Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những hình phạt vui dạy trẻ từ 5 tuổi, mẹ hiện đại cập nhật ngay!

Những hình phạt vui có thể hiệu quả hơn việc dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ vốn dễ để lại nỗi đau về thể xác, tinh thần cho con. Thậm chí, trẻ còn có xu hướng trở nên bạo lực, bất ổn về cảm xúc và gia tăng nguy cơ rối loạn tâm lý trong tương lai. Nếu băn khoăn không biết nên làm sao để áp dụng những hình phạt vui như một cách dạy con ngoan từ bé, MarryBaby mời bạn tham khảo nhé!

Những hình phạt vui

1. Time ins – Một trong những hình phạt vui được nhiều mẹ Tây áp dụng thành công

Mở đầu danh mục những hình phạt vui để giáo dục trẻ từ 5 tuổi là Time ins. Nói nôm na, đây chẳng khác gì kiểu phạt “đứng một xó” mà ai trong chúng ta cũng từng một lần nếm trải. Điểm khác nằm ở chỗ thay vì để trẻ ở yên một góc mà không làm gì, bố mẹ sẽ giao cho bé một vài hoạt động phù hợp với lứa tuổi của con. Đó có thể là học thuộc lòng một bài ca dao, viết lại một câu truyện ngắn đầy ý nghĩa, làm toán hoặc vẽ tranh…

Với cách dạy con ngoan và thông minh này, bạn vừa để con có thời gian ý thức về hành động sai trái của mình, vừa giúp trẻ làm thêm những việc có ích.

2. Các hình phạt vui nhộn: Đừng quên để con đọc sách

đọc sách là một trong những hình phạt vui cho trẻ

Đọc sách cũng là một trong những hình phạt vui để nuôi dạy con tốt, bạn nên thử với trẻ đấy. Nhất là với những bé hơi hiếu động, tinh nghịch thì việc đọc sách sẽ giúp các con thêm điềm tĩnh. Chưa kể đọc sách còn là cách dạy con học tốt, là con đường ngắn nhất để rèn luyện khả năng tập trung, kích thích óc sáng tạo và phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ.

Những lúc con không ngoan, hãy để bé đọc hết một quyển sách mà bạn chỉ định. Lời khuyên là nên chọn những quyển sách mang tính giáo dục, không quá khô khan hay nặng những kiến thức chuyên sâu. Bạn cũng có thể yêu cầu bé ghi chép lại một câu hoặc đoạn văn mà trẻ thích để đối chứng xem liệu con có chấp hành hình phạt nghiêm túc hay không.

3. Cho trẻ tự chọn lấy hình phạt là giải pháp dạy con đúng cách

Thay vì nổi giận và mắng nhiếc con bằng những lời lẽ không hay, tại sao bố mẹ không bình tĩnh và chọn những hình phạt vui như một phương pháp dạy con? Với cách giáo dục trẻ “phạt như không phạt”, bạn có thể hỏi rằng: “Con muốn bố/mẹ phạt con như thế nào?” rồi đưa ra những cách để con lựa chọn, ví dụ như: đổ rác, rửa bát đĩa sau giờ ăn, gấp gọn quần áo sạch hay tưới cây trong vườn…

Với bí quyết dạy con ngoan này, gợi ý cho bạn là có thể viết tên những hình phạt này ra giấy, sau đó gấp gọn rồi cho vào một chiếc hộp. Mỗi lần con phạm lỗi, hãy yêu cầu trẻ chọn một mảnh giấy rồi làm theo yêu cầu được ghi trong đó. Đây là một trong những cách dạy con hay, bạn đừng bỏ qua nhé!

4. Tập thể dục – Một trong những hình phạt vui để con không bao giờ phạm lỗi

phạt con tập thể dục

Với những trẻ lười vận động, đây quả là hình phạt thật đáng sợ. Vậy nên, nếu thấy con nghịch ngợm, không vâng lời bố mẹ, hãy thử yêu cầu con “thụt xì dầu” (đứng lên, ngồi xuống) khoảng 10 lần, đảm bảo bé sẽ sợ và chẳng dám tái phạm lần sau.

Ngoài cách thụt dầu thì bạn cũng có thể yêu cầu con nhảy dây, nhảy lò cò hoặc hít đất nếu là bé trai. Xét theo khía cạnh tích cực thì đây cũng là dịp để trẻ được vận động nhiều hơn, nhưng bạn cũng đừng quá lạm dụng vì sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi đấy.

5. Cách dạy trẻ thông qua hình thức phạt: Nhặt đậu

Trong 1.001 những hình phạt vui dạy trẻ từ 5 tuổi thì đây có lẽ là cách phạt khá thú vị. Mỗi lần bé phạm lỗi, bố mẹ hãy để con “hóa thân” thành cô Tấm xưa bằng cách trộn lẫn 2 thứ đậu với nhau, sau đó yêu cầu trẻ phải tách riêng từng loại cho đến khi hoàn thành xong việc thì mới được ăn cơm hoặc xem tivi.

Nghe có vẻ lạ, nhưng thực chất hình phạt này mang tính giáo dục rất cao giúp các bé rèn luyện tính nhẫn nại.

6. Dạy con ngoan qua hình thức phạt làm việc nhà

làm việc nhà là một trong những hình phạt vui

Nhiều ý kiến cho rằng bố mẹ không nên dùng việc nhà như một trong những hình phạt vui với trẻ. Lý do là trẻ sẽ hình dung việc nhà gắn liền với những điều tiêu cực chứ không phải là dịp để học được một kỹ năng sống hay nâng cao tinh thần trách nhiệm như bố mẹ mong đợi.

Nhưng bạn yên tâm vì MarryBaby có cách biến việc này thành “một công đôi chuyện”. Đầu tiên hãy lập danh sách những công việc vừa sức với trẻ. Nếu con vụng về, bạn không nên giao những việc như sơ chế, cắt gọt thức ăn rất nguy hiểm. Kế đến, hãy ra mức điểm tương ứng trên từng công việc trẻ làm được (ví dụ: quét nhà sẽ được 20 điểm).

Khi con hành xử không đúng, bạn hãy yêu cầu con làm một số công việc nhà cho đến khi đạt đủ số điểm để được ra ngoài chơi hay mua một món đồ mà trẻ thích. Có như vậy, con sẽ hiểu làm việc nhà chính là cách để đạt được những quyền lợi mà mình muốn.

7. Đổi vai – Một trong những hình phạt vui dạy trẻ 5 tuổi bố mẹ nên biết

Nhiều phụ huynh vẫn thường chơi trò đổi vai với con ở nhà. Nhưng đấy là để giải trí, còn khi áp dụng như một hình phạt với trẻ, bạn sẽ yêu cầu con đảm trách những công việc đáng ra là của mình, chẳng hạn: lau bàn ghế, giặt giũ, phơi quần áo…

Nhìn chung, đổi vai cũng không khác hình phạt làm việc nhà là mấy, nhưng đây là cách hay để trẻ học được rằng khi là người lớn thì sẽ phải làm những gì. Để con không cảm thấy khó chịu, bố mẹ nên đặt ra những quy định về thời gian nghỉ hoặc hỗ trợ con thực hiện.

Mong rằng bài đọc vừa rồi đã giúp bạn biết thêm về những hình phạt vui vừa giúp con ngoan hơn nhưng không ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Nếu có phương pháp dạy con không đòn roi nào hay hoặc cách nuôi dạy con tốt khác nữa để con càng lớn càng ngoan, các mẹ hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

M.P

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Cách dạy con tiêu tiền

Vậy nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Và đưa tiền tiêu vặt cho con lúc mấy tuổi? Cho con tiền tiêu vặt không còn là khái niệm quá mới lạ với các bậc cha mẹ; và đây là một kỹ năng sống vô cùng cần thiết. Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng cần tiền cho những nhu cầu riêng của bản thân mình.

1. Có nên cho bé tiền tiêu vặt?

Trước khi biết nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; cha mẹ cần cân nhắc những yếu tố sau để biết có nên cho bé tiền tiêu vặt hay không.

Thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt và hòa nhập: Trẻ có thể dùng tiền tiêu vặt để mua một ổ bánh mì, ly sữa trong giờ ra chơi; tiền gọi điện thoại mỗi khi về sớm hoặc ăn vặt sau giờ tan học. Đối với những trẻ lớn hơn một chút; thỉnh thoảng bé cũng đi uống nước với bạn bè sau giờ tan học hoặc có những buổi tiệc sinh nhật bạn bè.

Biết quý trọng giá trị của đồng tiền: Ngoài ra, việc cho bé tiền có thể dạy cho bé tính tiết kiệm và khả năng quản lý chi tiêu sau này. Thay vì cứ mở miệng xin tiền ba mẹ mỗi khi cần; bé phải học cách tự tiết kiệm số tiền mà ba mẹ cho để phục vụ cho những nhu cầu này của mình. Nếu như có một món đồ nào đó bé cần mua; trẻ sẽ phải xoay sở với số tiền tiêu vặt được cho; lập kế hoạch tiết kiệm tiền hoặc chi tiêu tiết kiệm để mua được món đồ đó.

có nên cho con tiền tiêu vặt
Cha mẹ có nên cho con tiền tiêu vặt và bao nhiêu?

Thế nhưng, khi nào nên bắt đầu cho bé tiền; đó là câu hỏi mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp trấn lột ngay trong trường học. Việc cha mẹ cho trẻ mang quá nhiều tiền đi học có thể vô tình khiến bé trở thành những “mục tiêu” hấp dẫn. Hơn nữa, nhiều khi vì quá bận rộn đến công việc; không có thời gian mà cha mẹ không thể kiểm soát được bé xài tiền vào những mục đích gì.

Có nhiều bé dùng tiền tiêu vặt vào những trò chơi game online mà lơ là học hành; thậm chí trốn học để đi chơi game. Việc bé dùng tiền để ăn vặt cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Những đồ ăn lề đường có thể không đủ đảm bảo vệ sinh khiến bé bị đau bụng. Việc ăn vặt trước bữa ăn làm bé bị đầy bụng; dẫn đến tình trạng bỏ bữa chiều hoặc ăn ít vào buổi chiều; không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Tuy vậy, không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt.  Trẻ có thể sẵn sàng thử quản lý một số tiền tiêu vặt nếu con có thể hiểu rằng:

  • Con cần tiền chỉ để mua đồ dùng hoặc mua sắm cần thiết.
  • Hiểu sự quan trọng của tiết kiệm tiền chứ không phải tiêu hết tiền.
  • Tiêu hết tiền của con hôm nay có nghĩa là không còn bao nhiêu cho đến lần được cho tiền tiêu vặt tiếp theo.

Cha mẹ đọc tiếp để biết thêm nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.

>> Cha mẹ xem thêm: Phương pháp dạy bé học toán Finger Math dễ hiểu

2. Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt?

Sau khi trả lời được câu hỏi có nên cho trẻ tiền tiêu vặt hay không; cha mẹ chắc chắn sẽ thắc mắc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ.

Vì trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng kiểm soát tiền bạc nên rất dễ bị người khác dụ dỗ, đe dọa. Có nhiều trường hợp, số tiền bé bị trấn lột lên đến vài triệu đồng. Bé bị bắt nạt. đe dọa nhưng không dám lên tiếng. Chỉ biết lấy tiền tiêu vặt của bản thân để “cống nộp” và khi số tiền không đủ; nhiều bé đã phải ăn trộm tiền của ba mẹ.

Cho bé quá nhiều tiền cũng có thể khiến bé trở thành “mục tiêu” của những người xấu; thành phần tệ nạn; trộm cướp trong xã hội. Do đó, việc nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là câu hỏi cần được ba mẹ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Việc quan trọng ở đây là dạy cho bé cách xài tiền sao cho hợp lý. Cha mẹ có thể đưa ra quyết định dựa trên số tiền tiêu vặt:

  • Những công việc nhà cha mẹ mong đợi con làm.
  • Trong ngân sách gia đình cho phép.
  • Độ tuổi của con. ví dụ: cha mẹ có thể cho đứa trẻ năm tuổi 50,000 VNĐ mỗi tuần và đứa trẻ bảy tuổi 70,000 VNĐ mỗi tuần.
  • Những gì cha mẹ mong đợi tiền tiêu vặt chi trả. Ví dụ: nếu cha mẹ mong đợi số tiền đó trang trải cho những thứ như phương tiện đi lại, bữa trưa và tiền tiết kiệm; cha mẹ có thể cần phải cho nhiều hơn một chút.

Đối với những bé lớn hơn, đã có những nhận thức nhất định về tiền; cha mẹ có thể cho bé tiền tuần hoặc tiền tháng. Lưu ý giúp bé những trường hợp tiêu tiền không hợp lý. Cha mẹ cũng nên khuyến khích bé tiết kiệm tiền nếu như có cái gì mà bé muốn mua.

nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt
Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một số lưu ý khi ba mẹ quyết định cho bé tiền tiêu vặt:

  • Nên cho con tiền tiêu vặt bao nhiêu là đủ? Không nên cho bé quá nhiều tiền; cha mẹ có thể tự tính số tiền mà bé cần chi tiêu trong một ngày và đưa ra con số phù hợp. Có thể đưa tiền theo ngày hoặc theo tuần. Tránh cho bé cầm một lúc quá nhiều tiền.
  • Nên trò chuyện với bé nhiều hơn để hiểu thêm về tâm lý cũng như các hoạt động của bé trên trường đề phòng bé bị “trấn lột” hoặc bị dọa nạt
  • Nên kiểm tra xem bé tiêu tiền vào việc gì nhưng chú ý đừng làm quá, bé cũng có những tự do cá nhân của mình. Dạy bé tiết kiệm tiền để mua những món đồ mình thích.
  • Không nên sử dụng tiền bạc như một phần thưởng đối với bé. Cũng không nên đồng ý với tất cả những yêu cầu của bé. Nếu không bé sẽ cảm thấy việc ba mẹ cho tiền giống như một nghĩa vụ và sẽ có thái độ khó chịu mỗi khi không được cho tiền. Điều này có thể hình thành thói quen xấu trong tính cách của bé.

Đến đây cha mẹ đã hiểu nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt; đồng thời, ghi chú một số lưu ý quan trọng.

3. Cách cho con tiền tiêu vặt theo kiểu người Pháp

Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt còn tùy thuộc vào cách cho tiền và dạy trẻ sử dụng tiền. Cha mẹ tham khảo phương pháp sau nhé!

Trẻ nhỏ người Pháp thường không nhõng nhẽo nếu cha mẹ không đồng ý mua cho chúng đồ chơi; hay bất cứ thứ vì chúng luôn được “phát lương” hằng tuần. Cha mẹ người Pháp xem việc cho con tiền tiêu vặt là cách giúp trẻ tự lập.

3.1 Học người Pháp cách cho con tiền

Trẻ con Pháp được nhận tiền tiêu vặt ngay từ năm 7 tuổi là chuyện hết sức bình thường đối với cha mẹ ở đất nước này; thậm chí số tiền cũng sẽ được tăng lên theo số tuổi của trẻ.

Dạy con tiêu tiền và cho con được phép xài tiền với những khoản hữu ích là cách cha mẹ giúp con trẻ của mình trưởng thành hơn. Trái với người Pháp; cha mẹ Việt luôn có tâm lý lo lắng; không tạo cho con thói quen tiêu tiền sớm vì sợ chúng hư hỏng, đua đòi, mua đồ chơi không phù hợp, đồ ăn uống mất vệ sinh.

Có những phụ huynh với lối suy nghĩ không cho con tiền tiêu vặt với lý do bé cần gì thì ba mẹ cũng mua cho hết rồi. Ngay lập tức cha mẹ cần loại bỏ lối suy nghĩ này; có rất nhiều việc cha mẹ cần phải lắng nghe nhu cầu cá nhân của con như cho con tiền để mua đồ ăn vặt; hay dùng cho những trường hợp khẩn cấp; những khoản đóng góp nhỏ trong lớp.

Theo người pháp, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt?

  • Tùy vào môi trường sống xung quanh, độ tuổi và nhu cầu theo từng độ tuổi của con mà cha mẹ nên quyết định cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt.
  • Tùy vào môi trường sống xung quanh và hoàn cảnh mà phụ huynh sẽ quyết định cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt theo ngày, theo tuần, theo tháng hợp lý nhất.

Việc này giúp trẻ độc lập và trưởng thành; hơn hết là trẻ sẽ có suy nghĩ tích cực khi học tập; vui chơi cùng bạn bè mà không phải mặc cảm hoặc bị lệ thuộc vào các bạn có tiền ở trong lớp.

>> Cha mẹ xem thêm: Tất tần tật về phương pháp giáo dục Steiner

3.2 Cách dạy trẻ sử dụng tiền tiêu vặt quyết định nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt

cách dạy trẻ sử dụng tiền tiêu vặt
Nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt phụ thuộc vào cách dạy trẻ sử dụng tiền của cha mẹ

Tất nhiên cha mẹ sẽ không cho con trẻ nắm giữ quá nhiều tiền ngoài tầm kiểm soát; chỉ nên vừa đủ với nhu cầu tất yếu của trẻ. Quan trọng nhất vẫn là việc dạy con tiêu tiền như thế nào cho hợp lý để trẻ không phải là mục tiêu của kẻ xấu. Cùng với đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ nên học cách xài tiết kiệm, dạy con trẻ cách sinh lời vốn như người Pháp.

Khi số tiền tăng lên theo số tuổi thì con trẻ Pháp thường “dằn túi” số dư ấy để có việc gì hay món đồ gì thực sự muốn mua chúng sẽ mua được mà không nhõng nhẽo, vòi vĩnh cha mẹ mua cho bằng được.

Dù ở độ tuổi nào thì nhu cầu tiền tiêu vặt đối với trẻ cũng rất cao; tâm lý của trẻ ở độ tuổi tiểu học sẽ cảm thấy phấn khởi; vui vẻ hơn khi được cha mẹ cho ít tiền ăn hàng rong, quà bánh. Nên dạy trẻ tiền tiêu vặt dùng để chi tiêu cho những việc như:

  • Mua vé xe buýt đến trường.
  • Ăn uống ở căn tin khi trẻ cảm thấy đói bụng và khát nước.
  • Tiết kiệm để làm những việc lớn hơn.
  • Đóng góp lặt vặt bất ngờ ở lớp.
  • Làm từ thiện, cho người ăn xin.

Nhiều cha mẹ còn có những cách nhằm tạo điều kiện cho con có khoản tiêu vặt nhỏ khi sai con làm giúp việc nhà. Điều này góp phần giáo dục trẻ hiểu được làm ra tiền vất vả thế nào.

Nhưng không nên lặp lại điều này thường xuyên, nếu con làm các việc nhà rất tốt; cha mẹ hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu cha mẹ quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà; hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để trẻ không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào; vì nhiệm vụ làm việc nhà luôn là sự chia sẻ của tất cả các thành viên trong gia đình.

>> Cha mẹ xem thêm: Vì sao các bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

[inline_article id=240441]

Tóm lại, nên cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt? Ở độ tuổi tiểu học bố mẹ nên cho con tiền tiêu vặt riêng; nhưng cần có kiếm soát để giúp con tiêu xài vào những mục đích đúng đắn. Hy vọng bài viết là giúp các bậc phụ huynh không còn lăn tăn với việc cho con tiền tiêu vặt hằng ngày.

MarryBaby