Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán

Hiểu được điều đó, Marrybaby sẵn sàng bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán với đa dạng thực phẩm và món ăn ngay sau đây.

1. Các giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm

Trong bài viết khi nào bé sẵn sàng ăn dặm, có nêu rõ các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như bé có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ; tay chân táy máy, mắt liếc nhìn vào món đồ ăn, v.v. Thông thường, độ tuổi bé sẵn sàng ăn dặm là từ 6 tháng trở lên.

Và để việc ăn dặm vừa có hiệu quả cũng như vừa tránh được tình trạng trẻ biếng ăn do ngán, mẹ nên chia ra làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn bé từ 6 – 7 tháng:

  • Tỷ lệ gạo –  nước khi nấu cho bé nên là 1:10.
  • Nguyên liệu chủ yếu: rau, củ, quả, ngũ cốc xay nhuyễn và sữa.

Giai đoạn bé từ 7 – 9 tháng:

  • Tỷ lệ gạo – nước khi nấu cho bé là 1:7.
  • Mẹ đã có thể cho bé ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm để giúp bé làm quen với hương vị thức ăn hỗn hợp.
  • Danh sách thực phẩm có thể thêm vào thực đơn của bé ở giai đoạn này: thịt gà, nấm, sữa chua, cá, tôm, cua,..

Giai đoạn bé từ 9 – 12 tháng:

  • Tỷ lệ gạo – nước khi nấu cho bé là 1:5. Kích thước thực phẩm sẽ to hơn, để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai.
  • Lúc này thực đơn của bé ăn dặm cần phong phú hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm như: thịt bò, thịt heo, bột tôm, cua, cá, lươn,..

Mỗi giai đoạn sẽ có những công thức ăn dặm chống ngán cho bé, sẽ được bật mí ở nội dung tiếp theo đây!

2. Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán

2.1 Bơ nghiền sữa

Bơ nghiền sữa
Marrybaby bật mí cho mẹ công thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chống ngán – Bơ nghiền sữa.

Nguyên liệu:

  • 1/4 quả bơ chín.
  • 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ lấy quả bơ chín gọt vỏ bỏ hạt, dùng phần thịt bơ thái thành lát mỏng và dùng muỗng nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn phần thịt bơ đã nghiền nhuyễn với 60ml sữa. Đánh đều cho đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn.
  • Bước 3: Mẹ xúc ra chén rồi cho bé thưởng thức.

Lưu ý:

Để món ăn được ngon hơn, mẹ cần quả bơ ngon. Nghĩa là quả bơ có cuống nhỏ, cầm nặng tay, vỏ xanh lấm tấm vàng, khi lắc nghe tiếng lục cục.

>> Cùng chủ đề: Bật mí công thức cho bé 1 tuổi ăn dặm chống ngán

2.2 Cháo bí đỏ thịt heo thơm ngon

cháo bí đỏ thịt heo
Bật mí công thức nấu cháo bí đỏ cho bé 7-8 tháng ăn dặm chống ngán

Bí đỏ (bí ngô) là một loại thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm vì nó vô cùng bổ dưỡng. Bí đỏ chứa một lượng dồi dào chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, bí đỏ khi nấu chín cũng khá mềm và dễ ăn.

Nguyên liệu:

  • 100g bí đỏ.
  • 25g gạo tẻ.
  • Dầu ăn dặm.
  • 50g thịt heo xay nhuyễn.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ gọt sạch vỏ bí đỏ, rửa với nước, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3 cm.
  • Bước 2: Mẹ rửa gạo tẻ và ngâm với nước trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều.
  • Bước 3: Trong thời gian đợi ngâm gạo, mẹ xào sơ phần thịt heo với dầu ăn dặm để thịt săn lại.
  • Bước 4: Tiếp đến, mẹ bắc nồi nước khoảng 300 – 500ml nước. Sau đó, mẹ cho lần lượt bí đỏ, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ nhớ khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo trong và thơm hơn.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ cho phần thịt heo đã xào sơ trước đó vào nấu cùng thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Thế là đã nấu xong. Mẹ có thể cho bé ăn ngay.

>> Bật mí cho mẹ thêm: 6 công thức ăn dặm với bí đỏ cho bé chống ngán

2.3 Súp khoai tây thịt bò chống ngán

Súp khoai tây thịt bò chống ngán
Bật mí công thức nấu súp khoai tây thịt bò cho bé ăn dặm chống ngán

Để cho món súp khoai tây thịt bò được ngon hơn, mẹ có thể tham khảo qua bài viết cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm

Theo CDC Hoa Kỳ, thời điểm bé có thể bắt đầu làm quen với thịt bò là khi bé từ 7 – 8 tháng tuổi. Dù biết rằng thịt bò có nhiều Protein, vitamin B6, B12; nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của có thể tiêu hóa tốt hơn.

Dưới đây là những nguyên liệu và cách nấu món súp khoai tây thịt bò cho bé ăn dặm.

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây. 
  • 100g thịt bò.
  • 1 củ cà rốt.
  • Dầu ăn dặm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ mua thịt bò tươi về và rửa sạch với nước, thái thành từng miếng nhỏ rồi băm nhuyễn. 
  • Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ khoai tây, rửa sạch với nước muối loãng rồi xả lại nước sạch. Sau đó đem khoai đi hấp hoặc luộc, sau đó nghiền nhuyễn.. 
  • Bước 3: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch tương tự khoai tây rồi thái hạt lựu theo kích cỡ phù hợp với bé. 
  • Bước 4: Mẹ cho một ít dầu ăn dặm vào nồi, lần lượt cho thịt bò, cà rốt vào đảo đều đến khi chín mềm. 
  • Bước 5: Mẹ bắc nồi nước khoảng 400 – 500ml nước và cho khoai tây vào nồi, khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
  • Bước 6: Múc súp khoai tây thịt bò ra bát nhỏ và cho bé măm măm là được rồi mẹ ơi.

>> Bật mí thêm cho mẹ: 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm chống ngán, thay đổi khẩu vị

2.4 Cháo tôm tươi nấu mồng tơi

Cháo tôm tươi nấu rau mồng tơi
Bật mí công thức nấu cháo tôm tươi nấu mồng tơi cho bé ăn dặm chống ngán

Trong bài viết trẻ mấy tháng ăn được tôm, thì khi bé từ 7 tháng trở đi, mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với tôm thông qua các món cháo ăn dặm.

Nguyên liệu:

  • 30g cháo hạt vỡ.
  • 25g rau mồng tơi.
  • 3 con tôm sú tươi ngon.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ chế biến tôm bằng cách cắt bỏ đầu, bỏ chân, bỏ vỏ, lấy chỉ lưng và rửa sạch với nước. Sau đó mẹ băm nhuyễn thịt tôm để con dễ ăn. 
  • Bước 2: Rau mồng tơi mẹ rửa sạch rau rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. 
  • Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp với khoảng 500ml nước. Sau đó cho 30g cháo hạt vỡ vào nấu khoảng 15 – 20 phút đến khi cháo chín đều, nở bung ra. 
  • Bước 4: Tiếp đó, mẹ cho tôm băm nhuyễn vào nấu chín, và cuối cùng là cho rau mồng tơi vào nấu thêm khoảng 2 -3 phút là tắt bếp.
  • Bước 5: Múc cháo ra chén nhỏ, để nguội một chút là cho bé ăn được rồi đó mẹ ơi.

>> Xem thêm: Bật mí 9 công thức nấu cháo ăn dặm cho bé chống ngán với rau mồng tơi

2.5 Súp cua cho bé ăn dặm

Súp cua cho bé ăn dặm chống ngán
Bật mí công thức nấu súp con ăn dặm cho bé chống ngán

Nguyên liệu:

  • 300g cua.
  • 200g thịt gà.
  • 500g xương gà.
  • 1 quả trứng gà.
  • 1 muỗng canh bột năng.

Cách nấu:

  • Bước 1: Để món cháo thêm ngọt vị, mẹ nên chọn phần xương ở ức gà. Mẹ rửa sạch phần xương ức gà với hỗn hợp nước muối + nước cốt chanh để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước sạch. Mẹ cho phần xương gà vào hầm 2 – 3 tiếng để lấy nước dùng.
  • Bước 2: Mẹ lấy phần thịt gà sau khi đã rửa sạch cho vào hầm cùng với xương gà. Đợi đến khi thịt chín hoàn toàn thì vớt ra. Sau đó, mẹ xé thịt gà thành sợi mỏng.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ rửa cua sạch sẽ rồi cho vào nồi nhỏ hấp chín. Mẹ vớt cua ra, loại bỏ mai và vỏ, tách lấy phần thịt. Mẹ chú ý thao tác kĩ bước này để tránh sót phần vỏ cua vụn lẫn bên trong thịt cua.
  • Bước 4: Sau khi hầm xong, mẹ quay lại vớt xương gà ra, tiến hành lọc lại nước dùng 2 lần để được trong, loại bỏ cặn thừa. Mẹ hòa tan 1 muỗng canh bột năng với nước rồi cho vào nồi nước dùng, nấu ở lửa liu riu. 
  • Bước 5: Để món ăn thêm phần bắt mắt, mẹ đừng quên đập một quả trứng rồi cho vào từ từ, khuấy đều tay đến khi có vân mây. 
  • Bước 6: Mẹ khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt thì cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào, nấu khoảng 5-6 phút rồi tắt bếp. Lúc này là đã nấu xong rồi đó mẹ ơi.

>> Cùng món ăn: Bật mí 5 công thức nấu súp cho bé ăn dặm chống ngán

2.6 Cháo cá hồi khoai lang

Cháo cá hồi khoai lang cho bé ăn dặm chống ngán
Bật mí công thức nấu cháo cá hồi khoang lang ăn dặm cho bé chống ngán

Nguyên liệu:

  • 50g cá hồi phi lê có da.
  • 1 củ khoai lang. 
  • 30g gạo tẻ. 
  • Dầu ăn dặm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch cá hồi cùng hỗn hợp nước muối và nước cốt chanh để khử mùi tanh rồi xả lại với nước sạch. Sau đó, mẹ cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Phần khoai lang mẹ gọt sạch vỏ, rửa với nước để loại bỏ bùn đất và cắt thành từng miếng khoảng từ 2-3 cm. 
  • Bước 3: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều.
  • Bước 4: Để món cháo cá hồi dậy mùi thơm, mẹ nhớ áp chảo phần thịt cá hồi với dầu ăn dặm. Mẹ áp chảo cả hai mặt thịt, mỗi mặt khoảng 1 phút là đủ.
  • Bước 5: Mẹ bắc nồi lên bếp, đổ vào khoảng 300 – 500ml nước và cho khoai lang, gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ lưu ý khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên để cháo được trong, thơm ngon. 
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cho cá hồi đã sơ chế vào nồi, nấu thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. 

>> Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng ăn được cá hồi?

2.7 Cháo nấm rơm cà rốt cho bé ăn dặm

Cháo nấm rơm cà rốt
Bật mí công thức nấu cháo nấm rơm cho bé ăn dặm chống ngán

Nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt.
  • 100g gạo tẻ.
  • 200g nấm rơm.
  • Dầu ăn dặm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Nấm rơm mua về mẹ cắt bỏ phần chân, phần bị dập nát rồi rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bùn đất, tạp chất. Sau đó, mẹ xả lại với nước sạch, để ráo rồi cắt làm đôi. 
  • Bước 2: Mẹ gọt sạch vỏ cà rốt, rửa với nước và cắt thành từng miếng khoanh nhỏ khoảng 2 – 3 cm. 
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch gạo tẻ và ngâm trong vòng 2 tiếng để gạo nở đều hơn.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ bắc nồi lên bếp với khoảng 300 – 500ml nước và cho nấm rơm, cà rốt và gạo vào nấu đến khi chín nhừ. Mẹ nhớ khuấy đều tay và hớt bọt thường xuyên, để nước phần nước được trong hơn.
  • Bước 4: Nấu khoảng 20 – 25 phút, mẹ tắt bếp, đổ ra bát và cho con thưởng thức thôi ạ! 

>> Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm 

2.8 Súp yến chưng đường phèn

Công thức súp yến chưng đường phèn giúp bé ăn dặm chống ngán
Bật mí công thức nấu Súp yến chưng đường phèn cho bé ăn dặm chống ngán

Nguyên liệu:

  • 20g lá dứa.
  • 20g đường phèn .
  • 500ml nước lọc.
  • 60g tổ yến nguyên tổ tươi hoặc 10g yến sào khô.

Cách nấu: 

  • Bước 1: Tổ yến mua về mẹ ngâm nước khoảng 1-2 tiếng đến khi rời ra, dùng nhíp nhổ sạch lông còn sót trên tổ yến. Mẹ tiếp tục ngâm nước thêm lần nữa đến khi yến nở mềm thì vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Sau khi có mẻ tổ yến đã được sơ chế chỉn chu, mẹ bắc nồi lên bếp, đổ 500ml nước vào cùng 1 bó lá dứa, nấu trong khoảng 20 phút. Đến khi nước sôi, mẹ tắt bếp, nhấc nồi xuống, bỏ lá dứa ngoài và chỉ giữ lại phần nước. 
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ cho nước lá dứa ra 1 thố sứ và đổ 10g tổ yến vào cùng. Mẹ đặt thố sứ vào nồi rồi chưng cách thủy khoảng 25 phút đến khi tổ yến nở đều. 
  • Bước 4: Mẹ cho 20g đường phèn vào thố yến chưng, để lửa thêm 5 phút rồi tắt bếp. Mẹ để nguội một lúc rồi hẳn nhấc thố ra kẻo bỏng nhé.

Lưu ý:

Nếu mẹ muốn tiết kiệm chi phí, hoặc thích tự tay làm thì nên mua tổ yến thô về tự sơ chế. Mẹ nào bận rộn thì có thể mua tổ yến đã sơ chế về (đã được làm sạch lông, tạp chất), chỉ cần ngâm nước như tổ yến thô đến khi nở hết ra.  

>> Bật mí thêm: 8 cách nấu cháo tổ yến cho bé ăn dặm chống ngán, làm mới khẩu vị

2.9 Bật mí công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

Bánh ăn dặm
Bật mí công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

Ngoài những món cháo, món súp, mẹ cũng có thể học cách làm bánh để bé ăn dặm thay đổi khẩu vị.

Nguyên liệu:

  • 60g khoai lang.
  • 10ml dầu ăn dặm.
  • 2gr bột nở hữu cơ.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 100g bột mì hữu cơ.
  • 10gr bột bắp hữu cơ.
  • 20ml sữa mẹ/sữa công thức.

Cách làm bánh:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch phần khoang lang để loại bỏ sạch bùn đất. Mẹ bào sạch vỏ và thái phần khoai lang thành từng miếng nhỏ từ 2-3 cm.
  • Bước 2: Mẹ đem hấp khoai trong 15 phút để khoai chín đều rồi dùng nĩa hoặc thìa tán nhuyễn khoai khi còn ấm nóng.
  • Bước 3: Lòng đỏ trứng gà mẹ đánh tan rồi trộn với dầu ăn dặm đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 4: Mẹ rây mịn bột bắp và bột mì và bắt đầu trộn đều với phần khoai đã sơ chế + hỗn hợp trứng vừa đánh. 
  • Bước 5: Tiếp đến mẹ đổ vào 20ml sữa công thức, 2gr bột nở vào nhào liên tục đến khi thu được khối bột dẻo mịn. 
  • Bước 6: Mẹ lót giấy nến hoặc rải bột lên bề mặt phẳng, cán mỏng rồi cắt thành miếng bánh vừa ăn và dùng nĩa xăm đều mặt bánh. 
  • Bước 7: Nếu nhà không có lò nướng thì mẹ có thể làm nóng nồi chiên không dầu ở 170 độ trong 15 phút. Sau đó mẹ phủ giấy nến lên vỉ nướng rồi xếp bánh cẩn thận vào nồi, nướng ở 170 độ trong 18-20 phút. 
  • Bước 8: Bánh chín mẹ xấp ra đĩa và mang ra cho con yêu mum mum ngay nhé! 

>> Bật mí cho mẹ thêm: 3 công thức làm bánh ăn dặm cho bé chống ngán

3. Lưu ý khi áp dụng các công thức ăn dặm cho bé

Sau khi đã bật mí và tiết lộ công thức nấu các món ăn dặm cho bé chống ngán. Lúc này cha mẹ cũng cần lưu ý thêm một số điều sau khi áp dụng:

  • Sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Nên mẹ cho bé ăn dặm nhưng vẫn đảm bảo bú sữa đủ cữ và liều lượng nhé.
  • Mẹ cho bé tập ăn dặm từ ít đến nhiều. Kích thước thực phẩm từ nhỏ đến to dần; từ loãng đến đặc; và từ ngọt dịu đến mặn vừa. Việc này giúp hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích nghi.
  • Mỗi bữa ăn dặm cho bé: Mẹ cần nấu kết hợp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Từ thời điểm bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy kết hợp thêm nhiều món khác để bé được ăn đa dạng dinh dưỡng; cũng như đa dạng thực phẩm.

>> Cùng chủ đề: Bật mí công thức ăn dặm kết hợp chế độ dinh dưỡng cho bé chống ngán

Marrybaby vừa bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán với đa dạng thực phẩm. Đảm bảo trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu cũng như đảm bảo được sự đa dạng trong món ăn của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

24 công thức ăn dặm cho bé đủ chất, mau ăn chóng lớn

Mẹ đang đau đầu vì không biết cách chế biến công thức ăn dặm cho bé? Trong bài viết này, MarryBaby gửi đến mẹ 24 công thức ăn dặm siêu ngon, bổ dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm thịt, cá và rau củ!

Công thức ăn dặm cho bé: Các món thịt (heo, bò, gà)

công thức cho bé ăn dặm

Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ thường ưu tiên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả, trái cây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa; nhất là ở Anh và các nước Châu Âu; mẹ nên xem thịt như là một trong những thực phẩm  trong Công thức cho bé ăn dặm quan trọng cho giai đoạn đầu của bé.

Các chuyên gia cho rằng, các bé 7- 8 tháng tuổi nên tập làm quen với thịt trong bữa ăn dặm của mình. Tuy không cần phải ăn ngay trong những lần đầu tiên; nhưng thịt cũng là món quan trọng và cần thiết để duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng cho bé. Thậm chí, các chuyên gia ở Mỹ còn khuyến khích nên cho bé ăn dặm thịt từ rất sớm, trước 8 tháng tuổi.

Thịt có hàm lượng protein và nhiều loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhưng lại khó tiêu và có cách chế biến cũng cầu kỳ hơn hẳn. Làm món thịt cho bé ăn dặm thế nào để vừa đủ dinh dưỡng, vừa tiêu hóa tốt? Tham khảo ngay mẹ nhé!

1. Cháo thịt heo bằm

Cháo thịt heo bằm là một món hoàn hảo khi mẹ tìm cách chế biến thịt heo cho bé ăn dặm. Mẹ đọc ngay những nguyên liệu cần chuẩn bị và cách nấu:

Nguyên liệu:

  • Bột gạo hoặc cháo trắng.
  • 100g thịt thăn heo.
  • 1 quả trứng gà.
  • Hành lá, hành tím, gia vị ăn dặm.

Cách làm:

  • Bột gạo hoặc cháo trắng thêm nước cho vào nồi nấu cháo nấu nhừ.
  • Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn, ướp với gia vị cho ngấm (Mẹ lưu ý, trẻ trên 1 tuổi thì mới nêm gia vị).
  • Phi thơm hành tím rồi cho thịt bằm vào xào chín.
  • Cho thịt vào cháo, khuấy đều rồi cho trứng vào đun tiếp đến khi sôi đều thì tắt bếp.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một món để chế biến thịt heo cho bé ăn dặm rồi đó!

>> Mẹ xem thêm Cách thêm gia vị cho trẻ ăn dặm an toàn theo từng độ tuổi

2. Công thức cho bé ăn dặm: Thịt kho trứng cút

Nhiều mẹ thắc mắc không biết thịt kho cho bé ăn dặm nên làm như thế nào? Mẹ tham khảo ngay công thức cho bé ăn dặm thịt kho trứng cút sau đây:

Nguyên liệu:

  • 400 gram thịt ba chỉ.
  • 40 quả trứng cút.
  • 1 quả nước dừa tươi.
  • Nước mắm ngon, hành khô, hạt tiêu, đường trắng.

Cách làm:

  • Thịt mua về xát muối, rửa thật sạch. Cắt miếng dày khoảng 3-4 cm.
  • Ướp thịt với 3 thìa nước mắm ngon; 1 củ hành tím băm nhỏ.
  • Cho trứng vào nồi luộc chín.
  • Vớt trứng chín ra và thả ngay vào bát nước lạnh; ngâm cho đến khi trứng nguội; sau đó bóc vỏ trứng, để riêng ra bát.
  • Cho chảo chống dính lên bếp, múc 3 thìa con dầu ăn, đảo đều trên lửa vừa cùng với đường.
  • Khi đường chuyển sang màu cánh gián và nổi bọt khí thì cho vào trong chảo 1/2 bát con nước ấm, khuấy đều là có ngay nước hàng để kho thịt. Đổ nước hàng ra chén nhỏ.
  • Trút thịt đã ướp vào nồi, thêm nước dừa tươi (chừng 1 quả cho sâm sấp mặt thịt); đun sôi hỗn hợp trên.
  • Sau đó, các mẹ hớt bọt nổi lên rồi trút nước hàng và trứng cút vào trong nồi, hạ nhỏ lửa ninh liu riu.
  • Ninh đến khi miếng thịt mềm, nước trong nồi còn sền sệt, trứng cút ngấm đều gia vị rồi cho bé thưởng thức.
  • Vậy mẹ đã biết thêm cách làm thịt kho cho bé ăn dặm rồi!

3. Các món thịt hầm (bò, heo, bê)

Nguyên liệu:

  • 1 cốc thịt bò, heo hay bê rút xương (đã nấu chín và để lạnh) cắt cục nhỏ khoảng 2cm.
  • ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu thịt hay nước lọc.

Cách làm:

  • Cho thịt vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý.
  • Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào.

>> Mẹ có thể xem thêm Cháo ếch cho bé ăn dặm ngon miệng và giàu dinh dưỡng

4. Công thức cho bé ăn dặm: Thịt bò hầm

Nguyên liệu:

  • ½ cốc thịt bò băm đã nấu chín.
  • 1 củ khoai tây đã gọt vỏ.
  • ¼ cốc đậu tươi đã bóc vỏ.
  • 1 củ cà rốt đã gọt vỏ.
  • 1 nhánh cần tây.
  • ¼ cốc nui cỡ nhỏ (nui sao, nui sò…) chưa nấu.
  • 4 cốc nước.

Cách làm:

  • Rửa rau củ sạch sẽ và cắt tỉa cẩn thận
  • Cho tất cả rau củ vào nồi rồi đun sôi liu riu khoảng 20 phút hay đến khi mềm
  • Nấu nui khoảng 10 phút hoặc cho đến khi nui mềm
  • Vớt hết cái trong nồi rồi nghiền/xay nhuyễn và dùng phần nước còn lại của hỗn hợp sau khi nấu để pha loãng cho bé dễ ăn.

5. Bò nấu rau củ

Nguyên liệu:

  • 450gr thịt bò mềm và nạc rồi cắt thành cục nhỏ khoảng 2cm.
  • 1 cây cần tây cắt nhỏ.
  • 3 củ cà rốt gọt vỏ và cắt hột lựu.
  • 2 củ khoai tây vừa, gọt vỏ và cắt hột lựu.
  • 1 muỗng canh hành băm.
  • 1 muỗng canh tỏi băm.
Chế biến món ăn dặm cho bé
Không chỉ chứa nhiều protein, thịt bò còn là nguồn sắt dồi dào

Cách làm:

  • Cho thịt vào nồi rồi đổ 1 cốc nước vào và đun sôi liu riu trong 45 phút hay cho đến khi thịt mềm.
  • Thêm hành tây, cà rốt, khoai tây, tỏi và hành vào.
  • Tiếp tục nấu thêm 35 phút nữa hay cho đến khi rau củ mềm.
  • Tắt bếp rồi để nguội trong vài phút. Sau đó vớt rau củ ra để làm món ăn kèm hay cho vào xay chung với thịt.
  • Cho khoảng ¾ cốc thịt vào máy xay nhuyễn cùng với 1/3 cốc phần nước còn lại sau khi nấu rồi xay cho mịn.
  • Cho tiếp rau củ vào (nếu muốn) rồi tiếp tục quy trình với phần thịt còn lại.

Nếu mẹ thấy sử dụng các loại thịt đỏ trong công thức cho bé ăn dặm khá nặng đô với dạ dày của con. MarryBaby giới thiệu với mẹ một số công thức cho bé ăn dặm nấu bằng thịt gà.

6. Công thức cho bé ăn dặm: Nấu hỗn hợp táo và gà

Nguyên liệu:

  • 20g thịt gà.
  • 10g táo tây.
  • 1 muỗng cà phê nhỏ (khoảng 5ml) dầu ăn loại tốt cho bé.
  • 250ml chén nước vừa đủ (250ml)

Cách làm:

  • Cắt nhỏ 1/3 cốc gà nấu chín rút xương.
  • Nấu chín mềm 1/4 cốc thịt táo hoặc sử dụng nước sốt táo tự nhiên.
  • Cho thịt gà và táo vào máy xay nhuyễn.

7. Gạo lức, Gà và Đào

Nguyên liệu:

  • ½ cốc thịt gà rút xương nấu chín và cắt nhỏ..
  • ¼ cốc gạo lức nấu sẵn.
  • 1 quả đào chín.
  • 1 muỗng canh nước ép trái cây (nho/ táo hay nước lọc).
  • 1 muỗng canh sữa tươi và 2 muỗng cà phê mầm lúa mì.

Cách làm:

  • Cho thịt gà vào máy xay nhuyễn.
  • Sau đó cho thêm gạo, đào vào xay tiếp.
  • Cuối cùng, thêm nước em, sữa tươi vào để làm loãng hỗn hợp.

8. Kem gà và khoai tây

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng cà phê bơ ngọt hay bơ thực vật.
  • 1 muỗng cà phê bột không tẩy.
  • ¼ cốc sữa ít béo.
  • ¼ cốc thịt gà đã nấu chín, rút xương và xé/cắt nhỏ.
  • ¼ của khoai tây đã nướng chính và cắt thành từng cục nhỏ (có thể dùng khoai lang).
  • 1 muỗng canh phô mai bào sợi.

Cách làm:

  • Cho bơ vào chảo và bật lửa nhỏ cho bơ tan ra từ từ
  • Khuấy đều bột với sữa cho đến khi mịn
  • Tiếp tục nấu với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Cho gà và khoai tây vào. Đảo khoảng 2-3 phút, thêm một số loại rau củ.
  • Cuối cùng cho phô mai vào và khuấy đều cho đến khi tan hết.

9. Công thức cho bé ăn dặm: Gà hầm

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng canh dầu ô liu.
  • 2 củ cà rốt cắt nhỏ.
  • 2 nhánh tỏi tây.
  • 1 ức gà cắt cục nhỏ.
  • 2 củ khoai tây đã gọt vỏ và cắt nhỏ.
  • 2 củ cải trắng đã gọt vỏ và cắt nhỏ.
  • Nước sôi.

Cách làm:

  • Cho dầu vào chảo, làm nóng dầu rồi cho cà rốt, tỏi tây vào và xào khoảng 6 phút cho đến khi rau củ mềm
  • Cho gà vào xào tiếp cho đến khi thịt vàng
  • Tiếp tục cho khoai tây, củ cải trắng và nước vào rồi đậy nắp cho sôi liu riu trong 15 phút hay đến khi mọi thứ chín mềm.
  • Tắt bếp, để nguội ít phút rồi cho vào máy xay nhuyễn.

>> Mẹ có thể quan tâm Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

Công thức ăn dặm cho bé: Các món cá, hải sản

Các món cá, hải sản

Theo cập nhật mới nhất từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP), thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn cá là vào khoảng 6 tháng tuổi. Bắt đầu ăn dặm là một cột mốc phát triển quan trọng và thực sự không có độ tuổi cố định cho tất cả trẻ sơ sinh; nhưng mẹ không nên cho con bắt đầu ăn dặm trước 4 tháng.

Mẹ nên lựa chọn loại cá nào cho con? Dưới đây là hướng dẫn để giúp mẹ lựa chọn:

  • Chọn loại cá mà mọi người trong gia đình đều có thể ăn cùng nhau (cá hồi và cá mòi là những lựa chọn phổ biến và cũng là loại cá giàu axit béo omega-3 nhất).
  • Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp.
  • Chọn cá tươi hoặc cá đông lạnh.
  • Đảm bảo cá đã được tách và lột da đúng cách.

Bây giờ mẹ đã biết độ tuổi cho bé ăn cá cũng như cách chọn cá lành mạnh cho con rồi. Mẹ tìm hiểu một số công thức ăn dặm cho bé để chế biến những món ăn đầy dinh dưỡng nha!

1. Cá xay

Nguyên liệu:

  • 1 cốc cá (thịt trắng) đã gỡ xương cẩn thận và nấu chín.
  • ¼ cốc phần nước còn lại sau khi nấu cá hay nước lọc.

Cách làm:

  • Cho cá vào máy xay nhuyễn rồi thêm nước từ từ vào và xay tiếp cho đến khi hỗn hợp đạt được độ mịn như ý.
  • Cho thêm nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn (nếu cần) và thêm rau củ hay trái cây tùy thích vào.

2. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo cá lóc

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng.
  • Khoai lang.
  • 100g cá lóc phi lê.
  • Nấm rơm.
  • Tỏi, hành, tiêu, hạt nêm, mùi tàu.

Cách làm:

  • Sơ chế sạch cá đem ướp với gừng để khử mùi tanh.
  • Đem cá vào hấp sau đó lọc sạch xương.
  • Phi thơm tỏi, cho nấm xay nhỏ và cá vào xào chung nêm nếm gia vị vừa đủ ăn.
  • Sau đó bỏ khoai và cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát và cho hành mùi tàu xay mịn lên trên.

3. Cháo cá rô phi

Nguyên liệu:

  • Cá rô đồng hoặc cá rô sông.
  • Bí đỏ.
  • Gạo.
  • Hành tăm, dầu oliu

Cách làm:

  • Cá rô rửa sạch, luộc chín, nước lọc qua rây, cá loại sạch xương.
  • Bí đỏ rửa sạch. Phi hành tăm với ít dầu oliu rồi cho cá vào đảo đều cho thơm.
  • Cho nước luộc cá vào, nước sôi cho bí đỏ vào, sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Cho cháo trắng (đã nấu sẵn) vào canh bí đỏ cá rô xay cho ra bát.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

4. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo cá basa

Nguyên liệu:

  • 35g gạo/cháo ăn dặm.
  • 30g cá basa.
  • 30g rau đay.
  • 20g cà rốt.
  • 1 vài nhánh rau mùi.
  • Hành tím.
  • Dầu ăn.

Cách làm:

  • Cá basa mẹ làm sạch, lấy phần nạc, thái mỏng hoặc băm nhuyễn, ướp với hành tím băm nhuyễn, có thể nêm thêm hạt nêm hoặc nước mắm nếu bé được hơn 1 tuổi.
  • Sau đó, mẹ láng dầu vào chảo, cho hành tím băm vào phi, cho cá vào xào chín.
  • Rau đay, rau mùi rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Cà rốt mẹ gọt vỏ và băm nhỏ.
  • Gạo mẹ cho vào nồi, thêm nước, ninh nhừ. Khi cháo chín thì cho cà rốt vào, nấu chín, rồi tiếp tục cho cá, rau đay vào, đun sôi lục bục một lúc cho cháo cùng các nguyên liệu chín kỹ.
  • Cuối cùng, mẹ cho rau mùi đã thái nhỏ vào. Đổ cháo ra bát cho bé thưởng thức món cháo cá biển với rau đay này khi còn nóng ấm. Vậy là đã là hoàn thành công thức ăn dặm cho bé rồi!

5. Cháo cá chẽm

Nguyên liệu:

  • 600g phi lê cá chẽm.
  • 1 chén gạo dẻo.
  • 1 ít nấm rơm.
  • 3 tép hành lá,
  • 3 củ hành tím.
  • 1 thìa nước mắm, 2 thìa hạt nêm, 2 thìa muối, 1 thìa dầu ăn, ½ thìa đường. ½ thìa tiêu.

Cách làm:

  • Mẹ vo sạch gạo, đổ 2.5 lít nước vào nấu thành cháo chín nhừ.
  • Phi lê cá chẽm mẹ rửa sạch với muối, thái miếng nhỏ, để ráo. Nấm rơm rửa sạch cắt nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ. Trộn hành tím, hành lá với nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu thành hỗn hợp gia vị, ướp cá trong 20 phút cho cá ngấm gia vị.
  • Cho dầu vào chảo, dầu nóng, cho cá vào chiên sơ.
  • Khi cháo chín nhừ, cho cá vào nồi khuấy đều. Cháo sôi nhẹ nhẹ tầm 3 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn, cho nấm rơm vào rồi cho hành lá, hạt tiêu vào rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, mẹ múc cháo ra bếp, để nguội là hoàn thành công thức ăn dặm cho bé.

6. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo cá hồi

Nguyên liệu:

  • 30g cá hồi.
  • 20g bí đỏ.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước
  • 10ml dầu ăn.
  • 5g hành củ.

Cách làm:

  • Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, luộc bằng nước sôi hoặc cho vào cùng nồi cháo, dùng thìa cơm nghiền nhuyễn.
  • Sau đó cho phần cá hồi đã xào vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé, tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

7. Cháo cá cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20g gạo.
  • 30g cà rốt.
  • 30g thịt cá.
  • 2 thìa dầu ăn.
  • 200 ml nước.

Cách làm:

  • Sơ chế cà rốt, thịt cá: Thịt cá ta rửa sạch cho vào nồi hấp chín rồi dùng tay xé nhỏ. Cà rốt ta gọt vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Đầu tiên mẹ mang gạo vo sạch rồi đổ nước vừa đủ vào nồi để nấu chín trong khoảng 20 đến 30 phút.
  • Sau đó mẹ cho thịt cá và cà rốt băm nhỏ vào đun cùng với cháo, để lửa nhỏ liu riu trong khoảng 10 phút, dùng thìa khuấy đều cho cháo khỏi bị trào ra ngoài.
  • Tiếp đó, mẹ nêm thêm hạt nêm vào nồi cháo cho vừa khẩu vị của bé.
  • Cuối cùng mẹ cho dầu ăn ra bát nhỏ rồi đổ cháo nòng vào và dùng thìa khuấy lên là hoàn thành công thức ăn dặm cho bé.

8. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo tôm rau dền

Nguyên liệu:

  • 30g tôm.
  • 10g rau dền băm nhuyễn.
  • 50g bột gạo.
  • Một thìa dầu ăn trẻ em và gia vị (hạt nêm, nước mắm).

Cách làm:

  • Tôm đem bóc vỏ, rửa sạch; rau dền rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Sau đó cho tôm và rau dền vào nấu chín rồi tắt bếp.
  • Đợi cho hỗn hợp còn ấm, mẹ cho bột gạo vào và khuấy đều rồi cho lên bếp đun sôi nhỏ lửa cho bột chín hoàn toàn.
  • Cuối cùng cho dầu ăn trẻ em vào cháo và tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt thì mẹ cho bé thưởng thức nhé.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

Ngoài công thức ăn dặm cho bé với những thực phẩm cá. Mẹ tham khảo thêm những món rau sau đây, để bổ sung chất xơ cho con của mình!

Công thức ăn dặm cho bé: Các món rau, củ

cho bé ăn rau củ

1. Cháo ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • 1 bắp ngô.
  • 100g gạo tẻ.
  • 1 quả trứng gà ta.

Cách làm:

  • Vo sạch gạo rồi đổ nước vào gạo, ngâm trong 2 giờ cho gạo nở ra.
  • Sau đó đổ gạo vào nồi, cho thêm 1 lít nước đun sôi trong 30-40 phút.
  • Mẹ rửa ngô, tách hạt rồi cho vào máy xay sinh tố. Thêm 100mk nước, xay nhuyễn.
  • Mẹ đập trứng gà ta vào bát, khuấy đều.
  • Sau 30-40 phút, cháo chín nhừ, mẹ trút ngô vào khuấy đều.
  • Cho trứng vào nồi cháo, khuấy đều.
  • Nêm nửa thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê muốn, tắt bếp.
  • Cho 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ vào nồi. Nếu bé ăn được phô mai thì mẹ cho 1 viên phô mai vào khuấy tan, sau đó múc cháo cho bé thưởng thức.

2. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo yến mạch

Nguyên liệu:

  • 50g yến mạch,
  • một củ cà rốt nhỏ,
  • một củ cải đỏ nhỏ,
  • hai nhánh súp lơ.

Cách làm:

  • Cho bột yến mạch ngâm với nước trong 15 phút.
  • Rau cải, cà rốt, củ cải đỏ rửa sạch và thái hạt lựu.
  • Sau đó, cho yến mạch, cà rốt, củ cải đỏ vào nấu chung đến khi nào sôi thì đun nhỏ lửa thêm 10-15 phút.
  • Cuối cùng, mẹ nêm nếm gia vị và cho súp lơ vào nấu chín rồi tắt bếp là hoàn thành công thức ăn dặm cho bé.

3. Súp đậu

Nguyên liệu:

  • Các loại đậu,
  • Nước dùng,
  • Thịt gà băm nhỏ, củ hành thái nhỏ,
  • Hạt nêm gà, muối, cà chua.

Cách làm:

  • Ngâm đậu qua đêm, để ráo.
  • Cho các nguyên liệu ngoại trừ cà chua vào nồi, thêm nước, đun sôi, để liu riu chừng 1 tiếng rưỡi,
  • Cho cà chua vào nấu thêm 15 phút, đậu mềm nhừ.

4. Công thức cho bé ăn dặm: Nấu bơ nghiền sữa

Nguyên liệu:

  • 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 1/4 quả bơ chín.

Cách làm:

  • Bơ chín, rửa sạch, bổ quả bơ theo chiều dọc, tách ra làm đôi, lấy 1/4 quả
  • Dùng muỗng múc phần thịt bơ, cho vào máy xay nhuyễn hoặc tán nhuyễn rồi lọc qua rây, sau đó thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bơ loãng và cho bé thưởng thức.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

5. Cháo hạt sen

Nguyên liệu:

  • 200g thịt gà
  • 100g hạt sen
  • 100g gạo tẻ
  • 50g gạo nếp
  • 30g đậu xanh cà vỏ

Cách làm:

  • Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch ngâm cùng đậu xanh, hạt sen đã làm sạch trong 1 – 2 tiếng để nở mềm. Nếu dùng hạt sen tươi thì cần bỏ hết tâm sen. Còn nếu dùng hạt sen khô thì mẹ cần ngâm qua đêm.
  • Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi luộc hoặc hấp. Sau đó, vớt ra, để nguội và xé nhỏ.
  • Cho gạo, đậu xanh, hạt sen vào nồi nước luộc gà để nấu cháo. Ban đầu đun với lửa lớn, khi sôi thì hạ lửa, đun liu riu trong khoảng 1 tiếng
  • Khi cháo nhừ thì đổ phần thịt gà vào, đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Với bé mới ăn dặm, mẹ có thể cháo vào máy, xay nhuyễn hoặc dùng rây tán mịn rồi đổ vào nồi, nấu sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Múc ra chén và cho bé dùng khi còn ấm.

6. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo rau

Nguyên liệu:

  • Gạo: 40g
  • Củ dền: 20g
  • Khoai tây: 20g
  • Dầu ô liu cho bé ăn dặm

Cách làm:

  • Vo gạo sạch rồi bỏ gạo và nước vào nồi cơm để nấu nhừ thành cháo trắng.
  • Gọt vỏ, rửa sạch khoai tây và củ dền rồi xắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp khoai tây và củ dền vừa cắt vào cháo để tiếp tục nấu cho tới khi tất cả nguyên liệu chín mềm.
  • Cho thêm chút dầu ô liu cho bé để thêm hương vị và đủ dưỡng chất.
  • Khuấy đều, nêm nếm lại rồi cho bé thưởng thức.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

7. Cháo đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 50 gr đậu xanh.
  • Cháo trắng được nấu nhuyễn theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước.
  • 1 viên phô mai nhỏ.

Cách làm:

  • Tùy theo lứa tuổi và khả năng nhai nuốt của trẻ, có thể sơ chế lại tỉ lệ 1:10. Ví dụ, với trẻ 6 tháng mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cần nghiền nhuyễn cháo rồi lọc qua rây nhằm đảm bảo cháo nhuyễn mịn hoàn toàn.
  • Đậu xanh đãi sạch rồi ngâm nước qua đêm. Hôm sau, vo sạch đậu xanh một lần nữa rồi cho vào xửng hấp chín mềm. Sau đó, cho đậu xanh ra bát và dùng thìa để nghiền nhuyễn. Rây đậu xanh qua rây lưới để loại bỏ hết những bã to tránh bé không thể nuốt được.
  • Bắc nồi nước lên bếp, cho ít gạo vào (vừa đủ với lượng bé ăn) quấy cho sôi trên mức lửa nhỏ. Tiếp đến, cho đậu xanh vào và khuấy đều lên. Nếu thấy cháo hơi đặc, mẹ có thể cho thêm một chút nước sôi. Sau khi cháo chín, đổ ra bát ăn dặm.
  • Ngay lúc cháo đang nóng, cho thêm nửa viên phô mai vào bát cháo, khuấy đều đến khi tan là có thể cho bé nhà mình thưởng thức rồi nhé.

8. Công thức cho bé ăn dặm: Cháo cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 2 chén cải bó xôi tươi cắt nhỏ.
  • 4 – 5 ly nước nhỏ.

Cách làm:

  • Đổ nước vào nồi, cho rau vào, đun sôi khoảng vài phút cho đến khi lá rau mềm.
  • Cho rau vào máy xay sinh tố. Thêm một ít nước, xay nhuyễn. Đổ món súp ra bát và cho bé dùng.
  • Vậy là mẹ đã biết thêm một công thức ăn dặm cho bé bồi bổ dinh dưỡng rồi đó!

Lưu ý dành cho mẹ:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho bé.
  • Nướng thịt là cách lưu giữ lại nhiều thành phần dinh dưỡng nhất. Kho, luộc rim hay hầm bằng nồi áp suất sẽ làm cho các chất trong thịt tiết ra ngoài.
  • Khi xay thịt cho bé, nên để thịt nguội, cắt nhỏ khoảng 2-4 cm trước khi xay. Xay thịt nhuyễn mịn, tơi lên rồi mới cho nước hay phần nước còn lại sau khi luộc thịt vào rồi xay tiếp.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có nhiều lựa chọn công thức cho bé ăn dặm để cung cấp dưỡng chất cho con mỗi ngày!