thức. Nồng độ này cần tương đương với nồng độ có trong sữa mẹ (nucleotides toàn phần 72mg/l), giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất và ngăn ngừa những bệnh như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não….

Khi đã chắc chắn lựa chọn được sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ với các tiêu chí kể trên, bố mẹ không nên vội vàng đổi sữa khi con xảy ra rối loạn tiêu hóa nói chung hay táo bón nói riêng. Bởi vì nếu trẻ chỉ đi tiêu ít hơn, có thể là do cơ thể con đang dần thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, con phải cần thời gian để quen dần. Vì thế nếu cứ thấy con chậm đi tiêu, bố mẹ lại đổi sữa cho con thì trẻ lại phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới một lần nữa, và cứ như thế, vấn đề táo bón của con sẽ không thể giải quyết được.

bệnh viêm ruột hoại tử

Con ra đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Chăm con cũng là cả một quá trình không hề đơn giản và nhất là khi thấy con gặp phải những vấn đề về tiêu hóa ngay từ những ngày tháng đầu tiên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ giai đoạn thích nghi của con trong năm đầu đời để có thể chọn cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất cũng là điều bố mẹ cần làm.

Để con phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên, bố mẹ cần ưu tiên những công thức sữa giúp con tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn trước những vấn đề tiêu hóa mà con gặp phải trong giai đoạn quan trọng này, giúp con vượt qua và phát triển toàn diện, bố mẹ nhé!

(*)Cách nhận biết thành phần dầu cọ có trong sữa công thức, mẹ có thể xem phần liệt kê thành phần các loại dầu thực vật trên bao bì sữa. Nếu trên bao bì chỉ ghi chung chung là dầu thực vật, thì khả năng cao trong sữa có sử dụng nguyên liệu là dầu cọ.

Nguồn tham khảo:

  • nhidong.org.vn/chuyen-muc/tao-bon-o-tre-em-c57-579.aspx
  • bvndtp.org.vn/tao-bon-o-tre-em/
  • nature.com/articles/7211516
  • similac.com.vn/cong-thuc-tien-tien/hmo/nhung-dieu-me-can-biet-ve-he-mien-dich-cua-tre
  • aboutkidshealth.ca

C.L.T