Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

15 mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt hiệu quả

Chính vì thế, cha mẹ nên bỏ túi những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt dưới đây. Nhưng trước tiên, cha mẹ nên nắm một vài dấu hiệu khi nào trẻ mọc răng.

1. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Cha mẹ có thắc mắc tại sao mỗi lần mọc răng bé lại hay khóc rất nhiều không? Nguyên nhân là do khi mọc răng, bé sẽ đi kèm theo nhiều nhiều dấu hiệu và triệu chứng “khó ở” khiến bé nhà mình phải khó chịu.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng:

  • Phát ban trên mặt.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Khó khăn trong việc ăn uống.
  • Phần má vùng răng mọc bị sưng lên.
  • Trẻ chảy nước miếng nhiều, trẻ thích cắn đồ vật.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, thường là dưới 38 độ C.
  • Trẻ đau, ngứa nướu và sưng đỏ khu vực răng mọc.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng tiêu hoá : tiêu lỏng, són phân, biếng ăn,…

Trong các dấu hiệu trên, nướu sưng và ngứa là nguyên nhân chính khiến bé mỗi lần mọc răng bị đau và khó chịu. Chính vì thế cha mẹ hãy áp dụng những mẹo giúp bé mọc răng không đau, không khó chịu và tránh tình trạng khó khăn trong ăn uống.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

2. Mẹo giúp bé mọc răng không đau

[key-takeaways title=”15 mẹo giúp bé mọc răng không đau”]

  1. Massage nướu cho trẻ.
  2. Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé.
  3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.
  4. Khử trùng đồ chơi của trẻ.
  5. Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh.
  6. Cho bé uống nhiều nước.
  7. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  8. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  9. Cho bé ngủ đủ giấc.
  10. Vệ sinh nước dãi của bé.
  11. Ôm ấp động viên bé.
  12. Cho bé uống thuốc giảm đau.
  13. Sử dụng lá hẹ.
  14. Dùng đậu xanh.
  15. Dùng quả na.

[/key-takeaways]

2.1 Massage nướu cho trẻ

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Mẹo giúp bé mọc răng không đau đầu tiên chính là massage vùng nướu, lợi bị đau cho bé. Trẻ mọc răng thường có cảm giác đau và nhức ở nướu. Vì vậy, mẹ nên tìm cách xoa dịu nướu để giảm cảm giác đau.

Các mẹ nên sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.

Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.

2.2 Dùng khăn lạnh để làm dịu nướu cho bé

Mẹo giúp bé mọc răng không đau tiếp theo là dùng khăn lạnh chườm chỗ nướu bị đau của bé. Cha mẹ nên lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào nước lạnh; vắt thêm cho đến khi khăn gần hết nước thì cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông. 

Khi khăn đã được làm lạnh, cha mẹ hãy gấp khăn lại và đưa cho bé nhai hoặc chườm ở chỗ nướu bé bị đau. Mẹo giúp bé mọc răng không đau này sẽ làm bé dễ chịu bằng cách xoa dịu nướu. 

Nếu không dùng khăn, cha mẹ có thể dùng khăn bông hoặc vải có họa tiết gân. Trong quá trình dùng khăn lạnh, cha mẹ nên quan sát bé để tránh mọi nguy cơ bé bị nghẹt thở. 

2.3 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé

Mẹo giúp bé mọc răng không đau
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Cách giảm đau khi trẻ mọc răng là gì? Trong thời gian mọc răng, bé dễ bị có mùi trong miệng, viêm nướu và bị vi khuẩn tấn công nướu cũng như răng miệng. Chính vì thế việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng; giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh về nướu và răng miệng của bé.

Để áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách vệ sinh răng miệng, cha mẹ có thể đánh răng cho trẻ với kem và bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Nếu bé còn quá nhỏ, cha mẹ cũng có thể dùng khăn mùi xoa nhúng nước muối sinh lí hoặc ít kem đánh răng dùng cho bé để lau lợi và răng.

2.4 Cất đồ chơi của trẻ

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ dễ bị ngứa nướu nên hay thích gặm đồ chơi hoặc gấu bông. Những món đồ chơi và gấu bông này nếu để bé ngậm phải sẽ dễ khiến răng miệng bé nhiễm trùng, càng khiến nướu bé đau hơn. 

Chính vì thế, mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là mẹ nên cất toàn bộ đồ chơi, gấu bông của bé rồi cất vào tủ. Có như vậy bé mới không tinh nghịch mà ngậm đồ chơi. 

Mẹ cũng có thể cho bé ngậm núm vú giả đã qua khử trùng nếu bé ngứa nướu quá nhé.

2.5 Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh

Ăn thực phẩm mềm, mát lạnh
Cho bé ăn thực phẩm mềm, mát lạnh là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Khi mọc răng, trẻ bị đau nhức nướu nên việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn và bé cũng biếng ăn hơn. 

Mẹo giúp bé ăn uống không đau trong giai đoạn mọc răng chính là cho bé ăn những món ăn mềm như súp, cháo, rau củ xay nhuyễn,…

Đặc biệt, mẹ có thể cho bé ăn các món ăn vừa mềm vừa mát lạnh như sinh tố trái cây. Vì đồ ăn mát có thể làm dịu cơn đau nướu và đau răng của bé. 

2.6 Cho bé uống nhiều nước

Khi mọc răng, cơ thể bé dễ bị nóng, sốt. Việc nhiệt độ cơ thể tăng sẽ khiến bé khó chịu và đau đớn. Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt đó là cho bé uống nhiều nước.

Mẹ có thể bổ sung nước suối, nước lọc, nước ép trái cây tươi,… cho bé đều được. Kết hợp với mặc đồ thoáng mát, nhiệt độ phòng mát mẻ; theo dõi sát nhiệt độ cơ thể của bé để hạ sốt kịp thời.

Ngoài ra, khi mọc răng, bé cũng có thể bị tiêu chảy và dẫn đến mất nước. Việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

2.7 Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Một mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt khác chính là tăng cường hệ miễn dịch để bé mau khỏi sốt và tránh khỏi sự tấn công từ vi khuẩn khoang miệng. 

Cha mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé bằng cách:

  • Cho bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ đầy đủ.
  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi, bổ sung cho bé vitamin, khoáng chất, sữa chua, cho bé vận động thường xuyên, ngủ đủ…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

2.8 Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Trẻ trong giai đoạn mọc răng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để răng mau mọc cũng như tăng cường sức khỏe cho bé.

Những chất dinh dưỡng bé cần được bổ sung trong giai đoạn mọc răng bao gồm:

  • Canxi( phô mai, sữa chua, hải sản, trứng, sữa,…);
  • Vitamin D3 (ngũ cốc, phô mai, dầu gan cá, lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá ngừ.);
  • MK7 (đậu tương lên men, thực phẩm chức năng bổ sung,…);
  • Vitamin C (súp lơ, ớt chuông, khoai tây, quả mọng,…);
  • DHA (Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, tôm, cua,…).

2.9 Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng trẻ quấy khóc đêm. Chính vì thế, một mẹo giúp bé mọc răng không đau chính là đi ngủ và ngủ đủ giấc. 

Để giúp bé ngủ ngon, cha mẹ có thể:

  • Cho bé bú đủ trước khi ngủ.
  • Cho bé vận động vào ban ngày.
  • Bật nhạc nhẹ nhàng khi bé ngủ.
  • Massage cho bé trước khi đi ngủ.
  • Nên tắt ngay tivi và ôm hôn bé nhiều hơn.
  • Đảm bảo không gian êm ái yên tĩnh; nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng thích hợp không quá sáng giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

2.10 Vệ sinh nước dãi của bé

Mọc răng thường đi kèm với chảy nhiều nước dãi, điều này càng khiến bé dễ phát ban do nước dãi tích tụ trên hoặc xung quanh mặt của trẻ. Phát ban không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn làm da bé nhạy cảm hơn. 

Mẹo giúp bé mọc răng không đau da mặt là lau sạch nước dãi thừa trên mặt trẻ. Điều này sẽ ngăn ngừa kích ứng mọc răng do phát ban da ngứa, khó coi. Bạn cũng có thể cho bé mặc yếm khi đang mọc răng vì trẻ thường chảy dãi và làm ướt quần áo. 

2.11 Ôm ấp động viên bé

Việc âu yếm, ôm bé sẽ giúp bé cảm thấy được an toàn, thư giãn và quên đi việc đau. Việc mẹ ôm bé đồng thời cũng tạo ra một môi trường yên tĩnh để bé dễ ngủ hơn. 

Mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé mọc răng không đau bằng cách ôm trước khi bé đi ngủ. Để bé quên đi cơn đau và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

2.12 Cho bé uống thuốc giảm đau

Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn được khuyến cáo là phương án cuối cùng; sau khi đã áp dụng các mẹo giúp bé mọc răng không đau nhưng trẻ không cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nhi khoa để tìm ra loại thuốc giảm đau phù hợp với trẻ, cùng với liều lượng phù hợp. 

Các loại thuốc như acetaminophen dành cho trẻ sơ sinh có thể giúp trẻ ngủ bằng cách giảm đau. Theo khuyến cáo của nha sĩ, nên tránh dùng gel mọc răng và thuốc có chứa benzocaine hoặc lidocaine cho bé vì những chất này có thể khiến trẻ khó nuốt và tê miệng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng ibuprofen.

3. Bí kíp từ dân gian giúp bé mọc răng không đau, sốt

3.1 Sử dụng lá hẹ

sử dụng lá hẹ khi bé mọc răng bị đau
Sử dụng lá hẹ là mẹo giúp bé mọc răng không đau

Sử dụng lá hẹ là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả. Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và sưng rất tốt. Sử dụng lá hẹ sẽ giúp các bé giảm bớt cảm giác đau nhức răng, hạ sốt, chống viêm.

Cách dùng lá hẹ như sau:

  • Bước 1: Chọn những lá hẹ tươi xanh không bị dập nát đem rửa sạch để ráo nước. Các mẹ cần chọn số lượng theo cách dân gian như sau: Bé trai lấy 7 lá, bé gái lấy 9 lá.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá hẹ và vắt lấy nước cốt đựng trong 1 chiếc chén sạch.
  • Bước 3: Dùng miếng bông sạch thấm nước cốt lá hẹ và massage toàn bộ răng và lợi cho bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

3.2 Dùng đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Dùng đậu xanh cho các bé mọc răng giúp giảm sốt cho bé, kháng khuẩn, tăng khả năng giải độc. Vì thế, dùng đậu xanh là 1 trong những mẹo giúp bé mọc răng không đau hiệu quả không tác dụng phụ.

Các bước làm như sau:

  • Bước 1: Dùng khoảng 50g đậu xanh rửa sạch đem xay cho vỡ đôi sau đó đun cùng 1 lít nước trong 15-20 phút.
  • Bước 2: Khi nước nguội, lấy bông sạch thấm nước đậu xanh và massage toàn bộ răng và nướu cho trẻ. Nước đậu xanh sẽ làm mát và khiến bé thoải mái hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo đậu xanh cho bé ăn ngon mẹ nên thử ngay

3.3 Dùng quả na

Quả na có tác dụng trị sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt cho các bé mọc răng sữa. Dùng quả na là một mẹo thuốc dân gian giúp bé bớt khó chịu và không đau khi mọc răng.

Cách dùng như sau:

  • Bước 1: Chọn 1 quả na chín mềm bỏ hạt lấy phần thịt băm nhuyễn.
  • Bước 2: Dùng thìa bón cho bé ăn liên tục trong thời gian bé mọc răng.
  • Bước 3: Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống.

Trẻ em nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng. Mỗi lần mọc răng, nướu bé đa phần đều sưng đỏ khiến bé đau đớn và khó chịu. Trên đây là 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau. Hy vọng với 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau này, bé sẽ không phải trải qua giai đoạn mọc răng kinh hoàng và nhiều nước mắt nữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ mọc răng chính xác

Dấu hiệu trẻ mọc răng là chứng tỏ con đang lớn. Thông thường trẻ mọc răng bắt đầu từ 6-7 tháng tuổi và hàm răng tiếp tục được phát triển khi trẻ được 2-3 tuổi.

Có những trường hợp bé mọc răng chậm hơn hoặc hoặc sớm hơn bình thường. Cụ thể là có những trẻ sinh ra đã có răng nhưng trường hợp này rất hiếm, tỉ lệ chỉ là 1/2000. Lại có trẻ mới 3 tháng đã nhú răng. Và có trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Do đó nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng với lịch mọc răng của con mình.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ mọc răng được biểu hiện đặc trưng nhất khi chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc là sốt, kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như ho nhiều, quấy khóc, biếng ăn… Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Nếu sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi.

[key-takeaways title=”Dấu hiệu trẻ mọc răng”]

  • Khó ngủ, trằn trọc.
  • Chảy nước miếng.
  • Má của bé ửng hồng.
  • Nướu sưng và tấy đỏ.
  • Chồi răng của bé xuất hiện.
  • Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật.
  • Bé từ chối ăn, biếng ăn hơn.
  • Khó chịu, quấy khóc.
  • Kéo tai, dùng tay chà vào má.
  • Có thể ho, sốt và tiêu chảy.

[/key-takeaways]

Sau đây là nội dung chi tiết hơn liên quan đến triệu chứng, dấu hiệu trẻ mọc răng.

1.1 Khó ngủ, trằn trọc, ngủ không yên giấc

Với những dấu hiệu trẻ mọc răng như trên, các bé không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến cho bé thấy bứt rứt trong người cả vào ban đêm. Hay giật mình và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là điều không tránh khỏi.

Mẹ nên làm gì? Mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ. Tránh cho bé bú bình hay ngậm ti; vì như vậy sẽ tạo cho bé thói quen ăn đêm.

1.2 Chảy nước miếng, nước dãi

Bất kỳ chiếc răng nào sắp mọc cũng khiến bé cảm thấy khó chịu và chảy nước miếng thường xuyên do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích.

Nếu dấu hiệu này kèm theo hiện tượng sốt, mẹ có thể nghĩ đến chiếc răng xinh của trẻ sắp mọc. Khi nước dãi chảy ra nhiều; đặc biệt là vùng quanh miệng và cằm; khiến cho làn da vốn nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

Mẹ nên làm gì? Khi thấy bé có dấu hiệu mọc răng này, mẹ nên chú ý, thường xuyên lau sạch nước dãi; bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con.

1.3 Má của bé ửng hồng

Mặt bé có thể bị phát ban, ửng hồng do chảy nước dãi (chứa một ít thức ăn) gây kích ứng da. Hơn nữa, nướu của bé cũng sưng tấy, làm mặt bé trông có vẻ bị sưng hơn và hồng hơn.

Mẹ nên làm gì? Mẹ nên lau nước dãi thường xuyên; tránh để đọng lại trên da trong thời gian dài. Để giải quyết nướu sưng mẹ xem tiếp nội dung nhé.

1.4 Nướu sưng và tấy đỏ

Trước khi trẻ có dấu hiệu mọc và nhú răng từ 3-5 ngày; trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Đó là lý do mẹ thường thấy trẻ cho  ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn.

1.5 Chồi răng xuất hiện

Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng có lẽ mẹ sẽ thấy rất thú vị. Khi nhìn vào miệng bé, mẹ sẽ thấy chấm nhỏ mờ mờ, màu trắng nhô ở phần nướu.

1.6 Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật

dấu hiệu trẻ mọc răng
Miệng nhai nhai là dấu hiệu trẻ mọc răng dễ thấy nhất

Do bé bị áp lực từ việc sưng nướu; trẻ cảm thấy cần cắn bất cứ thứ gì để xoa dịu áp lực đó.

1.7 Bé từ chối ăn, biếng ăn hơn

Do nướu của bé bị sưng tấy, nên bé có thể quấy khóc khi dùng bữa.

1.8 Khó chịu, quấy khóc

Dấu hiệu trẻ mọc răng này thường gây ra bởi sự khó chịu khi răng mọc xuyên qua nướu. Thường thì bé sẽ khó chịu nhất với chiếc răng đầu tiên và răng hàm.

1.9 Kéo tai, dùng tay chà vào má

Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại, nên khi những chiếc răng sắp nhú cũng gây khó chịu cho bé ở vùng tai, má; khiến trẻ mọc răng có dấu hiệu thường xuyên lấy tay kéo tai và chà vào má.

Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, mẹ nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

1.10 Ho là dấu hiệu trẻ mọc răng

Ho không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, nên mẹ đừng vội lo lắng cho rằng con đang bị cảm. Khi lượng nước trong miệng bé quá nhiều, cũng khiến cho bé và húng hắng ho; thì đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bé yêu sắp mọc răng.

1.11 Sốt nhẹ

Khi mọc răng, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ (nhiệt độ từ 36.7 – 37.7 độ C); sốt có thể do trẻ sơ sinh đã ngậm bàn tay chưa được vệ sinh sạch sẽ trong miệng. Nếu bé sốt nhẹ; mẹ chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.

Mẹ nên làm gì? Nếu bé sốt trên 38 độ C, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của trẻ vì đó có thể không phải là do mọc răng mà là một căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ sốt và giảm đau cho bé; mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con. Thuốc Ibuprofen có thể giúp bé hạ sốt và giảm đau. Không nên để trẻ sốt cao co giật và nguy hiểm tính mạng.

1.12 Tiêu chảy

Dân gian hay gọi hiện tượng này là “tướt mọc răng”. Điều này được lý giải do cơ thể bé dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức đề kháng yếu đi nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ; và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, nhão, sệt 3-4 lần/ngày.

2. Trẻ bắt đầu mọc răng ở thời điểm nào?

Trẻ bắt đầu mọc răng từ lúc nào?
Trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng từ lúc nào?

Trẻ sơ sinh có thể đã có chiếc răng đầu tiên ngay thời điểm chào đời. Nhưng đa phần trẻ bắt đầu có dấu hiệu sắp mọc răng khi được 4-6 tháng tuổi. Một số bé khác trễ hơn, vào khoảng 12 tháng.

Thứ tự mọc răng của bé bao gồm:

  • Răng cửa dưới: Khi bé được 5 đến 7 tháng.
  • Răng cửa trên cùng: Khi bé khoảng 6 đến 8 tháng.
    Răng cửa bên trên: Khi trẻ bước vào khoảng 9 đến 11 tháng.
  • Răng cửa bên dưới: Những chiếc răng này mọc vào khoảng 10 đến 12 tháng.
  • Răng hàm đầu tiên (răng sau): Dấu hiệu trẻ mọc răng này vào khoảng 12 đến 16 tháng.
  • Răng nanh (giữa răng cửa bên và răng hàm đầu tiên): Khi trẻ vào khoảng 16 đến 20 tháng.
  • Răng hàm thứ hai: Trẻ sẽ có dấu hiệu mọc răng này vào khoảng 20 đến 30 tháng

Theo thứ tự thông thường, những chiếc răng cuối cùng trong bộ 20 răng sữa của bé là hai răng hàm thứ hai của hàm trên. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

3. Phân biệt sốt do dấu hiệu trẻ mọc răng với các bệnh khác

Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt ở mức 36.7 – 38 độ C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng.

Sốt thông thường nhiệt độ cơ thể chỉ tăng cao hơn bình thường, khoảng 36 – 37 độ C. Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn. Do vậy, trẻ sốt của dấu hiệu trẻ mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.

Nếu bé sốt quá 39 độ C mẹ cũng không nên kết luận bé sốt do mọc răng. Trường hợp bé tiêu chảy nặng đi đại tiện liên tục cũng nên tìm hiểu các bệnh lý liên quan khác vì sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước.

[key-takeaways title=”Những dấu hiệu không phải trẻ đang mọc răng:”]

  • Các triệu chứng như phát ban.
  • Chảy dãi và nước mũi nhiều, tiêu chảy, chán ăn.
  • Sốt nếu kéo dài sau 4 ngày không thấy răng nhú và tiếp tục kéo dài sau đó.

[/key-takeaways]

Các dấu hiệu nêu trên có thể là trẻ đang mắc bệnh lý nghiêm trọng khác không phải do mọc răng. Mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi để kịp thời phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách.

4. Cách chăm sóc trẻ mọc răng, giúp bé mọc răng không nước mắt

Mọc răng là một trong những giai đoạn cực kỳ khó chịu, nhất là đối với trẻ em. Bởi các bé còn quá nhỏ để nhận thức vấn đề và biết cách giảm bớt cơn đau của mình. Những lúc này, mẹ nên làm gì cho bé?

Tham khảo tuyệt chiêu giúp trẻ bớt “vật vã” khi có dấu hiệu mọc răng, mẹ nhé!

4.1 Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh

cho bé cắn đồ chơi

Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự.

Cần lưu ý gì khi mua đồ cho bé nhai?

  • Chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.
  • Nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn dặm, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.
  • Ngoài ra, một miếng táo ướp lạnh có thể giúp phong tỏa cơn đau tạm thời cho bé vì làm tê nướu, ức chế được cơn đau. Khi bé đang mọc răng, mẹ nên chuẩn bị nhiều loại trái cây ướp lạnh để sẵn vừa giúp bé bổ sung vitamin, vừa giảm đau hiệu quả.

4.2 Massage nướu cho bé

Nếu các mẹ không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.

Các bước massage cho trẻ có dấu hiệu mọc răng:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay.
  • Bước 2: Mẹ dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé.
  • Bước 3: dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau.

4.3 Để trẻ tự massage giúp dấu hiệu mọc đỡ khó chịu

Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai.

Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé; giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó bé cảm thấy đỡ đau hơn.

4.4 Giúp bé ăn ngon

Vì nướu sưng cùng cảm giác khó chịu, bé có khi sẽ “chẳng chịu ăn uống gì cả”. Lúc này, mẹ cần hạn chế tối đa những loại thức ăn, đồ vật cứng có thể làm đau nướu của bé.

Mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ, uống sữa, ăn bột nấu chín xay thật nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt..

4.5 Chuyển sự chú ý của bé vào đồ chơi, hoặc trò chơi nào đó

chuyển sự chú ý của bé
Dấu hiệu trẻ mọc răng

Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu của những dấu hiệu trẻ mọc răng bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món đồ chơi trong thùng đồ chơi.

Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xảy ra xung quanh bé.

4.6 Âu yếm, thương yêu khi trẻ có dấu hiệu mọc răng

Khi dấu hiệu trẻ mọc răng bắt đầu xuất hiện, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, mẹ cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!

Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.

[inline_article id=296102]

Dấu hiệu trẻ mọc răng đặc trưng nhất là sốt nhẹ. Mẹ cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả; và đảm bảo cho bé yêu có những chiếc răng sữa xinh xắn, khỏe mạnh.