Vậy bà bầu ăn củ dền được không? Đây chắc hẳn là một vấn đề được nhiều bà bầu rất quan tâm phải không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp theo góc độ khoa học trong bài viết dưới đây nhé.
Bà bầu ăn củ dền đỏ được không?
Có bầu ăn củ dền được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé. Hơn nữa, củ dền đỏ còn là một thực phẩm bổ dưỡng và rất lành mạnh đối với các thai phụ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà ăn quá nhiều củ dền trong thai kỳ nhé. Bởi vì, khi bạn ăn quá nhiều củ dền thì lại dẫn đến những tác dụng phụ như sau:
- Gây thiếu canxi: Củ dền có thể gây ra mức canxi thấp trong cơ thể.
- Sỏi thận: Hàm lượng oxalat trong củ dền có thể gây sỏi thận nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Tê liệt dây thanh quản: Nước củ dền có khả năng làm tê liệt tạm thời dây thanh quản.
- Gây mệt mỏi và suy nhược: Hàm lượng nitrat trong củ dền có thể gây mệt mỏi và suy nhược khi mang thai.
- Nước tiểu bị đổi màu đỏ: Tiêu thụ quá nhiều củ dền cũng có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu và phân đổi sang màu đỏ.
- Vấn đề về tiêu hoá: Củ dền có chứa betaine, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
>> Bạn có thể xem thêm: Loại chuối nào tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi?
Nguồn dinh dưỡng có trong củ dền đỏ
Như vậy, bà bầu không những được ăn củ dền đỏ. Khi ăn củ dền, bầu sẽ nhận được các dưỡng chất sau trong 100g thực phẩm:
- Nước: 87.6g
- Năng lượng: 43kcal
- Protein: 1.61g
- Chất béo: 0.17g
- Chất xơ: 2.8g
- Đường: 6.76g
- Canxi: 16mg
- Sắt: 0.8mg
- Magie: 23mg
- Phốt-pho: 40mg
- Kali: 325mg
- Natri: 78mg
- Kẽm: 0.35mg
- Đồng: 0.075mg
- Mangan: 0.329mg
- Selen: 0.7 µg
- Vitamin C: 4.9mg
- Vitamin B1: 0.031mg
- Vitamin B2: 0.04mg
- Vitamin B3: 0.334mg
- Vitamin B5: 0.155mg
- Vitamin B6: 0.067mg
- Folate: 109 µg
- Choline: 6mg
- Betaine: 129 mg
- Vitamin A: 2µg
- Carotene, beta: 20µg
- Vitamin E: 0.04mg
- Vitamin K: 0.2µg
Lợi ích từ củ dền mang đến cho sức khoẻ
Chúng ta đã biết, bà bầu ăn củ dền rất tốt cho sức khoẻ. Vậy bà bầu ăn củ dền có tác dụng gì? Dưới đây là các lợi ích:
- Giảm nguy cơ loãng xương: Trong củ dền có một lượng lớn silica và canxi có thể giữ cho răng và xương của bạn chắc khỏe.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm: Chất chống viêm Betaine có trong củ dền sẽ giúp ngăn ngừa viêm, đau và sưng khớp khi mang thai.
- Bổ sung vitamin C: Hàm lượng Vitamin C trong củ dền hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và tạo tiền đề cho một quá trình mang thai và sinh nở khỏe mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa có trong củ dền có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng khi mang thai.
- Giúp gan khỏe mạnh: Betacyanin có trong củ dền có thể giúp giải độc gan và máu, hỗ trợ loại bỏ axit béo và độc tố khỏi cơ thể để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Củ dền có axit folic giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chúng cũng hỗ trợ phát triển tủy sống và não của bé.
- Điều chỉnh sự trao đổi chất: Củ dền có nhiều kali có thể giúp cân bằng chất điện giải và điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Chúng cũng được biết là duy trì mức huyết áp trong thời kỳ mang thai.
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến khi mang thai có thể dẫn đên mệt mỏi và suy nhược. Do đó, thai phụ phải tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như củ dền đỏ.
- Duy trì lượng đường trong máu: Củ dền có chỉ số đường huyết thấp nên cần nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose và hấp thụ vào máu. Điều này có thể giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn.
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Axit folic có trong củ dền giúp thúc đẩy sự phát triển của các mô khỏe mạnh và sự phát triển của thai nhi. Nó cũng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống bằng cách đảm bảo sự phát triển tối ưu của tủy sống.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn được lá tía tô không? 5 công dụng khiến mẹ bầu phải bất ngờ!
Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ dền
Khi chúng ta đã biết câu trả lời cho vấn đề “bầu ăn củ dền có được không?” Chúng ta cũng cần biết thêm một số lưu ý khi ăn thực phầm này:
- Các cách bổ sung củ dền trong thực đơn: Bạn có thể làm salad với củ dền, xào củ dền với các loại rau, nấu canh củ dền hoặc làm nước ép củ dền…
- Nên ăn củ dền vào tam cá nguyệt thứ hai: Sau khi hết ốm nghén và buồn nôn là lúc bạn có thể bắt đầu thêm củ dền cùng với các loại rau khác vào chế độ ăn uống của mình.
- Không ăn quá nhiều củ dền: Nếu bạn ăn quá nhiều củ dền sẽ dẫn đến tác dụng ngược và mắc một số bệnh như tiêu hoá, mệt mỏi, sỏi thận, liệt dây thanh quản, phân và nước tiểu bị đổi màu…
Một số cách chế biến củ dền trong thực đơn
1. Nước ép củ dền
Chú thích: Bà bầu ăn củ dền được không? Nước ép củ dền có tác dụng gì với bà bầu?
1.1 Thành phần:
- ½ củ dền
- Gừng
- 1 muỗng chanh
- Nước
1.2 Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho củ dền vào máy xay sinh tố, thêm gừng nạo và một ít nước rồi xay nhuyễn.
- Bước 2: Sau đó, bạn lọc hỗn hợp trên rây để lấy nước ép vào ly.
- Bước 3: Thêm một muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều và uống.
[key-takeaways title=””]
Nước ép củ dền có tác dụng gì? Nước ép củ dền giúp vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
[/key-takeaways]
2. Salad củ dền
2.1 Thành phần:
- 1-2 củ dền cỡ vừa (gọt vỏ, luộc chín và cắt khối vuông)
- 1 chén sữa đông
- 4-5 lá cà ri
- 1/2 muỗng cà phê hạt mù tạt
- 1 muỗng canh dầu ăn
- Hạt tiêu đen
- Muối
2.2 Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho củ dền đã luộc chín và sữa đông vào một cái thố lớn.
- Bước 2: Thêm muối và hạt tiêu đen vào, trộn đều.
- Bước 3: Bắt chảo lên bếp chờ nóng và cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, thêm hạt mù tạt và lá cà ri.
- Bước 4: Đợi hỗn hợp sôi trong 10-15 phút, cho hỗn hợp này vào salad đã trộn và đậy nắp lại.
- Bước 5: Sau vài phút, bạn có thể trộn đều hỗn hợp và thưởng thức chúng.
[inline_article id=260088]
Như vậy chúng ta đã biết bà bầu ăn củ dền có được không rồi. Bà bầu ăn củ dền hoàn toàn an toàn và rất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tác dụng ngược.