Quan trọng là cha mẹ cần dạy bé 3 tuổi những điều thích hợp và đúng phương pháp. Trong bài viết, cùng MarryBaby khám phá cách dạy bé 3 tuổi hiệu quả và những trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
1. Sự phát triển tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi
Để dạy bé 3 tuổi hiệu quả; cha mẹ cần hiểu về sự phát triển tâm sinh lý của con để lựa chọn cho trẻ những hoạt động; kiến thức phù hợp.
1.1 Về sinh lý, bé 3 tuổi biết làm gì?
Não bộ và hệ thống thần kinh cũng phát triển cho phép bé:
- Có thể giở sách và nhìn chăm chú.
- Hiểu được các câu chuyện đơn giản.
- Biết lắng nghe và đáp lại những câu hỏi.
- Biết đối chiếu những vật có cùng màu sắc.
- Có thể nhận biết sự khác nhau giữa vật lớn và vật nhỏ.
Khi bé được 3 tuổi, các nhóm cơ vận động gần như đã phát triển hoàn chỉnh.
- Bé có thể dễ dàng chạy chơi một mình.
- Leo cầu thang, đứng bằng một chân trong thời gian ngắn.
- Cực kỳ thích chạy nhảy, hoạt động. Bé có thể trở thành một cá thể độc lập hoàn chỉnh.
>> Mẹ xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh
1.2 Tâm lý bé 3 tuổi thay đổi như thế nào?
Nhận biết mình bây giờ không cần dựa dẫm vào người khác và nhận ra vài sắc màu của cuộc sống khiến bé muốn trở nên độc lập.
“Khủng hoảng tuổi lên 3” cũng từ đây mà ra. Theo đó, bé sẽ:
- Cực kỳ bướng bỉnh chỉ muốn làm theo ý thích của mình và tự quyết định.
- Rất ngang tàng, khi không đạt điều mong muốn sẽ tìm mọi cách để phản kháng có thể bằng đập đầu, gào thét, mè nheo…
- Có thể vô lễ với người lớn, không nghe lời; làm ngược lại tất cả những gì ba mẹ nói. Hết sức “ích kỷ”, muốn tất cả mọi thứ xung quanh phục tùng mình.
Dù thế, biểu hiện của “khủng hoảng” ở các trẻ không giống nhau. Nhiều em bé thậm chí không có bất cứ biểu hiện nào như kể trên nhưng cũng có nhiều em quá quắt đến ba mẹ cũng không chịu nổi.
>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con
2. Dạy bé 3 tuổi học gì để giúp con thông minh và phát triển toàn diện
2.1 Tập luyện thói quen sinh hoạt nhất quán
Bé 3 tuổi khi tuân theo một thói quen sinh hoạt nhất quán; bé cũng sẽ học được cách sắp xếp lịch trình và có ý niệm tốt hơn về thời gian.
Một số ví dụ về thói quen hàng ngày mẹ có thể tạo cho bé 3 tuổi:
- Buổi sáng: Đi bô, rửa tay, đánh răng, mặc quần áo, ăn sáng
- Trước giờ ngủ trưa: rửa tay sạch sẽ, làm một số hoạt động thư giãn.
- Chuẩn bị đến trường/nhà trẻ: Đóng ba lô, mặc áo khoác và đi giày, lên xe.
- Thời gian thư giãn trước bữa tối: Đọc sách, chơi trò chơi nhẹ nhàng, tắm rửa.
- Giờ đi ngủ: Đánh răng, đi bô, rửa tay, mặc đồ ngủ, đọc truyện cổ tích, leo lên giường và đi ngủ.
>> Mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ
2.2 Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi
Bé 3 tuổi đã có thể nói được thành một câu khá đầy đủ; hoặc ít nhất là một câu có 4-5 từ. Trẻ cũng đã có “từ điển vốn từ” khoảng 250 – 500 từ. Đây cũng là thời điểm tốt để cha mẹ dạy bé 3 tuổi thêm các từ ngữ mới.
Sau đây là một số gợi ý vô cùng gần gũi và phổ biến:
- Các bộ phận cơ thể.
- Màu sắc và hình dạng.
- Các loại xe cộ, đồ gia dụng trong nhà.
- Tên gọi các loài động vật; tên bạn bè và gia đình.
- Các từ ngữ chỉ đường hướng: bên trên; bên dưới; bên cạnh; trên cùng;…
- Ngày trong tuần, tháng trong năm, mùa và các từ ngữ mô tả thời tiết: nắng; mưa; nhiều mây; gió; lạnh;…
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hướng dẫn thêm cho bé 3 tuổi cách để giao tiếp:
- Phản hồi những câu hỏi “vì sao” và “tại sao” của bé 3 tuổi.
- Điều chỉnh lỗi trong việc phát âm để tránh bé duy trì thói quen nói sai.
- Nói chuyện với bé, hỏi về ngày của bé, hỏi ý kiến hoặc nghe bé kể về nhân vật hoạt hình yêu thích.
[inline_article id=3064]
2.3 Bé 3 tuổi cần được dạy cách để tự lập
Với sự phát triển khả năng vận động; bé 3 tuổi của gia đình đã có thể làm được nhiều việc hơn. Do đó, đây là lúc cha mẹ tạo cơ hội để dạy bé 3 tuổi tự làm một số việc phù hợp với khả năng.
Sau đây là những thói quen cha mẹ có thể dạy cho bé 3 tuổi:
- Mặc quần áo: tự chọn quần áo; mặc đồ phù hợp với thời tiết; học cách cởi quần áo, đi tất và xỏ giày. Biết cách mặc áo đúng chiều; xỏ tất và giày đúng bên (trái, phải).
- Tự mình ăn uống: tự chọn món ăn nhẹ, biết mở hộp đựng đồ ăn, và uống nước dưới sự theo dõi của cha mẹ. Bé cũng hiểu tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Và bé 3 tuổi cần được dạy cách ăn không bị đổ.
- Đánh răng và chải tóc: Hướng dẫn bé tự chải răng đúng cách (qua lại, trên và dưới); cách bôi kem đánh răng (có sự trợ giúp); và tại sao việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ lại quan trọng và cần thiết.
- Dọn dẹp phòng và đồ chơi: biết dọn đồ vật lộn xộn, cất đồ chơi, mang bát đĩa, cốc và đồ dùng vào bồn rửa khi ăn uống xong; vứt rác, sử dụng máy hút cầm tay để làm sạch; và cất đồ chơi khi bé đã chơi xong.
- Vệ sinh cá nhân, chân tay, mặt mũi: Xông mũi, rửa tay, dùng khăn để tắm trong bồn. Cha mẹ hãy giúp việc rửa tay; và đứng ở bồn rửa tay dễ dàng hơn nhiều bằng cách sử dụng ghế đẩu và dụng cụ mở rộng vòi bồn rửa.
Hãy đảm bảo làm mẫu và dạy bé 3 tuổi thực hiện những kỹ năng này một cách đúng đắn để bé không thực hành điều gì đó sai cách.
2.4 Cha mẹ cần dạy bé cách đọc sách
Dạy bé 3 tuổi đọc sách không phải là trang bị khả năng đọc-hiểu từ ngữ; câu cú trong sách. Nhưng bé hiểu việc đọc sách nghĩa là cầm một quyển sách đúng cách và lật từng trang.
Hãy đọc sách cho bé 3 tuổi thường xuyên để tạo hứng thú cho con về thói quen này:
- Đặt câu hỏi cho bé 3 tuổi về những gì bé thấy trên các trang sách.
- Đọc từng từ cho bé nghe; thay vì biến tấu từ ngữ khác hoặc mô tả hình ảnh cho bé.
- Mỗi khi đọc, mẹ hãy dùng ngón tay để chỉ vào từ trong sách. Sau đó kết nối các chữ cái lại với nhau để bé hiểu những gì mẹ đang nói.
Mẹ có thể hỏi thêm về những tình huống của nhân vật trong sách. Ví dụ, Tại sao cô gái buồn trong câu chuyện này? Tại sao cậu bé không nên băng qua đường? Điều này sẽ giúp bé tư duy và tự suy nghĩ về những góc nhìn, quan điểm cá nhân của mình.
[inline_article id=226937]
2.5 Dạy bé 3 tuổi bằng cách vừa chơi vừa học
Đây được coi là kim chỉ nam trong giai đoạn này. Mẹ có thể dạy cho bé 3 tuổi:
- Lắp ghép các hình ít chi tiết.
- Dạy cho bé phân biệt màu sắc.
- Nhớ các chữ cái, các bài hát đơn giản.
- Cho trẻ tham gia vào các trò chơi như đá bóng, trốn tìm, leo trèo… để tăng khả năng vận động của trẻ.
>> Mẹ xem thêm: 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất
2.6 Nuôi dưỡng tinh thần rèn luyện thể chất, tập thể dục
Mẹ sẽ không phải vất vả trong việc khuyến khích bé 3 tuổi phải vận động. Vì vốn bé ở độ tuổi này vô cùng hiếu động. Nhưng việc lựa chọn cho bé 3 tuổi hoạt động nào là phù hợp và hữu ích thì sẽ tùy thuộc vào mẹ.
Sau đây là một số gợi ý:
- Đi ngược.
- Nhảy và chạy.
- Leo lên và tụt cầu trượt.
- Ném, bắt và đá bóng với các bạn.
- Học cách đi xe đạp hoặc tập đạp xe bốn bánh.
Cách tốt nhất để khiến bé 3 tuổi hoạt động sôi nổi là cho bé nhiều thời gian hoạt động ngoài trời. Đưa bé đến sân chơi, đi dạo và các điểm tham quan gần nơi gia đình ở.
Bé 3 tuổi cũng có thể bắt đầu chơi các môn thể thao hợp tác với các bạn; và làm theo hướng dẫn bằng cách bắt chước. Các hoạt động như thể dục dụng cụ; khiêu vũ; bóng đá; học bơi và phát bóng đều là những hoạt động tuyệt vời để rèn luyện các kỹ năng thiết yếu.
2.7 Lưu ý khi dạy bé 3 tuổi
Dù có muốn như thế nào, mẹ cũng không nên ép bé học hành nghiêm túc trong giai đoạn này; nhất là không được ép bé viết. Lúc này, xương tay bé chưa phát triển hoàn thiện; nếu phải vận lực, gò ép quá sớm sẽ làm xương cong vẹo về sau.
Ngoài ra, cũng không được cho bé xem tivi nhiều. Việc tiếp nhận nhiều thông tin sẽ không tốt cho việc phát triển trí tuệ.
3. Các trò chơi dạy cho bé 3 tuổi
Như đã nêu trên, cách dạy bé 3 tuổi đó là kết hợp giữa chơi và học. Do đó, mẹ chơi với bé những trò như:
Phân biệt màu sắc: cắt xé giấy màu bằng nhiều hình dạng, kích thước từ khoảng 4 đến 5 cm vuông. Sau đó, bỏ vào một cái rổ hoặc thùng lớn, rồi để bé lấy từng loại giấy màu ra các rổ hoặc thùng nhỏ.
Bán đồ hàng, làm việc nhà: đây là trò chơi gắn kết hơn mối quan hệ giữa mẹ và con cái. Giúp các bé bước đầu hình dung được công việc nhà là thế nào, để sau này không cãi lại khi mẹ nhờ vả.
Ném bóng: Bạn đứng đối diện với bé, cách khoảng 1 hoặc 2m, rồi ném nhẹ quả bóng nhỏ về phía trẻ để chúng bắt bằng hai tay. Trò chơi này giúp bé vận động toàn thân, tăng khả năng phán đoán.
Rèn luyện trí nhớ: Đặt khoảng 5 món đồ vào chiếc khay, sau đó hãy để trẻ ghi nhớ những món đồ đó trong 1 phút. Tiếp theo, phủ khăn lại và xem bé nhớ được bao nhiêu thứ.
Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã biết phải dạy bé 3 tuổi những gì; và cách dạy bé ra sao để giúp con phát triển toàn diện nhất nhé!