Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

25 tác dụng của đậu bắp với sức khỏe phụ nữ, bạn đã rõ?

Đậu bắp là món ăn dân dã thường xuyên có mặt trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình Việt. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng nắm rõ hết lợi ích mà thực phẩm này mang lại; đặc biệt là tác dụng của đậu bắp với phụ nữ. Bài viết dưới đây, MarryBaby chia sẻ đến bạn những tác dụng của đậu bắp, cũng như cách để thêm thực phẩm tốt lành này vào trong chế độ ăn của bạn.

1. Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng là tác dụng tuyệt vời của đậu bắp

giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp (hay mướp tây) là loại thực vật có hoa, quả non có thể ăn được. Quả của chúng có dạng nang, nhiều hạt, độ dài có thể lên đến 20cm. Đây là loại thực phẩm khá phổ biến và được trồng rộng rãi ở khắp nơi.

Trông bề ngoài tuy có phần nhỏ bé, nhưng nó lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, đậu bắp được tính như một loại rau xanh mang lại giá trị dinh dưỡng cao; chẳng hạn:

  • Lượng calo: 33.
  • Carbs: 7g.
  • Chất đạm: 2g.
  • Chất béo: 0g.
  • Chất xơ: 3g.
  • Magiê: 14% giá trị hàng ngày (DV).
  • Folate: 15% DV.
  • Vitamin A: 14% DV.
  • Vitamin C: 26% DV.
  • Vitamin K: 26% DV.
  • Vitamin B6: 14% DV.

Cùng nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như: canxi, kali, kẽm, selen…  Chính nguồn dưỡng chất dồi dào này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.

Từ hồ sơ dinh dưỡng như trên, bạn dễ dàng thấy được đậu bắp có lợi thế nào với cơ thể. Đây là loại thực phẩm không những ít calo, lại còn bổ sung nhiều thành phần quan trọng với thai phụ. Phái đẹp nên thêm đậu bắp vào thực đơn hằng ngày để thu về những lợi ích của đậu bắp với phụ nữ.

2. Tác dụng của đậu bắp với xương khớp

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và đông máu. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương. Và đậu bắp là nguồn cung cấp vitamin K và canxi tuyệt vời. Do đó, tác dụng của đậu bắp với xương khớp là rất lớn!

>> Bạn có thể xem thêm: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

3. Bổ sung vitamin C – Tác dụng tuyệt vời của đậu bắp với phụ nữ mang thai

Vitamin C và sắt được ví như “đôi bạn cùng tiến”. Khi nạp vitamin C vào cơ thể; nó giúp tăng cường sự hấp thu sắt. Điều này rất có lợi cho những mẹ đã và đang dự tính mang thai.

Hoạt động như một tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C cũng bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch; nhất là chứng cao huyết áp vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa, dưỡng chất này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giữ cho làn da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Bổ sung vitamin C - Tác dụng tuyệt vời của đậu bắp với phụ nữ mang thai
Bổ sung vitamin C – Tác dụng tuyệt vời của đậu bắp với phụ nữ mang thai

4. Phòng ngừa thiếu máu

Nhắc tới tác dụng của quả đậu bắp không thể quên phòng ngừa thiếu máu. Đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan và magie… Đây đều là những chất quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn đậu bắp trong bữa ăn hoặc uống nước ép từ nó thì sẽ không phải lo lắng về nguy cơ bị thiếu máu.

5. Giảm cholesterol xấu là tác dụng của đậu bắp

Là một loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nên đậu bắp giúp giảm cholesterol hiệu quả. Trong quá trình tiêu hóa, chất nhầy của đậu bắp sẽ liên kết với cholesterol để đào thải ra ngoài cơ thể thay vì hấp thụ. Chỉ số cholesterol trong máu giảm sẽ góp phần bảo vệ hệ tim mạch.

6. Tác dụng của đậu bắp với não bộ

Tốt cho não bộ là một tác dụng đậu bắp mà ít người biết tới. Sở dĩ nó có tác dụng này là nhờ chất polyphenol giúp chống viêm, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa.

7. Trị táo bón

Trị táo bón là một trong các tác dụng của trái đậu bắp nhờ lượng chất xơ dồi dào. Hoạt động tương tự như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, đậu bắp sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, chất nhầy dính trong đậu bắp sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

>> Bạn có thể xem thêm: Các hình dạng của cô bé và những khám phá thú vị về “chỗ ấy”

8. Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ: cung cấp folate

Nhờ có tác dụng này của đậu bắp mà bạn có thể phòng ngừa được tình trạng khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Lý do vì đây là thực phẩm vô cùng giàu folate; một chất dinh dưỡng cần thiết trong tam cá nguyệt đầu tiên giữ cho thai nhi khỏe mạnh.

Nếu muốn tránh nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, mẹ nên dùng mướp tây trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì đây là giai đoạn mà ống thần kinh của trẻ đang phát triển mạnh mẽ.

9. Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ mang thai: Bảo vệ sức khỏe thai nhi

Ngoài vitamin C và folate, đậu bắp còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chúng được ví như những viên gạch xây nên tường rào miễn dịch cho bé. Hơn nữa, dưỡng chất này còn thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường ở trẻ. Mẹ nào đang mang thai hãy nhớ dùng đậu bắp thường xuyên nhé!

10. Bổ sung chất xơ

Hẳn là chị em nào cũng từng trải qua chứng táo bón vô cùng khó chịu. Mách nhỏ là tác dụng của đậu bắp sẽ rất có lợi cho bạn đấy! Với hàm lượng phong phú chất xơ hòa tan, đậu bắp hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên đẩy lùi chứng táo bón. Chất xơ hòa tan còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát nồng độ cholesterol máu.

Một điểm lưu ý nếu mẹ nào đang mắc hội chứng ruột kích thích hoặc một số bệnh đường ruột khác hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đậu bắp. Lý do vì loại quả này có thể đẫn đến hiện tượng chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

11. Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ là mang lại giấc ngủ ngon

Có lẽ đây là tác dụng của đậu bắp được khá nhiều người quan tâm. Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần thực phẩm này có các axit amin thiết yếu như tryptophan cùng một vài loại vitamin nhóm B. Tất cả những dưỡng chất này giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và mang lại giấc ngủ ngon.

Khi ăn đậu bắp, có thể phần chất nhầy sẽ khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, đây chính là tác nhân giúp “quét sạch” độc tố trong cơ thể bạn đấy!

Đậu bắp mang lại giấc ngủ ngon
Tác dụng của đậu bắp là chăm sóc giấc ngủ vì chứa melatonin

12. Tác dụng của đậu bắp: Hỗ trợ trị hen suyễn

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu bắp sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn cải thiện tình trạng hen suyễn. Thường xuyên ăn và uống nước ép đậu bắp sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do hen suyễn gây ra.

13. Tốt cho mắt

Sở dĩ đậu bắp có thể cải thiện sức khỏe đôi mắt là do nó có chứa vitamin A và carotene. Trong mỗi 100g đậu bắp chứa tới 52mg vitamin A và 310mg caroten. Nhờ đó nó giúp tăng thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

14. Tác dụng của đậu bắp với da mặt và tóc

Ngoài những lợi ích kể trên, còn có một công dụng đáng ngờ khác từ đậu bắp không phải ai cũng biết, đó là khả năng làm đẹp. Phái đẹp nếu chịu khó dùng loại thực phẩm này thường xuyên đảm bảo da và tóc đẹp lên trông thấy.

Cụ thể, các vitamin và khoáng chất trong đậu bắp có vai trò cải thiện tình trạng rụng tóc. Mặt khác, những dưỡng chất như pectin, polysacarit sẽ mang lại cho bạn làn da mịn màng, xóa nhòa vết nhăn, nám xấu xí.

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt cho sức khỏe và sinh lý?

15. Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng đậu bắp lại khá ít calo. Chính vì vậy, khi tiêu thụ thực phẩm này, bạn sẽ không phải lo vấn đề tăng cân, ngược lại còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Đặc biệt hơn, mướp tây hoàn toàn không có chất béo, bạn sẽ tránh được vấn đề tích tụ mỡ thừa ở bụng, bắp tay, bắp đùi. Với những bà mẹ vừa sinh con thì đây cũng là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn có ý định giảm cân. Đậu bắp vừa giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bạn.

Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Tác dụng của đậu bắp trong kiểm soát cân nặng hiệu quả

16. Tác dụng của đậu bắp giúp xua tan mệt mỏi

Lợi ích này của đậu bắp này khá cần thiết cho những mẹ hay thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nhờ vào hàm lượng cao chất chống oxy hóa là polyphenol và flavonoid sẽ thúc đẩy việc dự trữ glycogen trong gan.

Đây là một loại đường được ví như “nhiên liệu” cho mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy mà bạn sẽ cảm thấy khá hơn những lúc mệt mỏi, thiếu sức sống.

17. Chữa ho, viêm họng

Nước đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Tác dụng của đậu bắp với trẻ em chính là việc giảm ho khò khè ở trẻ. Vì nó có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt. Bạn có thể sắc đậu bắp khô lấy nước uống thay trà hoặc súc miệng hàng ngày. Đối với trẻ em chỉ dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

18. Phục hồi sức khỏe sau khi tập thể dục

Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng, đậu bắp đã trở thành một lựa chọn trong thực đơn của những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn giúp bạn có thể tập luyện lâu hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập.

19. Giảm căng thẳng

Tác dụng của hạt đậu bắp đã được chứng minh là giúp tinh thần thư thái hơn. Vì chiết xuất từ hạt của đậu bắp có thể chống lại stress.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để cô bé có vị ngọt khiến chàng hôn không ngừng?

20. Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ mang thai

Tác dụng của đậu bắp đối với phụ nữ được thể hiện rõ rệt trong thời kỳ mang thai. Hàm lượng acid folic và vitamin C trong đậu bắp giúp ngăn ngừa khuyết tật thai nhi. Do đó, sử dụng đậu bắp sẽ góp phần đem tới một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu bắp mà chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

21. Cải thiện sinh lý nam giới

Không chỉ tốt cho phụ nữ, tác dụng của đậu bắp với nam giới cũng rất đáng lưu tâm. Đậu bắp chứa dạng glucid phức polysaccharide và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Chúng giúp tăng cường bơm máu tới dương vật, hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương. Bởi vậy, nhiều nam giới vẫn coi đậu bắp là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý phái mạnh.

22. Tác dụng của đậu bắp với người bị tiểu đường

Đậu bắp chứa một số chất tương tự insulin có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, uống nước ép đậu bắp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cũng có thể bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.

23. Hỗ trợ điều trị bệnh thận

Ăn đậu bắp góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh thận. Đậu bắp hỗ trợ tốt cho hoạt động của thận, tăng khả năng thải lọc của thận.

24. Tác dụng của đậu bắp trong phòng chống ung thư

Như trên đã đề cập, đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ung thư. Lectin trong đậu bắp cũng có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Tác dụng của đậu bắp trong phòng chống ung thư

25. Tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép đậu bắp chứa một lượng vitamin C và chất chống oxy hóa lớn. Bởi vậy, nó rất tốt cho chức năng hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây cảm lạnh và cúm thông thường.

26. Uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì?

Ngoài tìm kiếm tác dụng của đậu bắp; chắc hẳn bạn cũng sẽ băn khoăn “uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì”

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về nước đậu bắp; sau đây là một số chia sẻ từ chuyên gia:

  • Nước đậu bắp có chất chống oxy hóa quan trọng giúp giảm viêm; và trung hòa các hợp chất có hại. Hơn nữa, chất chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại một số tình trạng sức khỏe mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim (6 Nguồn tin cậy).
  • Có thể hỗ trợ giảm cân: Một số hợp chất trong đậu bắp có thể thúc đẩy giảm cân. Nước đậu bắp có thể giúp bạn giữ nước. Uống nhiều nước hơn có thể giúp bạn giảm cân; giảm lượng thức ăn và tạm thời thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn.
  • Có thể thúc đẩy quản lý lượng đường trong máu: Một số nghiên cứu cho thấy nước đậu bắp có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.
  • Một nghiên cứu trên ống nghiệm cũng cho thấy chiết xuất đậu bắp có thể thay đổi biểu hiện của một số enzym và protein để giúp ngăn ngừa bệnh thận liên quan đến tiểu đường, một biến chứng tiểu đường liên quan đến thận.

Uống nước đậu bắp nhiều có tốt không? Nước đậu bắp thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, nó có thể gây ra phản ứng bất lợi ở những người bị dị ứng với đậu bắp. Đậu bắp cũng chứa nhiều đường fructan, một loại carb có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở một số người khi ăn nhiều. Mặc dù các nhà khoa học chưa rõ nước đậu bắp có chứa một lượng lớn fructan hay không. Nhưng nếu bạn thấy bất kỳ phản ứng dị ứng; bạn nên ngừng uống và trao đổi với bác sĩ.

Sau khi biết tác dụng của đậu bắp và uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì; bạn lưu ý một số cách đã hấp thụ dưỡng chất tốt từ món ăn này nhé.

27. Lưu ý cách dùng đậu bắp để hấp thụ dưỡng chất tối ưu

đậu bắp tẩm bột chiên giòn

Với những tác dụng của đậu bắp như trên; bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm này. Do đó, hãy tham khảo một vài lời khuyên sau đây về cách chế biến đậu bắp thích hợp:

  • Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thêm ở bề mặt ngoài và không dài quá 8cm. Trong quá trình sơ chế hay nấu nguyên liệu này, chú ý dùng lửa nhỏ, tốt nhất là hấp chín để không làm thất thoát chất dinh dưỡng.
  • Cách đơn giản để chế biến đậu bắp là luộc hoặc tẩm bột chiên giòn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng để nấu súp hoặc làm nước đậu bắp tùy thích.
  • Để làm nước đậu bắp, bạn chọn khoảng 3–5 quả đậu, rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó ngâm vào một cốc nước để qua đêm. Sáng hôm sau vớt đậu ra là có thể dùng được. Nước đậu bắp thường dùng khoảng 3 lần/tuần để loại bỏ độc tố và điều hòa lượng cholesterol máu.
  • Tuyệt đối tránh dùng đậu bắp khi đói bụng, không ăn liên tục trong thời gian quá dài. Nên kết hợp hài hòa các loại thực phẩm khác nhau trong một bữa ăn.
  • Loại thực phẩm này có tính hàn nên dễ làm lạnh bụng. Do đó, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa hoặc bụng yếu không nên ăn.

Mong rằng với những thông tin trên đây, hội chị em đã có thêm kha khá những kiến thức về tác dụng của đậu bắp với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phát hiện có bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc khó chịu sau khi dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nhé!

Minh Phú 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Giá trị dinh dưỡng từ măng tây và các món ăn từ măng tây cho bé

bé ăn măng tây

Trong giai đoạn bé yêu nhà mình ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý cân đối khẩu phần dinh dưỡng cho con mình, nhất là không nên bỏ qua các món từ rau củ. Măng tây có thể sẽ là lựa chọn tốt để bạn thêm vào thực đơn cho con. Không chỉ giàu dinh dưỡng mà các món ăn từ măng tây cũng rất thơm ngon và dễ chế biến.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví măng tây như là loại rau “hoàng đế” trong thế giới rau củ. Lý do là không những mang đến giá trị dinh dưỡng cao, măng tây còn có một hương vị rất riêng và là giải pháp cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Một điểm thú vị là măng tây cũng tồn tại với nhiều loại khác nhau trong tự nhiên như giống màu tím, xanh lá hoặc trắng. Mỗi loại đều giàu vitamin và các khoáng chất thiết yếu, tuy vậy loại xanh lá thường được dùng nhiều hơn cả.

Chuyên mục số này, Marry Baby muốn giới thiệu với bạn những lợi ích, đồng thời là những món ăn từ măng tây đơn giản cho trẻ. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Thời điểm nào thích hợp để giới thiệu các món ăn từ măng tây cho con?

măng tây

Nói qua một chút về măng tây, đây là loại thực vật khá phổ biến ở nước ta, có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á.

Xét về cả 3 loại măng tây, măng trắng mềm và có mùi vị nhẹ hơn so với măng xanh. Măng tím cũng giống măng trắng, nhưng vị lại có vị ngọt hơn hai loại còn lại. Tuy nhiên, trong cả 3 loại thì măng xanh được dùng nhiều hơn bởi thành phần chất xơ dồi dào.

Quay lại vấn đề chính, có thể măng tây sẽ không phải là món rau đầu tiên mà bạn giới thiệu với bé yêu. Bởi lẽ, trẻ nhỏ mới biết ăn thì hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt. Do đó mà măng tây có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi dùng cho trẻ. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên thêm món ăn này vào thực đơn của con khi trẻ đã được 8 đến 10 tháng tuổi.

Dinh dưỡng và những lợi ích thiết thực từ măng tây

1. Giá trị dinh dưỡng có trong măng tây

Xét về khía cạnh dinh dưỡng thì măng tây được xem là một loại thực phẩm quý với sức khỏe. Bên cạnh chất xơ, các món ăn từ măng tây đem lại cho cơ thể một nguồn dồi dào các loại dưỡng chất khác nhau gồm: đạm, glucid, các vitamin A, C, K, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), axit folic (folate) cùng các khoáng chất thiết yếu như kali, magie, canxi, sắt, kẽm… Tất cả đều rất cần thiết cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

2. Lợi ích sức khỏe của măng tây bạn cần biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe có thể kể đến như sau:

♦ Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Trẻ em là đối tượng thường gặp các vấn đề như dị ứng hoặc nhiễm trùng. Việc cho trẻ ăn măng tây chính là giải pháp hữu hiệu cho những tình huống như trên. Lý do loại thực phẩm này cung cấp các chất chống oxy hóa, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Thêm vào đó, với hàm lượng dồi dào vitamin A và C, hai dưỡng chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản sinh ra các tế bào miễn dịch.

♦ Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu

Măng tây hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên. Điều này có nghĩa là nó tạo điều kiện cho việc loại bỏ muối và chất lỏng khác ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lần đi tiểu.

Do vậy, việc thêm măng tây vào trong chế độ dinh dưỡng của con có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

♦ Cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ

các món ăn từ măng tây tốt cho sức khỏe

Thêm các món ăn từ măng tây vào thực đơn của con cũng đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp cho trẻ inulin. Đây là một loại carbohydrate cực kỳ quan trọng để củng cố hệ đường ruột hoàn thành tốt chức năng của mình.

Ngoài ra, inulin cũng giúp các lợi khuẩn như lactobacilli và bifidobacteria tăng trưởng tốt. Hơn nữa, măng tây cũng bổ sung thành phần prebiotic thúc đẩy sức khỏe đường ruột của bé và cải thiện tiêu hóa.

♦ Tốt cho tim mạch

Chính vì rất giàu kali nên măng tây sẽ giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưỡng chất folate có trong loại rau này cũng hỗ trợ giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Cộng thêm với việc giàu chất xơ nên nó có thể giảm hấp thu cholesterol máu; đây là thành phần gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch.

♦ Ngăn ngừa lão hóa

Thành phần gluthathion đóng vai trò là một chất chống oxy hóa. Nó tác động tích cực trong việc loại bỏ các gốc tự do là tác nhân gây ra những tổn thương tế bào. Hơn nữa, chất này cũng có tác dụng bảo vệ da trước tác hại của tia tử ngoại.

♦ Tăng cường phát triển trí não

Các món ăn từ măng tây cũng cung cấp rất nhiều axit folic, chất được khuyến khích cho sự phát triển nhận thức của trẻ về sau.

♦ Tốt cho hệ xương khớp

Măng tây cũng là một nguồn dồi dào vitamin K. Đây là dưỡng chất giúp quá trình đông máu xảy ra nhanh hơn. Đồng thời, vitamin này cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.

Mách mẹ một vài “chiêu” nấu măng tây đơn giản cho bé

chế biến món ăn từ măng tây

Khi lựa chọn măng tây để chế biến thì phải đảm bảo độ đồng đều của các cây măng. Tránh chọn những cây măng bị sứt sẹo, có đốm, giập nát. Khi chọn cũng nên kiểm tra kỹ phần ngọn, không dùng loại mà ngọn măng bị vàng úa. Măng phải đảm bảo có màu xanh tươi, cho cảm giác giòn cứng và không quá mềm.

Khi chế biến các món ăn từ măng tây, mẹ cũng có thể phối hợp cùng một số loại thực phẩm khác có thể kể đến như: cà rốt, đậu lăng, thịt gà hoặc mì ống…

Một số cách đơn giản để chế biến măng tây cho trẻ là:

  • Cho bé ăn trực tiếp dưới dạng Finger Food (trường hợp với trẻ đã lớn). Đơn giản bạn chỉ việc cắt măng tây thành khúc vừa phải, cho vào nồi hấp hoặc luộc với nước trong khoảng từ 6 đến 7 phút cho đến khi măng mềm là dùng được. Để tăng thêm hương vị, bạn có  thể cho bé chấm kèm với các loại sốt phù hợp với trẻ.
  • Mẹ cũng có thể xay nhuyễn măng tây sau khi rửa sạch, luộc/hấp chín. Sau đó tiếp tục phối trộn với các thành phần mà trẻ thích và dùng máy xay xay nhuyễn. Tuy nhiên, mẹ phải đảm bảo đã nấu chín các thành phần trước khi xay nhé!
  • Món măng tây chiên giòn cũng là một gợi ý không kém phần thú vị. Điều cần làm là cắt măng tây thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó chiên tất cả chúng cùng với bơ cho đến khi giòn mềm (thời gian tối ưu là từ 4 – 5 phút).

Bỏ túi cho mẹ một số công thức để nấu các món ăn từ măng tây cho bé

1. Súp măng tây

súp măng tây

Món súp này không chỉ rất dễ làm mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe của trẻ nữa đấy!

Thành phần cần chuẩn bị

  • 250 g măng tây
  • Một củ hành tây
  • Một thìa cà phê hỗn hợp gừng và tỏi
  • Muối
  • Tiêu
  • 2 cốc nước tinh khiết

Cách thực hiện

  • Gọt bỏ phần gốc măng tây và cắt phần còn lại thành những viên tròn đường kính tầm 0.5 cm
  • Đun chảy bơ trong chảo với ngọn lửa vừa
  • Tiếp đến xào chung hành tây với hỗn hợp gừng tỏi và măng tây đã xắt nhỏ
  • Thêm muối, cho chút xíu hạt tiêu và tiếp tục xào trong khoảng vài phút
  • Sau đó thêm 2 cốc nước đã chuẩn bị vào chảo và đậy nắp lại, để hỗn hợp sôi trong 10 phút
  • Hết thời gian chờ, bạn tắt bếp và cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn
  • Lọc phần súp đã xay nhuyễn trước khi cho trẻ dùng

2. Măng tây phô mai

món ăn từ măng tây hấp dẫn

Món ăn từ măng tây này chắc chắn sẽ làm thỏa mãn vị giác của trẻ!

Thành phần cần chuẩn bị

  • 5 – 10 thân cây măng tây (đã hấp chín)
  • Sợi phô mai bào

Cách thực hiện

  • Nấu phần măng tây đã hấp với một ít dầu ô liu trong vài phút
  • Thêm một ít phô mai bào và cho hỗn hợp trên vào lò nướng cho đến khi phô mai tan chảy là được

Nhìn chung, măng tây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé. Tùy vào lứa tuổi mà mẹ có thể giới thiệu các món ăn từ măng tây sao cho phù hợp. Để tránh xảy ra tình trạng dị ứng, mẹ nên lưu ý cho trẻ dùng măng tây với một lượng nhỏ trong lần đầu. Đồng thời cũng không nên cho con sử dụng quá nhiều để phòng ngừa chứng đầy hơi có thể xảy ra nhé!

Marry Baby