Một trong những dấu hiệu mang thai chị em thường gặp phải là đau bụng. Nhưng đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Bài viết này Marry Baby sẽ giải đáp cho các bạn về vấn đề đau bụng khi mới mang thai. Hãy theo dõi bài viết này ngay nhé.
Nguyên nhân đau bụng khi mới mang thai
Để mang thai, trứng đã thụ tinh phải bám vào niêm mạc tử cung. Sau khi trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng và trở thành phôi nang; nó sẽ bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung. Khi diễn ra quá trình này, một số phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng.
Vì thế, đau bụng khi mới mang thai cũng là một trong những triệu chứng mang thai chị em nên biết. Nhưng bạn cũng nên biết cách phân biệt đau bụng như thế nào là có thai. Phần tiếp theo MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn ngay.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới sau khi quan hệ vài ngày có phải mang thai?
Phụ nữ đau bụng như thế nào là có thai?
Các dấu hiệu mang thai sớm có thể khác nhau ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, có một số chị em sẽ cảm thấy đau bụng khi mới có thai trước. Vậy đau bụng có thai là như thế nào? Khi quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung, bạn sẽ có cảm giác đau bụng nhẹ trong vài ngày.
Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Cùng với cảm giác đau bụng, bạn có thể xuất hiện thêm hiện tượng ra máu báo thai (Implantation bleeding) qua đường âm đạo. Quá trình này sẽ diễn ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.
Để giúp bạn nhận biết đau bụng như thế nào là có thai; thì bạn cần phân biệt được máu kinh báo thai là gì. Bạn có thể nhận thấy một lượng vài giọt máu màu hồng, đỏ hoặc nâu trên quần lót. Lượng máu này sẽ không nhiều như máu kinh nguyệt và không có lẫn các cục máu đông.
Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai là như thế nào?
Đôi khi bạn sẽ khó phân biệt được dấu hiệu đau bụng kinh nguyệt và đau bụng có thai là như thế nào. Dấu hiệu để phân biệt hai dạng đau bụng này là sự chờ đợi các dấu hiệu thông báo tiếp theo của cơ thể.
1. Đau bụng kinh nguyệt sẽ như thế nào?
- Cơn đau sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng dưới.
- Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đạt đỉnh điểm trong 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và giảm dần sau 2 đến 3 ngày tiếp theo.
- Cơn đau có thể sẽ lan xuống lưng dưới và đùi của bạn.
- Sau khi đau bụng được 1-3 ngày, bạn sẽ thấy máu kinh nguyệt ra với lượng như những chu kì khác.
- Bạn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như buồn nôn, đi phân lỏng, đau đầu và chóng mặt.
>> Bạn có thể xem thêm: Để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn chị em chỉ cần ghi nhớ 5 bí quyết sau
2. Đau bụng có thai là như thế nào?
- Cơn đau bụng khi mới có thai sẽ có cảm giác đau lâm râm, âm ĩ. Bạn có thể cảm thấy rõ hơn khi hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế…
- Tuy nhiên, lượng máu chảy ra từ âm đạo chỉ có vài giọt và không có lẫn các cục máu đông.
- Máu có thể có màu hồng, đỏ hoặc máu nâu tùy vào cơ địa của từng người.
- Bạn sẽ có các dấu hiệu mang thai sớm như đau ngực, chậm kinh, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,…
>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?
Cách giảm đau bụng có thai là như thế nào?
Nếu bạn đã biết đau bụng như thế nào là có thai; thì cũng cần biết cách giảm đau bụng khi mới có thai. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:
1. Cách giảm đau bụng khi mang thai qua chế độ dinh dưỡng
- Bạn cần uống vitamin có chứa axit folic trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ các nhóm chất như rau củ quả, thịt cá, trứng, sữa…
- Uống nước đủ 2 lít mỗi ngày.
2. Cách giảm đau bụng khi mang thai qua chế độ sinh hoạt
- Thay đổi tư thế mỗi khi cảm thấy đau bụng khi có thai.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe khi mang thai như đi bộ, yoga…
- Đặt một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn lên chỗ đau.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái.
Các dấu hiệu đau bụng mới mang thai bất thường
Đôi khi đau bụng có thể là các dấu hiệu bất thường khi mang thai. Vậy sự bất thường khi đau bụng có thai là như thế nào?
1. Mang thai ngoài tử cung (Ectopic pregnancy)
Khi trứng được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung cũng có thể gây ra dấu hiệu đau bụng khi mới có thai. Ngoài ra, bạn sẽ có thêm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung như chậm kinh, âm đạo tiết máu màu nâu, đau bụng dưới ở một bên, đau ở đầu vai và khó chịu khi đi tiểu tiện, đại tiện.
>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!
2. Sảy thai (Miscarriage)
Sảy thai có thể diễn ra trong tháng thai kỳ đầu tiên. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sảy thai gồm chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hoặc lưng dưới. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy mô thai nhi xuất ra từ âm đạo. Khi thấy các dấu hiệu sảy thai này bạn cần đến bệnh viện ngay nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe
3. Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary tract infections)
Khi mang thai bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu hơn bình thường. Dấu hiệu của bệnh lý là đau bụng dưới và đi tiểu buốt. Nhiễm trùng đường tiểu là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Vì thế, bạn cần khám và chữa bệnh ngay đừng để bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ.
Cần làm gì khi có dấu hiệu đau bụng bất thường
Khi bạn nhận biết các dấu hiệu khi đau bụng có thai là như thế nào; bạn phải làm gì? Khi đó, bạn cần phải giữ bình tinh và thu xếp đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp y khoa để chẩn đoán nguyên nhân đau bụng.
Sau khi đã có kết quả đau bụng bất thường khi có thai, bác sĩ sẽ có hướng để chữa trị cho bạn. Trong quá trình điều trị và sau khi kết thúc điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bác sĩ. Vì điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
[inline_article id=312532]
Như vậy, bạn đã biết cách phân biệt đau bụng như thế nào là có thai rồi phải không? Khi bạn cảm nhận thấy cơn đau bụng lâm râm, âm ĩ kèm xuất hiện máu báo thai. Bạn hãy dùng que thử thai để kiểm tra xem bản thân đã có thai hay chưa. Và để có kết quả chính xác hơn, bạn có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu thử thai nhé.