Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung

Cơn gò bụng là hiện tượng gì khi mang thai? Xuất hiện các cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng cơn gò bụng (cơn gò tử cung) là gì?

Cơn gò bụng là gì? Các cơn gò bụng thực tế chính là các cơn co thắt tử cung khi mang thai. Cơn gò tử cung xuất hiện trong chuyển dạ là hiện tượng các cơ trong tử cung co thắt lại và sau đó giãn ra để làm mở cổ tử cung, giúp em bé di chuyển xuống ống sinh, hỗ trợ đẩy em bé ra ngoài. 

Các cơn co thắt tử cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ khó có thể cảm nhận được chúng sớm trong thai kỳ. Bạn chỉ có thể cảm nhận rõ khi các cơn co thắt này trở nên mạnh hơn, đều đặn hơn và có cảm giác đau khi chuyển dạ.

Hiện tượng gò tử cung khi mang thai được chia thành 2 loại và được phân biệt như sau:

Cơn gò tử cung chuyển dạ Cơn gò sinh lý – Chuyển dạ giả (Braxton Hicks)
Mức độ nguy hiểm Quá trình chuyển dạ thực sự xảy ra, gây thay đổi độ mở cổ tử cung và tiến triển ngôi thai, cần nhập viện để chờ sinh.  Không phải là chuyển dạ thực sự, không làm thay đổi cổ tử cung. Đây là cách cơ thể hay tử cung bạn luyện tập dần cho ngày lâm bồn
Mức độ cơn đau Các cơn co thắt thường mạnh hơn, đau hơn và tăng lên về cường độ đau. Cảm giác căng chặt tử cung, cơn đau lan ra từ lưng đến bụng, sờ thấy bụng gò cứng. Bạn thường thấy bụng căng lên nhưng không thấy đau, đôi khi đau nhẹ nhưng sẽ hết khi thay đổi tư thế.
Thời gian cơn gò kéo dài Kéo dài từ 30 – 90 giây, càng gần đến thời gian chuyển dạ thì khoảng thời gian giữa 2 cơn co thường rút ngắn Thường kéo dài khoảng 30 giây
Tần suất các cơn gò Càng đến lúc chuyển dạ thì cơn co thắt ngày càng dày đặc hơn, thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò càng rút ngắn (mỗi cơn gò có thể cách nhau 5 phút, sau giảm dần xuống còn 2 phút/1 lần). Các cơn co thắt không lặp lại đều, không thường xuyên và không tăng cường độ
Sự thay đổi của các cơn gò  Không giảm đi và không biến mất dù bạn đã uống nước, nghỉ ngơi, hoặc vận động Chúng biến mất khi bạn uống đủ nước, nghỉ ngơi, đi bộ hoặc thay đổi tư thế

Nếu muốn rõ hơn về cách phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dạ thật – giả để biết khi nào cần nhập viện, khi nào không thì mẹ có thể đón đọc thêm bài viết: Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết

Xuất hiện cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh?

Vậy khi xuất hiện các cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh? Dựa vào bảng phân biệt cơn gò tử cung sinh lý và cơn gò tử cung chuyển dạ thì cơn gò bụng liên tục gây đau, xuất hiện dày đặc, không giảm khi thay đổi tư thế chính là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như ra chất nhầy hồng âm đạo, ra huyết hay ra nước. 

Như đã đề cập, các cơn co thắt xuất hiện để giúp cổ tử cung giãn mở ra. Do đó, những cơn co thắt tử cung này sẽ xuất hiện liên tục cho đến khi cổ tử cung giãn ra khoảng 10cm đủ rộng để em bé chào đời.

Các cơn co thắt tử cung có thể giống như một làn sóng bắt đầu từ đỉnh tử cung và di chuyển xuống phía dưới. Nếu đặt tay lên bụng trong những cơn co thắt, bạn sẽ cảm thấy bụng mình cứng lại khi co thắt tử cung và sau đó mềm ra khi cơn co thắt kết thúc.

>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh để đẻ thường nhẹ tênh

Hình ảnh gò bụng liên tục sắp sinh khiến mẹ bầu bị đau dữ dội
Hình ảnh gò bụng liên tục báo hiệu sắp sinh khiến mẹ bầu bị đau dữ dội

Các cơn gò tử cung báo hiệu sắp sinh có cảm giác như thế nào?

Mỗi người phụ nữ sẽ trải qua các cơn co thắt tử cung theo những cách khác nhau. Có người bắt đầu cảm nhận cơn gò giống với cảm giác như đau bụng kinh hoặc đau bụng dưới. Cũng có người bị đau lưng âm ỉ không thuyên giảm hoặc đau ở đùi trong rồi chạy dọc xuống chân. Dần dần, mẹ bầu sẽ có những cảm giác mạnh hơn:

  • Đau nhức hoặc co thắt dữ dội ở bụng dưới, cảm giác căng chặt ở vùng tử cung
  • Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần? Lúc đầu, các cơn gò thưa có thể hơn 10 phút 1 cơn, sau có thể tăng dần và xuất hiện gần nhau hơn. Các cơn gò cuối cùng có thể kéo dài tới 1,5 phút và xuất hiện liên tục cứ sau 2 đến 3 phút.

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Bạn cần làm gì khi bị gò bụng liên tục?

Xuất hiện gò bụng liên tục có phải sắp sinh và cần phải làm gì?
Xuất hiện gò bụng liên tục có phải sắp sinh và cần phải làm gì?

Khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện không phải lúc nào bạn cũng cần đến bệnh viện. Như đã đề cập, nếu chỉ là các cơn gò chuyển dạ giả (tức chưa có quá trình chuyển dạ bắt đầu và cổ tử cung chưa mở), nếu mẹ bầu có đến bệnh viện vì nghĩ mình sắp sinh thì bác sĩ cũng khuyên gia đình nên về để nghỉ ngơi và theo dõi tiếp.  

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện các cơn co thắt tử cung kèm theo những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Vỡ nước ối (lưu ý thời gian, màu sắc và lượng chất lỏng). Bạn có thể xem thêm về dấu hiệu vỡ ối cùng dấu hiệu vỡ ối non vì đây là 2 dấu hiệu nguy hiểm. 
  • Có thể kèm ra máu âm đạo
  • Cơn gò xuất hiện liên tục, các cơn co thắt trở nên đau đớn, xuất hiện đều đặn và ngày càng dày đặc
  • Thai nhi tụt xuống phần xương chậu
  • Việc bị đau đầu và buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi các cơn gò khi chuyển dạ diễn ra. Bạn cũng có thể cảm thấy nôn ói, ớn lạnh, nóng ran, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi, thậm chí là muốn đi đại tiện.
  • Xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, nếu quá trình này diễn ra nhanh chóng và bạn nghĩ rằng mình có thể không đến bệnh viện kịp thời thì nên gọi cấp cứu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

[inline_article id=282393]

Như vậy bạn đã biết cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh không rồi phải không? Các cơn gò xuất hiện liên tục chính là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, cần phân biệt cơn gò chuyển dạ giả và thật để kịp thời đến bệnh viện. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ lo lắng cho sức khỏe bản thân, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ còn lo lắng thêm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mọi sự biến đổi của cơ thể, dù nhỏ cũng có thể làm mẹ lo lắng.

Đặc biệt, bụng bầu căng cứng khó chịu hay bà bầu bị cứng bụng dưới là một trong những thay đổi nhiều mẹ gặp phải nhất. Vì sao vậy? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Nguyên nhân bụng bầu căng cứng khó chịu và cách khắc phục

Bụng bầu căng cứng khó chịu, bầu cứng bụng dưới có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Bụng bầu căng cứng khó chịu vì tử cung lớn dần

Mang thai 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên hầu hết các mẹ sẽ không cảm nhận được. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn lên để thích nghi với thai nhi.

Sự phát triển mỗi ngày một lớn của thai nhi trong tử cung sẽ làm tăng tạo áp lực lên bàng quang, trực tràng và thành bụng, hiện tượng bầu cứng bụng dưới lúc này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn.

Bụng bầu căng cứng khó chịu thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3
Bụng bầu căng cứng khó chịu thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3

2. Bụng bầu căng cứng khó chịu do khung xương thai nhi phát triển

Thai nhi nằm gọn trong tử cung ngày một lớn dần cũng chính là nguyên nhân làm bụng bầu căng cứng khó chịu. Lúc này, khung xương của thai nhi đang bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước.

Vì vậy, mỗi lần bé cử động hay quẫy đạp, mẹ bầu sẽ thường cảm nhận những cơn gò nhẹ rất rõ. Đừng quá lo mẹ nhé! Những cơn gò cứng bụng lúc này là dấu hiệu cho thấy con yêu đã cứng cáp hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

3. Cân nặng của mẹ cũng góp phần khiến bà bầu bụng căng cứng

Không chỉ có nguyên nhân từ thai nhi, việc bà bầu bị căng tức bụng dưới cũng có thể do mức cân nặng của bà bầu. Mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng bị căng cứng sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng mập hơn.

Một số mẹ bầu sẽ chỉ thực sự cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân nhiều hơn vào khoảng thời gian này.

bà bầu bị căng cứng bụng do tăng cân

4. Bầu cứng bụng dưới do táo bón

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi.

Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý hay chính sự chèn ép của tử cung lên trực tràng sẽ gây ra nguy cơ mắc một số rối loạn đi cầu như táo bón. Đó chính là lý do vì sao bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn.

Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bụng bầu căng cứng khó chịu đấy nhé!

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

5. Tâm trạng thay đổi khiến bụng bầu căng cứng khó chịu

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày nữa. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bụng bầu căng cứng khó chịu diễn ra.

Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, bạn nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất.

Mỗi ngày bạn nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh đó bạn.

[key-takeaways title=””]

Trên đây là những nguyên nhân làm mẹ cảm thấy căng cứng khó chịu nhưng là sinh lý, tuy nhiên, nếu triệu chứng trầm trọng hơn thì có thể đó là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

[/key-takeaways]

Bà bầu bị căng cứng bụng cần làm gì?

Bên cạnh những cách hạn chế tình trạng bụng căng cứng khi mang thai phù hợp với từng nguyên nhân đã nêu ở phần trên, bạn cũng nên thực hiện thêm các lưu ý dưới đây.

  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe thai kỳ, ví dụ như tập yoga, đi độ…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, trò chuyện vui vẻ nhiều hơn với chồng và người thân.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ
  • Tránh xa các hóa chất gây hại mà ngày thường bạn thường sử dụng như thuốc uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay
  • Hạn chế các hoạt động tiếp xúc với hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay.
bụng bầu căng cứng khó chịu
Tâm trạng thoải mái giúp cải thiện tình trang bụng bầu căng cứng khó chịu

Bụng bầu bị căng cứng có sao không?

Bụng bầu bị căng cứng có sao không? Bà bầu bị căng tức bụng dưới không phải là trường hợp nguy hiểm. Song nếu mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng và đau ở vùng bụng dưới, đau lưng dưới, dịch âm đạo bất thường…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

[inline_article id=174320]

Thực tế, bụng bầu căng cứng khó chịu là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra do tâm trạng thay đổi, cân nặng hoặc do tình trạng táo bón. Mẹ bầu không cần quá lo nếu gặp phải những cơn gò cứng bụng nhẹ. Chỉ khi triệu chứng bụng căng cứng đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…, mẹ bầu nên sắp xếp đến bệnh viện để kiểm tra sớm.