Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Mẹ bầu cần cảnh giác!

Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu; theo chia sẻ của bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ. Với phụ nữ mang thai sẽ có sức đề kháng yếu. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề về bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh này không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ảnh hưởng đến động vật.

Nhìn chung, đây là một bệnh nhẹ gây ra cho một số trẻ sẽ bị sốt; đau họng; mệt mỏi; và nổi mụn nước gây khó chịu. Bệnh chân tay miệng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn. Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo tiếp phần bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; chúng ta cần nhấn biết các dấu hiệu tay chân miệng. Theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc chia sẻ các dấu hiệu tay chân miệng như sau:

  • Bệnh chân tay miệng bắt đầu với những mụn nước là những chấm nhỏ màu đỏ; sau đó trở nên vết loét.
  • Các nốt phồng rộp xuất hiện bên trong má, lợi và hai bên lưỡi; cũng như trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, đôi khi có thể nhìn thấy mụn nước ở vùng quấn tã.
  • Các vết phồng rộp thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Đôi khi, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ; đau họng; mệt mỏi; đi ngoài ra máu; và có thể bỏ ăn trong một hoặc hai ngày.
  • Rất hiếm khi enterovirus có thể gây ra các bệnh khác ảnh hưởng đến tim; não; màng não; và tủy sống (viêm màng não); phổi hoặc mắt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không?

Cũng theo Bộ Y tế New South Wales ở Úc, Các loại virus gây bệnh tay chân miệng rất phổ biến; và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh chân tay miệng có thể lây lan dễ dàng và nhanh chóng trong các hộ gia đình, đặc biệt là ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không? Nhiều người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với người bệnh cũng có thể lây; thậm chí có người không có xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một tài liệu nào chứng minh rõ ràng về nguy cơ xấu đối với thai nhi khi mắc bệnh tay chân miệng. Nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS) khuyến cáo; mẹ bầu cũng nên cẩn thận tránh bị lây nhiễm bệnh. Bởi vì các lý do sau:

  • Khi bị sốt cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai; mặc dù trường hợp này rất hiếm.
  • Mắc bệnh tay chân miệng ngay trước khi sinh; có nghĩa là em bé sinh ra đã mắc bệnh này ở mức độ nhẹ.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không

Khi đã biết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không; mẹ cần biết cách phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y tế New South Wales ở Úc.

  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; sau khi lau mũi; hoặc thay tã cho trẻ sơ sinh; hoặc quần áo bẩn.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và các vật dụng vệ sinh cá nhân. Chẳng hạn như: khăn tắm, bàn chải đánh răng; quần áo; giày và tất.
  • Giặt kỹ quần áo bẩn và rửa sạch bất kỳ bề mặt; hoặc đồ chơi nào có thể đã bị nhiễm bẩn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có nguy hiểm không?

  • Nếu nhà có trẻ em bị nhiễm bệnh chân tay miệng, phụ huynh nên dạy trẻ cách ho. Dùng khăn giấy che miệng khi hắt hơi. Ho vào khuỷu tay sẽ tốt hơn ho vào tay.
  • Vứt ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Sau khi ho hoặc hắt hơn, hãy rửa tay; hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn; hoặc khăn lau kháng khuẩn để làm sạch tay.
  • Đặc biệt, phụ huynh nên giữ trẻ bị bệnh ở nhà khi không khỏe.

[inline_article id=163519]

Hy vọng bài viết bệnh tay chân miệng có lây cho bà bầu không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

Những tháng ngày lẫm chẫm biết đi; lóng ngóng học cách cầm thìa chỉ còn là kỷ niệm. Đứa trẻ ngày ấy vụt chốc trở thành cậu bé, cô bé 3 tuổi đầy thấu cảm. Đứa trẻ 3 tuổi tâm lý biết khi nào mẹ buồn để kịp hỏi han, an ủi “Sao mẹ buồn thế?”. Những nhọc nhằn nối tiếp nhọc nhằn nhưng lòng mẹ không khỏi tan chảy trước tấm lòng bé thơ.

Đặc biệt, ở giai đoạn bé 3-4 tuổi; con đạt được những cột mốc quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả tính cách lẫn thể chất.

Sự phát triển của bé 3 tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 3 tuổi

Trong khoảng thời gian 36 đến dưới 48 tháng, chỉ số cân nặng và chiều cao của con như sau:

  • Cân nặng của bé gái dao động khoảng 13,9-16,1kg. Cân nặng của bé trai có nhỉnh hơn, trong khoảng 14,3-16,3kg. 
  • Chiều cao bé gái khoảng 95,1-102,7cm. Chiều cao bé trai khoảng 96,1-103,3cm.

Mẹ có thể tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO (Tổ chức y tế thế giới) để biết khi nào các chỉ số của con ở mức cần “lưu ý”. Hay nói cách khác, đó là khi cân nặng và chiều cao của bé ở mức “giới hạn dưới”. Một trường hợp hợp nữa là bé có nguy cơ thừa cân khi trọng lượng vượt mức “giới hạn trên”.

2. Các mốc phát triển thể chất quan trọng của bé 3 tuổi

Sự phát triển thể chất của bé 3 tuổi mẹ cần lưu ý đó là:

  • Em bé 3 tuổi của mẹ không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Đơn giản vì con không còn bị giới hạn khả năng vận động như trước. 
  • Bé có thể lên xuống cầu thang mỗi chân một bước không cần tay vịn.
  • Biết đá, ném và bắt bóng.
  • Đạp được xe 3 bánh.
  • Leo trèo một cách thành thạo.
  • Đứng một chân tối đa 5 giây.
  • Đi tiến hoặc đi lùi một cách dễ dàng.
  • Cúi xuống mà không bị ngã.
  • Biết mặc và cởi quần áo; đặc biệt bé đã biết cài và mở khuy áo.
  • Có thể nhìn và bắt chước vẽ đường thẳng, vòng tròn. 
  • Biết viết một số chữ cái in hoa.
  • Biết vẽ người từ 2-4 bộ phận.
  • Biết sử dụng kéo dành cho trẻ nhỏ.
  • Biết lật sách.
  • Xây dựng được tháp từ 4 khối trở lên.
  • Có thể vặn và mở nắp đậy.

3. Bé 3 tuổi và sự phát triển ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển ngôn ngữ? Mẹ hãy chú ý:

  • Nếu trước đây con ít nói thì ở giai đoạn bé 3-4 tuổi, mẹ sẽ thấy con nói rất nhiều. 
  • Bé biết giới thiệu tên và tuổi của mình, nói được tên và tuổi của bố, mẹ.
  • Nói được khoảng 250-300 từ.
  • Biết gọi tên hầu hết các món đồ quen thuộc.
  • Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.
  • Nói được câu từ 5-6 từ và nói được câu hoàn chỉnh trước 4 tuổi.
  • Phát âm bớt ngọng nghịu, dễ nghe hơn.
  • Biết hát và kể chuyện.
  • Có thể mô tả chính xác những gì trẻ nhìn thấy, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

4. Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển về nhận thức

Bé 3 tuổi muốn biết mọi thứ. Đó là lý do con thường xuyên hỏi hỏi “tại sao” như: “Tại sao bầu trời có màu xanh?”, “Tại sao con chim lại có lông?”. Ngoài việc hỏi “tại sao?” mọi lúc mọi nơi, bé 3 tuổi còn biết làm gì? Trẻ biết:

  • Gọi tên chính xác các màu sắc cơ bản.
  • Làm theo mệnh lệnh từ 2-3 hành động.
  • Nhận thức về giới tính của mình.
  • Nhận thức được thời gian trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối.
  • Hiểu được khái niệm đếm và có thể đếm được những số đơn giản.
  • Phân loại các vật theo hình dạng và màu sắc.
  • Trả lời các câu đố phù hợp với lứa tuổi.
  • Khả năng tưởng tượng phong phú, biết đóng các vai khác nhau khi chơi trò giả vờ.
  • Nhớ được tình tiết câu chuyện và kể lại chính xác.

Các mốc phát triển của bé 3 tuổi

5. Tâm lý trẻ 3 tuổi: Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục

– Khủng hoảng tuổi lên 3 và một số diễn biến tâm lý tuổi lên 3 khác

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ phải tiếp tục đối mặt với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Ở giai đoạn 3-4 tuổi, tâm lý trẻ 3 tuổi không chỉ trở nên độc lập hơn về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm. Bé 3 tuổi không còn khóc nhiều hay lo sợ khi đi mẫu giáo. Tâm lý trẻ 3 tuổi thường tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và hay hờn dỗi, thậm chí một số trẻ 3 tuổi còn có tâm lý phản ứng như khóc lóc, lăn lộn,vật vã để đòi cho được một thứ đồ chơi gì đó… 

Hầu như, ở đứa trẻ nào cũng có những phản ứng như vậy, chỉ khác nhau là ít hay nhiều. Tâm lý trẻ 3 tuổi hay ăn vạ, hờn dỗi như vậy một phần là để được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình; hai nữa là để nhận được sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ hay mọi người xung quanh. Nếu như cha mẹ có cách ứng xử phù hợp; giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi và đứa trẻ 3 tuổi có thể phát triển với tâm sinh lý bình thường.

Trong quá trình mở rộng vòng tròn xã hội và phát triển tâm lý trẻ 3 tuổi; bé biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè và bắt đầu tìm kiếm những cách đơn giản để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn.

Ngoài ra, với sự phát triển tâm lý, bé 3 tuổi còn biết:

  • Thể hiện tình cảm với bạn bè, người thân bằng đủ mọi cung bậc cảm xúc vui, buồn, giận, dữ…
  • Hiểu khái niệm “của tôi”, “của bạn”, “của họ”…
  • Trí tưởng tượng của bé 3 tuổi phát triển quá mức. Điều đó không chỉ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo trong trong học tập, chơi đùa mà còn làm trẻ hình thành những nỗi sợ hãi phi thực tế, chẳng hạn như tin rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo.

– Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

  • Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình.
  • Cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.
  • Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán.
  • Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc.
  • Hiểu và thông cảm cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ để trở thành cha mẹ thấu cảm

6. Các vấn đề thường gặp ở bé 3 tuổi

– Các bệnh thường gặp ở bé 3 tuổi

Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần khi cho trẻ đi học mẫu giáo. Việc hòa nhập vào môi trường mới đông đúc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống dễ làm trẻ mắc các bệnh sau:

– Dấu hiệu tay chân miệng của bé 3 tuổi

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Loét miệng, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Nếu mẹ thấy những dấu hiệu trên ở bé 3 tuổi, mẹ hãy cho bé đi thăm khám bác sĩ ngay nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chữa cho bé 2-3 tuổi bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé 3 tuổi

1. Gợi ý lịch sinh hoạt của bé 3 tuổi

Gợi ý mẫu thời gian biểu 1 cho bé 1 – 3 tuổi
  • 07:00 – Thức dậy
  • 07:00 hoặc 07:30 – Ăn sáng
  • 09:30 – Cho bé ăn nhẹ nếu bé có nhu cầu
  • 10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 11:00 hoặc 12:00 – Ăn trưa
  • 14:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
  • 15:30 – Ăn nhẹ
  • 17:30 – Ăn tối
  • 18:30 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Ngủ

Gợi ý mẫu thời gian biểu 2 cho bé 1 – 3 tuổi

  • 07:00 -Thức dậy
  • 07:00 hoặc 07:30 – Ăn sáng
  • 09:00 – Cho bé ăn nhẹ nếu bé có nhu cầu
  • 11:00 – Ăn trưa
  • 12:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 15:30 – Ăn vặt
  • 17:30 – Ăn tối
  • 18:30 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Ngủ

2. Dinh dưỡng giúp bé 3 tuổi khỏe mạnh

Với bé 3 tuổi, việc thay đổi môi trường sinh hoạt do đi học có thể làm nhiều bé bệnh triền miên. Vì vậy, khi chăm sóc bé ở nhà, mẹ lưu ý:

  • Thực đơn bé 3 tuổi cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất, đặc biệt không thể thiếu rau xanh, trái cây.
  • Nếu trẻ không ăn sáng ở trường thì bữa sáng ở nhà phải đầy đủ dinh dưỡng vì cung cấp năng lượng hoạt động cho cả ngày dài. 
  • Nếu bé không thích ăn rau thì thay bằng loại củ hoặc trái cây con thích. Nên cho trẻ ăn trực tiếp hơn là uống nước ép vì như vậy sẽ nhận được nhiều chất bổ, chất xơ hơn.
  • Cần cho bé uống đủ nước. Nhiều bé 3 tuổi đi học nhút nhát không dám tự lấy nước uống sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ nên tạo mối liên kết với cô giáo để nắm tình hình bé ở trường cũng như nhờ cô trợ giúp thêm, đặc biệt là về chuyện ăn uống của bé.
  • Nếu con thường xuyên bệnh vặt, hãy cho bé đi khám và nhờ bác sĩ cho con bổ sung thêm vitamin nếu cần.

>> Mẹ xem thêm: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

[inline_article id=295613]

2. Hoạt động giúp cho bé phát triển lành mạnh

Nhằm giúp bé 3 tuổi khéo tay hơn, thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh; chuẩn bị cho quá trình học viết chữ; mẹ có thể gợi ý cho con các trò chơi như nặn đất sét, tập vẽ, tô màu; hoặc cho trẻ phụ mẹ nhồi bột khi nướng bánh, xay tiêu khi nấu ăn…

Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 3 tuổi, mẹ hãy làm những điều sau cho bé:

  • Đọc sách cho bé 3 tuổi nghe mỗi ngày.
  • Dành thời gian chơi với trẻ 3 tuổi; thường xuyên trò chuyện, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bé và giúp con thể hiện cảm xúc.
  • Cho phép con đưa ra những chọn lựa đơn giản như mặc gì, ăn gì.
  • Đừng làm thay cho con; hãy để trẻ tự lập như tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Dạy bé 3 tuổi đếm các phép tính cơ bản, hát các bài hát đơn giản.
  • Tạo điều kiện để bé chơi với những đứa trẻ khác. Khi chơi cùng, hãy để chúng tự giải quyết xung đột, mẹ chỉ can thiệp khi cần thiết. Như vậy sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề.

3. Dạy bé 3 tuổi về giới tính

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Bé 3 tuổi đã biết nhận thức về cơ thể, bắt đầu tò mò về sự khác biệt của mình với trẻ khác. Hãy dạy con gọi tên các bộ phận trên cơ thể một cách tự nhiên, chính xác.

Giúp con hiểu vùng nào là “vùng riêng tư” (những bộ phận mà đồ tắm che đậy), không cho bất kỳ ai chạm vào cũng như định hướng cho trẻ biết tôn trọng bản thân. Mẹ xem thêm thông tin về bộ phận sinh dục bé traibộ phận sinh dục bé gái.

>> Mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Cách dạy cho trẻ theo độ tuổi

4. Dạy bé bảo vệ bản thân

Dạy bé bảo vệ bản thân

Trẻ 3 tuổi cần biết làm gì? Đây cũng là độ tuổi trẻ cần phải biết đối phó trong những tình huống thiếu an toàn và nguy hiểm. Muốn được như vậy, mẹ cần dạy bé 3 tuổi:

  • Biết họ tên đầy đủ của bé, của bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ.
  • Không nhận bất kỳ đồ vật gì từ người lạ.
  • Nhờ người lớn giúp đỡ khi cần, nên nhờ ai, dấu hiệu nhận dạng họ, chẳng hạn những người mặc đồng phục hoặc đeo huy hiệu…
  • Không ai có thể yêu cầu con giữ bí mật với cha mẹ.
  • Không ai được phép chạm vào “vùng riêng tư” của con.
  • Không ai có thể yêu cầu con nhìn, chạm vào “vùng riêng tư” của họ.

5. Bé 3 tuổi thể hiện tính cách gì qua những trò chơi?

Trẻ mẫu giáo thường biểu hiện những cảm xúc phức tạp khi chơi đùa với búp bê, đồ chơi hình khối, xe hơi hoặc các loại đồ chơi khác. Ví dụ, sau khi phải đi khám bệnh về, trẻ có thể sẽ sắp xếp những con gấu bông của mình thành hàng để tiêm thuốc.

Thậm chí khi chứng kiến một vụ tai nạn xe hơi ngoài đời thực hay trên truyền hình, trẻ có thể sẽ tái hiện lại qua việc đập nát các xe tải đồ chơi bằng cách va đập chúng với nhau. Việc đập phá đồ chơi có vẻ như biểu hiện nổi loạn, nhưng mẹ không nên can thiệp ngay lúc đó mà cần theo dõi và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bé có thể đang tiếp thu những trải nghiệm mới và bộc lộ qua việc chơi. 

Nếu bé 3 tuổi không có biểu hiện nào khác ngoài hành vi bạo lực khi chơi; mẹ cần kiểm tra lại trẻ đã xem gì trên truyền hình, máy tính hoặc liệu trẻ có từng tiếp xúc với bạo lực trong cuộc sống thực không. Ở độ tuổi này, các tin tức buổi tối, phim hoạt hình hoặc phim ảnh có thể phát huy ảnh hưởng tuyệt đối với trẻ.

Bé 3-4 tuổi chỉ nên xem tivi, máy tính, điện thoại tối đa 1 tiếng mỗi ngày và mẹ cần chọn lọc chương trình phù hợp khi cho bé xem.

6. Điều chỉnh hành vi của bé 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi làm gì biết tự điều chỉnh hành vi. Do đó mẹ sẽ nhận thấy càng hối thúc trẻ chỉ thấy tác dụng ngược lại, giống như “nước đổ lá khoai”? Càng thúc giục chỉ càng khiến trẻ lúng túng và làm mọi thứ chậm hơn bình thường.

Trong những tình huống này, mẹ thử dỗ dành bé bằng một trò chơi hoặc thi đua như: “Hai mẹ con mình sẽ thi xem ai mang giày nhanh hơn nào?” hoặc “Chúng ta sẽ chạy đua tới chỗ có cái xe hơi đó, nào, sẵn sàng chưa, bắt đầu”. Sau đó, mẹ vờ làm chậm hơn bé một chút để bé thích thú và nhanh nhẹn hơn vào những lần sau.

7. Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Mẹ nên đảm bảo mẹ đang giao tiếp với trẻ theo cách mẹ mong muốn được đáp lại từ con hay kỳ vọng trẻ sẽ đối xử với người khác tương tự.

Có thể mẹ đang tạo ra rất nhiều tình huống để trẻ bắt chước mà không nhận ra điều này

  • Những lúc mẹ nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là mẹ đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.
  • Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách mẹ dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.
  • Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc mẹ dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.
  • Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mẹ đang dạy trẻ cách phân chia công việc.
  • Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc mẹ nổi trận lôi đình.
  • Mẹ hãy nhớ rằng trẻ luôn quan sát và mô phỏng rất nhanh những điều học được từ người lớn.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Lời khuyên của bác sĩ để bé 3 tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé: Các dấu hiệu chậm phát triển

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào xuất phát điểm lúc sinh ra, điều kiện nuôi dưỡng, các yếu tố di truyền… Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển sau thì mẹ cần cho bé đi khám để được can thiệp kịp thời:

  • Không biết ném bóng, nhảy tại chỗ, đạp xe 3 bánh.
  • Hay té ngã và gặp khó khăn đi lên xuống cầu thang, 
  • Không biết cầm bút chì, chì màu để tô, vẽ.
  • Không biết nói câu nhiều hơn 3 từ, không biết cách dùng đại từ xưng hô như ‘tôi”, “bạn”.
  • Không xếp được 4 khối chồng lên nhau và không biết cầm các vật nhỏ.
  • Không chơi với trẻ khác và không tương tác với người lạ.
  • Không thể kiểm soát sự tức giận.
  • Không hiểu những yêu cầu đơn giản.
  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Không biết bắt chước hoặc chơi trò giả vờ.
  • Kháng cự việc mặc quần áo, đi ngủ và vệ sinh.

2. Cách chăm sóc bản thân cho mẹ của bé 3 tuổi

Ngoài việc hiểu thêm về bé 3 tuổi, mẹ cũng cần biết về cách chăm sóc cho chính mình:

  • Vận động cơ thể: Mẹ hãy cố gắng duy trì vận động thể chất một cách nhất quán, ít nhất tập từ 3 đến 4 lần trong tuần; với thời gian cho mỗi lần tập ít nhất là 30 phút.
  • Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ. Mẹ hãy dành vài phút để lên kế hoạch về những thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh mỗi tuần để có thể tạo ra những bữa ăn nhanh chóng, lành mạnh và dễ dàng.
  • Duy trì sự kết nối: Đừng để lịch trình bận rộn vắt kiệt thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Hãy cố gắng lên lịch để kết nối thường xuyên với bạn đời hoặc bạn bè.
  • Chăm sóc sức khỏe: Mẹ sẽ không để con mình bỏ lỡ lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm — vì vậy đừng để sức khỏe của chính mình sa sút! Hãy lên lịch kiểm tra sức khỏe hàng năm, làm các xét nghiệm thích hợp, tiêm phòng cúm và kiểm tra thị lực. Và đến nha sĩ để khám và làm sạch răng hàng năm.
  • Ưu tiên giấc ngủ: Các bà mẹ thường bị cuốn vào tâm lý “làm xong việc trước khi trẻ thức dậy”. Nhưng các bà mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ. Hãy tránh xa thức ăn, rượu, những cuộc trò chuyện gây khó chịu về mặt cảm xúc và các chất kích thích trước thời gian ngủ.
  • Giữ kết nối với chính mình: Là một người mẹ, thật dễ dàng để đánh mất bản thân trong những thói quen của cuộc sống gia đình: giặt là, chuẩn bị bữa ăn, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp, v.v. Hãy để lại một phần cho bản thân, hãy theo đuổi sở thích. Chúng ta luôn phát triển trong suốt cuộc đời của mình và duy trì kết nối với những đam mê là điều giúp chúng ta sống trọn vẹn và vui vẻ.

Cũng như trẻ ở bất kỳ giai đoạn nào, bé 3 tuổi luôn cần mẹ nhẹ nhàng, gần gũi và tâm lý trong quá trình chăm sóc. Đặc biệt, hiểu được sự phát triển của trẻ 3 tuổi sẽ giúp mẹ nuôi dạy con nhẹ nhàng hơn.