Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

Đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Đau bụng tiền kinh nguyệt thường diễn ra từ 1 đến 2 tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu. Do đó, nhiều chị em nhầm lẫn các cơn đau bụng này là đau bụng do mang thai.

Bởi vì chúng có khá nhiều điểm tương đồng cho nên nhầm lẫn này là chuyện bình thường. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn phân biệt  nhé!

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai

Chỉ cần tinh ý một tí, bạn sẽ phân biệt được phân biệt đau bụng kinh và có thai khác nhau chỗ nào. Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai như sau:

1. Về triệu chứng

Triệu chứng đau bụng kinh là đau  co thắt vùng bụng dưới, quặn từng cơn. Thường sẽ bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước kỳ kinh và đau bụng đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó, các cơn đau sẽ giảm dần và biến mất khi kỳ kinh kết thúc.

Người bị đau bụng kinh thường kèm theo các triệu chứng như đau lan vùng lưng, đùi, khó chịu vùng bụng, dạ dày, gây buồn nôn, phân lỏng,… Đôi khi còn bị chuột rút trước kỳ kinh nguyệt từ 1 đến 2 ngày.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai khác hoàn toàn đau bụng kinh. Bụng đau lâm râm, đau lệch về một phía, đau nhiều khi đứng lâu hoặc đau khi hắt hơi,… Tình trạng này thường diễn ra trong những tuần đầu thai kỳ, mục đích là báo hiệu thai đang làm tổ do đó triệu chứng xảy ra khi bạn đã bị trễ kinh.. Kèm theo đó là cảm giác bụng dưới tưng tức mà không rõ nguyên nhân.

Đau bụng kinh chỉ diễn ra trong vài ngày trước chu kỳ kinh

2. Về nguyên nhân

Nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh là do tử cung co bóp để làm bong tróc,thải ra nội mạc tử cung ,trong khi hành kinh. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung và đau bụng kinh là kết quả của quá trình này.

Ngoài ra, nguyên nhân đau bụng kinh còn bắt nguồn từ một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,, viêm nhiễm phụ khoa,…

Đau bụng khi có thai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân không đáng lo như táo bón, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,… Thế nhưng, nếu trong thời kỳ mang thai đau bụng dữ dội,quặn từng cơn thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho những trường hợp xấu như sảy thai, dọa sinh non, rau bong non,…

Sự khác nhau giữa đau bụng kinh và đau bụng khi mang bầu

Trên thực tế, khó có thể phân biệt đau bụng kinh và có thai khi mà bạn chưa lập gia đình. MarryBaby sẽ giúp bạn! Sự khác nhau giữa đau bụng kinh và có thai dựa trên các yếu tố: lượng máu kinh mà máu báo thai, cảm xúc, kích thước vòng 1,…

1. Lượng máu có kinh và máu báo thai

Mang thai có chảy máu không? Có, tùy cơ địa mỗi người. Máu báo thai có màu nâu hoặc hồng nhạt, lượng máu ra ít, chỉ đủ thấm đáy quần lót một vài giọt và thời gian có máu báo thai diễn ra trong 1 đến 3 ngày.

Ngược lại, máu kinh ra nhiều trong những ngày đầu chu kỳ và giảm dần vào cuối chu kỳ. Hơn nữa, máu kinh thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, thời gian ra máu kéo dài từ 5 đến 7 ngày, gấp đôi thời gian ra máu báo thai.

 đau bụng kinh và đau bụng có thai
Máu báo thai thường ra ít và có màu nâu sẫm

2. Cảm xúc thất thường

Thay đổi cảm xúc là điều thường gặp khi mang thai hoặc có kinh nguyệt. Nhưng khi mang thai, cảm xúc thay đổi thất thường có thể kéo dài từ lúc mang bầu đến khi sinh con.

Còn khi “rụng dâu”, cảm xúc này sẽ biến mất khi kết thúc chu kỳ. Cho nên người ta thường nói con gái “sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa có sương mù rải rác” là như thế.

3. Khi đau bụng kinh, buồn nôn đến sớm hơn

Bạn tin không, đau bụng kinh và đau bụng có thai đều có cảm giác buồn nôn. Khi đến tháng, cảm giác buồn nôn có dấu hiệu không rõ rệt, có người bị có người không. Và thường biến mất khi chu kỳ kinh kết thúc.

Ngược lại, buồn nôn khi mang thai thường kéo dài và có thể chỉ kết thúc khi đến tháng thứ 12,, tức tháng thứ 3 thai kỳ.đôi khi kéo dài cả thai kỳ  Cho nên, bạn chỉ cần để ý ngày hành kinh tháng trước và tháng này là có thể biết đâu là đau bụng kinh đâu là đau bụng có thai.

4. Chuột rút sẽ tự khỏi khi đau bụng kinh

Phụ nữ mới mang thai thường không bị chuột rút, triệu chứng này chỉ bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Vì khi đó, thai nhi phát triển và đè nặng vào vùng chậu gây nên hiện tượng chuột rút. Với bạn nữ bị chuột rút trước hoặc trong kỳ kinh sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày.

Chuột rút do đến tháng sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày

5. Size ngực khi mang thai sẽ to dần, không tự nhỏ lại như khi có kinh

Phụ nữ thường bị đau và căng tức ngực khi đến kỳ kinh nguyệt. Đến những ngày cuối chu kỳ, hormone progesterone giảm xuống giúp size ngực dần trở về kích thước ban đầu.

Đối với phụ nữ có thai có thể cảm nhận kích cỡ bầu ngực nhỉnh hơn bình thường. Thế nhưng, ngực của bạn sẽ càng ngày càng tăng, không có dấu hiệu nhỏ lại. Kèm theo đó là cảm giác đau nhức và nặng nề.

Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng thai kỳ tại nhà

Khi phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng có thai, bạn có thể chọn cách giảm đau phù hợp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người có thai và người không có thai cũng khác nhau. Nếu bạn đang mang thai, nên tìm hiểu về chế độ ăn uống hàng ngày cho mẹ bầu nhé!

1. Đối với người bị đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Thay vào đó, nên tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chườm nước ấm lên bụng để giảm đau. Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin E, vitamin nhóm B, axit béo Omega-3 và magie để làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

2. Đối với người đau bụng do có thai

Đối với người đau bụng do có thai trong những tháng đầu, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây để cắt cơn đau. Hơn nữa, đây là thời gian nhạy cảm khi mang bầu nên mẹ cần ăn uống kỹ lưỡng, kiêng kỵ những loại thực phẩm có thể gây sảy thai sớm như rau ngót, đu đủ xanh, rau răm,… Bạn có ăn thêm chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước cho cơ thể.

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau hoàn toàn. Bạn chỉ cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn dù chỉ là dấu hiệu hoặc những triệu chứng nhỏ nhất. Hơn nữa, mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm, cho nên bạn cần kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu xảy ra.