Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất và tỷ lệ sảy thai theo tuần tuổi ra sao?

Để thai kỳ diễn ra tốt đẹp, bạn cần biết thời gian nào dễ bị sảy thai nhất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sảy thai tự nhiên có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bạn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Sảy thai tự nhiên là gì?

Trước khi tìm hiểu thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa sảy thai tự nhiên là gì nhé. Sảy thai tự nhiên (miscarriage hay early pregnancy loss) là tình trạng mất thai sớm trước 20 tuần của thai kỳ. Vậy thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất?

Hầu hết trong 100 thai phụ bị sẩy thai thì tỷ lệ sảy thai theo tuần chiếm tỷ lệ như sau:

Đôi khi, còn có nhiều thai phụ bị sảy thai trước khi biết mình mang thai. Dưới đây là những thông tin về tỷ lệ sảy thai từ tuần thứ 3-20 của thai kỳ.

1. Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ

Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ có tỉ lệ rất cao trong các trường hợp mang thai
Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ có tỉ lệ rất cao trong các trường hợp mang thai

Vào tuần thứ 3 kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt trước đó, trứng đã được thụ tinh sẽ bắt đầu làm tổ trong tử cung của người vợ. Đến tuần thứ 4 tiếp theo, bạn đã có thể thử thai tại nhà và nhận được kết quả dương tính rồi.

Hầu hết, phụ nữ không thể nhận biết được được mình đã mang thai trong giai đoạn này; mặc dù các dấu hiệu thụ thai đã xuất hiện từ từ rồi. Trong giai đoạn 3-4 tuần tuổi, tỷ lệ sảy thai khá cao chiếm khoảng 50-70% các trường hợp mang thai.

Bên cạnh tìm hiểu về tình trạng sảy thai 4 tuần tuổi; bạn có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi nhé.

2. Tuần thứ 5 thai kỳ

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Tuần thứ 5 của thai kỳ cũng là thời gian bạn dễ bị sảy thai nhất. Trong đó, tỷ lệ thai phụ bị sảy thai trong tuần thứ 5 của thai kỳ chiếm 21,3% các trường hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai sinh hóa – Làm gì để giúp mẹ mau chóng bình phục?

3. Tuần thứ 6-7 thai kỳ

Hình ảnh thai 6-7 tuần. Sảy thai trong 7 tuần đầu chiếm tỉ lệ 5% trong số ca mang thai
Hình ảnh thai 6-7 tuần. Sảy thai trong 7 tuần đầu chiếm tỉ lệ 5% trong số ca mang thai

Vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ, bác sĩ có thể nhận biết được tim thai thông qua siêu âm khi bạn đi khám thai. Tuy nhiên, tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn này có sự thay đổi rất đáng kể chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi bên cạnh tình trạng sảy thai 7 tuần để có thêm kiến thức về thai kỳ.

4. Tuần 8-13 của thai kỳ

Giai đoạn từ tuần 8-13 thai kỳ, tỷ lệ sảy thai chỉ chiếm khoảng 2-4% số trường hợp.

5. Tuần 14-20 của thai kỳ

Từ giữa tuần 13-20 của thai kỳ nguy cơ sảy thai chỉ còn 1%. Giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn và không còn lo lắng nhiều về sảy thai nữa. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để thai kỳ được khoẻ mạnh nhé.

>> Bạn có thể xem thêm:  Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời điểm vàng mang thai trở lại

Tỷ lệ sảy thai theo tuổi của người mẹ

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai từ 20-35%
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai từ 20-35%

Chúng ta vừa điểm qua những mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên, tuổi của người mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sảy thai tự nhiên. Dưới đây là tỷ lệ sảy thai được đối chiếu theo tuổi của người mẹ.

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%.
  • Phụ nữ ở độ tuổi 35-45 có nguy cơ sảy thai là 20-35%.
  • Phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ sảy thai lên tới 50%.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, một số phụ nữ đã từng bị sảy thai trước đó dù ở bất cứ độ tuổi nào thì tỷ lệ có thể sảy thai chiếm khoảng 25% (tỷ lệ chỉ cao hơn một chút so với người chưa từng sảy thai trước đó).

[/key-takeaways]

Các yếu tố khác dẫn đến sảy thai tự nhiên

Bên cạnh các mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các yếu tố cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai tự nhiên dưới đây:

  • Tuổi tác: Nếu bạn trên 35 tuổi thì có nguy cơ sảy thai cao hơn người trẻ.
  • Thiếu cân hoặc thừa cân: Cân nặng cũng có liên quan đến nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Đã từng sảy thai: Nếu bạn đã từng sảy thai một hoặc nhiều lần trước đó thì sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe người mẹ: Trong một số trường hợp, người mẹ bị mắc một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến sảy thai như bệnh tiểu đường không được kiểm soát, nhiễm trùng, gặp vấn đề về nội tiết tố, vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung, bệnh tuyến giáp, béo phì,…
  • Hút thuốc, uống rượu, caffeine và dùng chất kích thích: Những người hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn những người không hút thuốc. Ngoài ra, việc bạn sử dụng nhiều caffeine, rượu bia hoặc chất kích thích trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. 
  • Vấn đề về gen hoặc nhiễm sắc thể: Hầu hết các trường hợp sảy thai là do bản thân thai nhi có bất thường về gen, chọn lọc tự nhiên đánh giá thai nhi sẽ không phát triển bình thường và đào thải. Khoảng 1/2 – 2/3  số ca sảy thai trong ba tháng đầu có liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể thừa hoặc thiếu. Khi trứng và tinh trùng kết hợp tức là quá trình kết hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của ba và mẹ được diễn ra, nếu một trong hai bộ có ít hoặc nhiều nhiễm sắc thể hơn bình thường thì có thể dẫn đến sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Dấu hiệu sảy thai tự nhiên bạn cần biết

Dấu hiệu sảy thai tự nhiên bạn cần biết

Sau khi tìm hiểu các yếu tố cũng như thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; có lẽ bạn sẽ muốn biết rõ hơn các dấu hiệu sảy thai để kịp thời đến bệnh viện. Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần lưu ý:

  • Đau bụng
  • Tim đập nhanh
  • Đau ở vùng xương chậu hoặc lưng dưới, đau quặn bụng dưới, đau tăng dần lên, nằm nghỉ ngơi không đỡ.
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu, có thể ra nhiều như máu hành kinh, có lẫn máu cục (đôi khi dấu hiệu này không xuất hiện ở một số người)

[key-takeaways title=”Lưu ý:”]

Với tình trạng ra máu âm đạo trong ba tháng đầu thai kỳ vẫn có thể tiếp tục thai kỳ khỏe mạnh nếu bạn đến bệnh viện và được bác sĩ can thiệp kịp thời. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn không nên tự ý điều trị hay ngại tâm lý không dám đến bệnh viện, sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

[/key-takeaways]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất. Thời gian dễ bị sảy thai nhất là 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Do đó, bạn cần phải cẩn thận và duy trì một lối sống lành mạnh để thai kỳ được khoẻ mạnh nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Chạy nhảy có làm sảy thai? Mẹ thường vận động mạnh cần lưu ý!

Trừ một số trường hợp đặc biệt được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị, hoạt động thể lực nhẹ vừa phải được khuyến khích vì cho thấy nhiều lợi ích đối với thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì chị em vẫn nên cẩn thận khi chạy bộ trong thai kỳ, đặc biệt là chạy nhảy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

Chạy bộ chậm và nhẹ nhàng thường an toàn đối với đa số mẹ bầu nếu bác sĩ không yêu cầu mẹ hạn chế vận động. Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không? Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chạy bộ hoặc tập thể dục trong thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh non nếu bản thân thai kỳ đó không có sẳn các vấn đề. Tuy nhiên, chạy nhảy (hành động này bao gồm cả cường độ và tốc độ cũng như có sự tương tác của các lực khá mạnh) vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mẹ vẫn nên thận trọng và tốt nhất là không nên chạy nhanh, vận động mạnh hoặc chạy đường dài khi mang thai.

Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào trong thai kỳ nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, cổ tử cung ngắn… hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.

Chạy bộ khi mang thai có thể gây những rủi ro nào? 

Chạy bộ có thể gây khá nhiều áp lực lên các khớp của bạn. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các khớp sẽ bắt đầu lỏng lẻo hơn. Do đó, mẹ bầu chạy bộ sẽ có nguy cơ chấn thương cao hơn so với người không mang thai.

Nói cách khác, dù bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không nhưng vẫn nên thận trọng khi chạy bộ hay thực hiện bất kỳ hoạt đọng thể lực nào trong thai kỳ để tránh những sự cố ngoài ý muốn.

1. Trước khi mang thai bạn không quen chạy nhảy

Do trước đây, bạn chưa từng hoạt động mạnh và không hay chạy bộ thì các khớp của bạn sẽ không quen với tác động của việc chạy bộ. Vì thế khi mang thai bạn không nên chạy bộ nhé. Nhưng thay vào đó bạn có thể thực hiện đi bộ, đạp xe chậm tại chỗ hoặc bơi lội.

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai tự nhiên có đau bụng không và dấu hiệu thường gặp là gì?

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?
Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

2. Trước khi mang thai bạn thường xuyên chạy bộ và vận động mạnh

Nếu bạn đã quen với việc chạy bộ và muốn duy trì điều này khi mang thai; thì việc chạy nhảy có thể còn mang đến lợi ích cho tim và phổi của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn duy trì cường độ tập luyện ở mức chậm và vừa phải, tránh gắng sức vì có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
  • Đừng quên khởi động và hạ nhiệt trước cũng như sau khi tập thể dục.

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không; bạn cũng có thể tham khảo tất tần tần những điều liên quan đến việc sảy thai sớm trên MarryBaby nhé.

Mẹ bầu là vận động viên chạy nhảy có làm sảy thai không?

Nếu là vận động viên, bạn có thể tiếp tục tập luyện trong thai kỳ nếu bác sĩ đồng ý. Tuy nhiên, bạn cần nói chuyện với huấn luyện viên về việc mang thai để giảm bớt cường độ tập luyện.

Hơn nữa, bạn hãy nhớ luôn ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và tránh để cơ thể cảm thấy quá nóng. Nếu bạn bị đau, khó chịu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào; thì hãy dừng tập luyện ngay. Và bạn hãy tránh cố gắng quá sức và cần nghỉ ngơi khi bụng bầu to lên.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ?

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ

Để tránh nguy cơ bị chấn thương khi chạy bộ,  bạn cần lưu ý những điều sau đây để luôn an toàn cho thai kỳ:

  • Sử dụng đường chạy bộ hoặc máy chạy bộ: Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro so với việc chạy trên đường.
  • Chạy trên mặt đất bằng phẳng: Khi bụng của bạn lớn dần, khả năng giữ thăng bằng có thể bị ảnh hưởng do trọng tâm thay đổi. Vì vậy bạn nên chạy trên mặt đất bằng phẳng để giảm nguy cơ té ngã.
  • Hãy tập trung vào kỹ thuật, không nên chạy nhanh: Bạn chỉ nên chạy chậm ở mức vừa phải, nếu mệt thì cần ngồi xuống nghỉ ngơi, không nên ép bản thân cố gắng chạy.
  • Khi chạy nên tập trung: Khi chạy bộ, bạn không nên nói chuyện. Hãy chọn những nơi đường thông thoáng để tránh xao nhãng vấp té.
  • Không nên nghe nhạc trong khi chạy: Điều này giúp bạn tập trung khi chạy và nghe được tiếng còi xe từ đằng sau
  • Uống nước khi chạy bộ đúng cách: Theo các chuyên gia, bạn nên uống khoảng 250 – 300 ml nước trong vòng 30 phút trước và sau buổi chạy bộ.
  • Chuẩn bị trang phục chạy bộ: Mang giày thể thao và mặc áo ngực thể thao khi chạy bộ.
  • Chạy dưới thời tiết mát mẻ: Tránh chạy dưới trời nóng khi mang thai; nhất là trong 12 tuần đầu tiên. Vì trời quá nóng có thể gây hại cho thai nhi.
  • Chạy bộ đường ngắn, khi mệt cần nghỉ ngơi

Mẹ bầu chạy bộ trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý gì?

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể thấy rằng tốc độ chạy của mình chậm lại do bụng bầu ngày càng lớn hơn. Khi ấy, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy đang kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi nhé.

Mặc dù khi bạn mang thai việc chạy nhảy không có sảy thai, nhưng khi bạn nhận thấy có bất kỳ cơn đau bất thường nào khi chạy thì hãy ngừng tập và đến bệnh viện khám sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Như vậy bạn đã biết chạy nhảy không có làm sảy thai. Ngược lại, việc tập luyện và chạy bộ trong thai kỳ lại mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi bạn gặp các dấu hiệu bất thường hoặc đau bụng thì hãy dừng lại và đi khám sức khỏe ngay nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

6 Dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu và nguyên nhân do đâu?

Vì thế, các mẹ bầu cần thuộc nằm lòng các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu thường gặp. Điều này không giúp cứu thai kỳ thoát khỏi biến cố đang xảy ra nhưng sẽ tránh được những tai biến đáng tiếc. Hãy theo dõi bài viết của MarryBaby để hiểu hơn về sảy thai là gì và các biện pháp phòng tránh.

Nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu

Để nhận biết được dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu, bạn cần hiểu các nguyên nhân sảy thai là gì. Dưới dây là các nguyên nhân thường gặp:

  • Phôi thai không phát triển: Nhiễm sắc thể chứa gen xác định đặc điểm riêng của thai nhi phát triển sai lệch hoặc đột biến. Sảy thai vì lí do này là sự chọn lọc tự nhiên để tránh sinh ra những cá thể không khoẻ mạnh.

Ngoài ra, nguyên nhân sảy thai cũng xuất phát từ sức khỏe của người mẹ như:

  • Nhiễm trùng
  • Bệnh tuyến giáp
  • Các vấn đề về nội tiết tố
  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát
  • Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung

>> Bạn có thể xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non

Dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai, khi bạn gặp các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu dưới đây thì nên đến bệnh viện ngay.

1. Chảy máu âm đạo

Âm đạo có thể xuất hiện vài đốm máu hoặc chảy máu nhiều và dai dẳng. Đây là dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu thường gặp nhất. Màu máu có thể thay đổi từ hồng, đỏ tươi đến nâu. Lượng máu chảy nhiều nhất trong vòng 3 – 5 giờ đầu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau.

2. Dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu: Đau bụng dưới

Trong 3 tháng đầu, đôi khi bạn vẫn có thể có những cảm giác khó chịu vùng bụng dưới là điều bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau bụng dưới nhiều từng cơn, kiểu co thắt thì có thể là dấu hiệu sảy thai.

3. Mất triệu chứng thai nghén

Nếu trong 3 tháng đầu, bạn đang phải đối mặt với các triệu chứng ốm nghén nặng. Nhưng các triệu chứng này lại giảm đột ngột. Điều này có thể là triệu chứng sảy thai sớm.

4. Dấu hiệu sảy thai 3 tháng: Que thử thai 1 vạch

Ở giai đoạn đầu, nếu bạn thử thai cho kết quả dương tính, nhưng sau đó, bạn thử thai lại thì nhận kết quả âm tính. Đây có thể là thai kỳ ngưng tiến triển sớm hoặc triệu chứng sảy thai sớm mà bạn không phát hiện được.

5. Đau bụng kèm chảy máu âm đạo

Đau bụng có thể kèm theo ra huyết, đây là 2 dấu hiệu thường thấy nhất của sảy thai.

6. Dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu: Dịch âm đạo bất thường

Trong suốt thai kỳ, âm đạo thường xuất hiện nhiều dịch nhờn giúp “cô bé” thêm ẩm ướt. Nhưng nếu dịch âm đạo có màu hồng hoặc kèm theo cục máu đông thì có thể là dấu hiệu sảy thai tự nhiên đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm

Những nguy cơ dẫn đến sảy thai

Bên cạnh dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu; bạn cũng nên cảnh giác các nguy cơ dẫn đến sảy thai theo National Health Service (Dịch vụ Y tế Anh Quốc):

  • Hút thuốc.
  • Phụ nữ bị béo phì.
  • Lạm dụng rượu bia.
  • Phụ nữ ngoài 35 tuổi.
  • Sử dụng thức uống nhiều caffein.
  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần.
  • Dùng các chất kích thích như ma túy.
  • Hít phải khói thuốc hoặc khói phương tiện giao thông.
  • Một bệnh nhiễm trùng như rubella, viêm âm đạo, HIV, giang mai, da liễu, chlamydia, ngộ độc thực phẩm.
  • Sử dụng một số loại thuốc như misoprostol, retinoids, methotrexate, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – chẳng hạn như ibuprofen.
  • Một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường không kiểm soát, huyết áp cao, lupus, bệnh thận, bệnh về tuyến giáp, hội chứng kháng phospholipid (APS).

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Cần làm gì khi có dấu hiệu sảy thai?

Khi bạn nhận biết các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu thì nên đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ cần thực hiện các việc như:

  • Thăm khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng sảy thai có thể đang diễn tiến
  • Siêu âm kiểm tra lại vị trí thai và sinh tồn thai cũng như đặc điểm xuất huyết quanh túi thai

Khi thụ thai lại thì cần chú ý điều gì để không sảy thai nữa?

Khi bạn đã biết các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu, thì nên lưu ý những việc sau khi muốn thụ thai lại.

  • Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
  • Uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai đặc biệt là acid folic và trong khi mang thai.
  • Sảy thai bao lâu thì mang thai lại được? bạn có thể có thai lại ngay khi trứng rụng và bạn đã sẳn sàng.
  • Nếu bạn đã sảy thai ba lần liên tiếp, hãy hỏi bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cơ bản.
  • Sau sảy thai bao lâu thì quan hệ được? Thời điểm tốt nhất để vợ chồng quan hệ trở lại là khi bạn đã sẳn sàng về mặt sức khoẻ và tâm lý, thường là 2 – 3 tuần sau sảy thai.

[inline_article id=294052]

Như vậy, bạn đã nhận biết các dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu. Trong quá trình mang thai, nếu bạn gặp các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, mất triệu chứng thai nghén… thì nên đến bệnh viện ngay nhé.