Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

Kích thước buồng trứng bình thường có quan trọng không? Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của phụ nữ, hỗ trợ sản xuất trứng, thụ tinh và sinh sản. Trong đó, kích thích buồng trứng là yếu tố then chốt, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai.

Nhiều chị em thắc mắc buồng trứng đẹp là sao, kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về cơ quan sinh sản quan trọng này.

Buồng trứng là gì và chức năng của buồng trứng với phụ nữ

Buồng trứng gồm buồng trứng trái và phải, là bộ phận nằm hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé. Bé gái khi chưa đến tuổi dậy thì, buồng trứng thường có bề mặt nhẵn nhụi.

Sau tuổi dậy thì, sự rụng trứng hàng tháng sẽ khiến bề mặt buồng trứng bị rách và ngày càng trở nên sần sùi. Khi phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng sẽ nhẵn nhụi như cũ. 

Cấu tạo buồng trứng gồm có:

  • Hai đầu: đầu tử cung và đầu vòi.
  • Hai mặt: mặt ngoài và mặt trong.
  • Hai bờ: bờ mạc treo và bờ tự do.
Kích thước buồng trứng bình thường
Kích thước buồng trứng bình thường giúp chị em thụ thai và sinh sản dễ dàng hơn

Buồng trứng có hai chức năng là nội tiết và ngoại tiết.

  • Chức năng nội tiết: Buồng trứng sản sinh ra hai hormone sinh dục là estrogen và progesteron. Estrogen có tác dụng duy trì và phát triển các đặc tính sinh dục nữ như tuyến vú, tuyến mỡ, giọng nói, dáng người, tử cung, vòi trứng. Hormone progesterone có nhiệm vụ chính là điều chỉnh sự co bóp ở tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ tinh, đồng thời bảo vệ trứng đã thụ tinh không bị đẩy ra ngoài.
  • Chức năng ngoại tiết: Trung bình một lần trong mỗi tháng, buồng trứng sẽ phóng thích một trứng để hình thành quá trình thụ thai nếu trứng gặp được tinh trùng. Đây chính là hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt ở nữ giới.

>> Bạn có thể xem thêm: Quá trình rụng trứng diễn ra như thế nào và kéo bài bao lâu?

Kích thước buồng trứng bình thường là bao nhiêu?

Nhiều chị em khi đọc các thông số của kích thước buồng trứng trên siêu âm thường thắc mắc buồng trứng đẹp là sao, kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào? Sự thật là kích thước buồng trứng sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong suốt cuộc đời người phụ nữ.

Mỗi bé gái khi sinh ra, buồng trứng sẽ có đường kính tầm 1cm. Ở người trưởng thành, kích thước buồng trứng bình thường sẽ tương đương với thể tích 3 đến 6ml, tức là dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm – 2cm và dày 1cm.

Kích thước buồng trứng bình thường ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Theo nghiên cứu, kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em. Trong độ tuổi sinh sản, nếu kích thước buồng trứng của bạn nhỏ hơn nhiều so với kích thước buồng trứng bình thường thì bạn có thể khó thụ thai hơn do lượng trứng dự trữ thấp hơn trung bình.

Ngược lại, buồng trứng có kích thước lớn bất thường so với trung bình, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của các khối u. Độ dài của buồng trứng có thể lên đến hơn 15cm ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng.

Trong trường hợp này, khả năng thụ thai của chị em cũng sẽ thấp do các vấn đề bệnh lý đã cản trở sự rụng trứng. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra buồng trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

Khi gặp vấn đề hiếm muộn do kích thước buồng trứng, chị em cần thăm khám kịp thời

Các yếu tố tác động đến kích thước buồng trứng

Kích thước buồng trứng sẽ chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố như:

  • Tuổi tác: Tuỳ vào từng độ tuổi, kích thước buồng trứng sẽ có sự khác biệt. Theo y khoa, kích thước buồng trứng đạt con số nhỏ nhất rơi vào giai đoạn trước khi dậy thì và thời kỳ sau mãn kinh. Ở hai thời điểm này, đường kính của buồng trứng khoảng dưới 2cm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Buồng trứng là cơ quan sản sinh trứng và chịu trách nhiệm cho quá trình rụng trứng, hành kinh mỗi tháng. Gần đến ngày rụng trứng, kích thước của buồng trứng sẽ to hơn bình thường, do trứng chín, các nang trứng phát triển đến mức cao nhất để sẵn sàng rụng.
  • Mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, kích thước buồng trứng cũng tăng lên đáng kể do hai hormone estrogen và progesterone được sản sinh rất nhiều.
  • Rối loạn buồng trứng: Nang buồng trứng to hơn bình thường, kích thước buồng trứng tăng lên hay kích thước buồng trứng phải to hơn buồng trứng trái cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Một số nguy cơ có thể kể đến như tình trạng rối loạn buồng trứng, ung thư, u nang trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang hoàn thể.
  • Điều trị vô sinh: Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ mang thai được chỉ định cho các trường hợp vô sinh hoặc hiếm muộn. Đa phần các phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm hormone để kích thích trứng, thúc đẩy quá trình trứng chín và rụng, tạo điều kiện thuận lợi để thụ tinh. Buồng trứng sẽ trở nên to hơn khi được kích thích và trở lại kích thước ban đầu sau khi quá trình rụng trứng kết thúc.
Kích thước buồng trứng bình thường
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em

Mách chị em cách giữ gìn sức khỏe cho buồng trứng

Sức khỏe của buồng trứng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Nhìn chung,  một buồng trứng khỏe sẽ được duy trì trên nền tảng cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, lối sống khoa học.

  • Kiểm soát cân nặng: Chị em nên duy trì cân nặng ở mức ổn định và hợp lý, không nên có sự tăng giảm bất thường trong thời gian ngắn. Tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. 
  • Tập thể dục: Thể dục thể thao đem đến rất nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Bạn hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp với thể trạng và duy trì tập thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống, chất lượng của buồng trứng cũng sẽ được cải thiện.
  • Hạn chế căng thẳng: Bạn cần xây dựng một lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đến mức tối đa căng thẳng, lo âu.
  • Ăn uống đủ chất: Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, chất béo tốt, chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn duy trì sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu chất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc bổ sung nhé.
  • Hạn chế bia rượu, chất kích thích: Rượu, thuốc lá có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, chị em không nên sử dụng các chất kích thích để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.

[inline_article id=219377]

Kích thước buồng trứng bình thường và buồng trứng hoạt động khỏe mạnh là nền tảng để chị em có sức khỏe sinh sản tốt, tăng khả năng thụ thai.

Buồng trứng là cơ quan quan trọng của phụ nữ, vì vậy bạn nên lưu tâm và có kế hoạch thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu bất thường ở bộ phận này nhé.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Đa nang buồng trứng và những điều cần biết

Hội chứng đa nang buồng trứng là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này có thể gây vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các chị em về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé!

Hội chứng đa nang buồng trứng là gì?

Theo bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có thể có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc kéo dài hoặc lượng nội tiết tố nam (androgen) dư thừa. Buồng trứng có thể phát triển nhiều bộ sưu tập nhỏ chất lỏng (nang) và không thể giải phóng trứng thường xuyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS thường phát triển vào khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong tuổi dậy thì. Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS khác nhau như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS.
  • Mức độ nội tiết tố nam tăng cao có thể dẫn đến rậm lông; nổi mụn trứng cá; và có thể bị chứng hói đầu ở nam giới.
  • Buồng trứng của bạn có thể to lên và chứa các nang bao quanh trứng khiến buồng trứng không hoạt động thường xuyên.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao bị hội chứng đa nang buồng trứng?

Nguyên nhân phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng chưa được xác nhận cụ thể. Nhưng theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng là do thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước; kết hợp với một số yếu tố từ môi trường như lối sống, chế độ ăn uống.

Ngoài ra, mức độ nội tiết tố nam (androgen) cao hơn bình thường gây kiểm soát và ngăn buồng trứng phóng thích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, điều này còn có thể gây ra mọc thêm nhiều lông và mụn trứng cá. Đây chính là hai dấu hiệu thường gặp của PCOS.

Bên cạnh đó, việc kháng hormone insulin là khi các tế bào không phản ứng bình thường với insulin. Kết quả là nồng độ insulin trong máu của trở nên cao hơn bình thường. Nhiều phụ nữ mắc PCOS thường bị kháng insulin, đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì; có thói quen ăn uống không lành mạnh; không hoạt động thể chất đầy đủ và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường (thường là bệnh tiểu đường loại 2).

Cách điều trị hội chứng đa nang buồng trứng

Cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ khác nhau tùy theo người phụ nữ đã lập gia đình và chưa lập gia đình. Nguyên tắc chung là thúc đẩy hiện tượng phóng noãn xảy ra. Với những người chưa muốn có thai hoặc chưa lập gia đình, biện pháp đơn giản nhất là dùng thuốc viên ngừa thai nhằm duy trì kinh nguyệt; làm giảm các triệu chứng nam hóa; và để bảo vệ lớp vỏ buồng trứng không bị xơ chai.

Với phụ nữ đã lập gia đình sẽ dùng thuốc kích thích phóng noãn để kích thích trứng phát triển đến một kích thước đủ lớn. Điều này nhằm phá vỏ nang trứng và chui ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật rạch lớp vỏ buồng trứng để tạo điều kiện cho trứng đã lớn có thể dễ dàng đi ra khỏi nang trứng. Tuy nhiên, nếu sau 6 chu kỳ điều trị mà vẫn không hiệu quả, người bệnh hiếm muộn sẽ được tư vấn sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác.

[inline_article id=259199]

Hội chứng buồng trứng đa nang có thai được không?

Nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nghĩ bằng bản thân không thể thụ thai được. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu về vấn đề vô sinh và PCOS cho thấy bệnh nhân PCOS vẫn có thể có thai được. Theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp tăng khả năng mang thai.

1. Giảm cân

Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và cải thiện khả năng sinh sản.

2. Dược phẩm

Sau khi biết được nguyên nhân bạn bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp bạn rụng trứng. Từ đó, bạn vẫn có thể có thai tự nhiên.

3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

IVF có thể là một lựa chọn nếu thuốc chữa hội chứng đa nang buồng trứng không có tác dụng. Trong IVF, trứng của bạn được thụ tinh với tinh trùng của chồng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi vào tử cung của bạn để làm tổ và phát triển. So với chỉ dùng thuốc, IVF có tỷ lệ mang thai cao hơn.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn khi các lựa chọn trên không hiệu quả. Vỏ ngoài của buồng trứng dày lên ở phụ nữ bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Điều này được cho là nguyên nhân ngăn cản quá trình rụng trứng tự phát. Phẫu thuật khoan buồng trứng là bác sĩ sẽ tạo một vài lỗ trên bề mặt buồng trứng với tia laser hoặc một cây kim nhỏ được đốt nóng bằng điện. Phẫu thuật thường phục hồi quá trình rụng trứng, nhưng chỉ trong 6 đến 8 tháng.

[inline_article id=266724]

Hy vọng với thông tin về nguyên nhân và cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ giúp ích cho các chị em. Chúc các chị em sớm có tin vui nhé!