Dậy thì muộn phản ánh điều gì ở trẻ? Có phải con bạn phát triển chậm hoặc trẻ đang gặp phải vấn đề về sinh lý? Mẹ nên tìm hiểu điều này sớm để giúp con dậy thì đúng cách nhé!
Trẻ dậy thì sớm hay dậy thì muộn cũng đều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Chắc hẳn bạn sẽ có nhiều nỗi băn khoăn về vấn đề này như con tôi dậy thì muộn có phải là điều xấu không? Tại sao con tôi dậy thì muộn?…
Marry Baby xin chia sẻ các thông tin về vấn đề dậy thì muộn ở nam giới và dậy thì muộn ở nữ giới để giúp mẹ an tâm về sự phát triển của con trẻ nhé.
I. Dậy thì muộn ở nam
1. Ở con trai, dậy thì muộn là gì?
Con trai có thể bắt đầu dậy thì vào những thời điểm khác nhau, song có khoảng 95% dậy thì ở độ tuổi từ 9-14. Ở tuổi 14, nếu con trai chưa có dấu hiệu dậy thì, trường hợp này có thể coi là hiện tượng dậy thì muộn.
2. Các biểu hiện dậy thì muộn ở nam giới
Bình thường, con trai sẽ có các dấu hiệu dậy thì như sự mở rộng của tinh hoàn, sự phát triển của dương vật và lông mu.
Tuổi dậy thì của con trai xảy ra khi tuyến yên bắt đầu sản xuất nhiều hơn hai hormone luteinizing (gọi là LH) và hormone kích thích nang trứng (gọi là FSH) khiến tinh hoàn phát triển và sản xuất hormone testosterone nam. Sự phát triển hormone mạnh mẽ thường bắt đầu một năm hoặc hơn một năm sau khi bộ phận sinh dục bắt đầu mở rộng, thường là vào năm 15 tuổi.
3. Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở nam
Dậy thì muộn ở nam giới thường do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Do yếu tố di truyền, điều này có nghĩa là nếu mẹ, bố hoặc cả bố và mẹ dậy thì muộn thì nhiều khả năng con trai cũng dậy thì muộn.
- Trường hợp mắc các bệnh mãn tính như bệnh viêm ruột, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc xơ nang cũng khiến con trai dậy thì muộn.
- Thiếu hụt hormone dậy thì LH và FSH, gọi là thiếu hụt gonadotropin bị cô lập (IGD). Hội chứng này thường xuất hiện bẩm sinh và có dấu hiệu nổi bật như dương vật nhỏ hơn bình thường.
- Đã từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc điều trị ung thư trước tuổi dậy thì.
4. Các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì muộn ở nam giới
Dậy thì muộn ở con trai thường có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Dương vật và tinh hoàn không phát triển trước tuổi 14. Thông thường, tinh hoàn bắt đầu phát triển từ lúc dương vật vẫn còn nhỏ. Các dấu hiệu dậy thì khác sẽ xuất hiện trong 6-12 tháng tiếp theo tính từ mốc 14 tuổi.
- Có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, con trai vẫn có thể bắt kịp chiều cao với các bạn vào năm 18 tuổi.
- Mắc hội chứng kallmann (IGD) dẫn đến khứu giác kém.
- Tinh hoàn có vấn đề.
5. Cách chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn ở nam
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này ở nam bằng các phương pháp sau:
- Kiểm tra thể chất.
- Làm một số xét nghiệm để xác nhận các nguyên nhân gây dậy thì muộn không phải do tinh hoàn như xét nghiệm testosterone, LH và FSH. Mức testosterone ở người trưởng thành dao động khoảng 250-800ng/dL. Hầu hết các bé trai bị dậy thì muộn có nồng độ testosterone dưới 40.
- Chụp X-quang bàn tay và cổ tay để xác định tuổi xương. Đây là yếu tố giúp bác sĩ dự đoán chiều cao của người trưởng thành.
6. Cách điều trị chứng dậy thì muộn ở nam giới
Việc dậy thì chậm hơn bạn bè một vài năm là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu con trai dậy thì quá muộn thì cha mẹ nên cho con điều trị bằng cách phương pháp sau:
- Bác sĩ sẽ tiêm testosterone trong vài tháng với liều lượng và số lượng tiêm khác nhau để giúp con trai tăng chiều cao, cân nặng, phát triển dương vật và lông mu.
- Các nghiên cứu cho thấy một liệu trình testosterone ngắn sẽ không có tác dụng đối với chiều cao của người trưởng thành nhưng sẽ cho phép trẻ cao nhanh hơn.
- Nếu bị mắc chứng IGD hoặc tổn thương tinh hoàn, bác sĩ sẽ cho trẻ điều trị bằng testosterone với liều sẽ tăng dần theo thời gian. Ngay cả đến khi trưởng thành, con trai vẫn phải tiếp tục điều trị bằng phương pháp này.
II. Dậy thì muộn ở nữ
1. Ở con gái, dậy thì muộn là gì?
Con gái dậy thì khi cơ thể bắt đầu sản xuất hai hormone luteinizing (gọi là LH) và hormone kích thích nang trứng (gọi là FSH), khiến buồng trứng mở rộng và bắt đầu sản xuất estrogen.
Sự tăng trưởng của con gái bắt đầu ngay sau khi ngực phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện. Một cô gái chưa bắt đầu phát triển vú từ năm 13 tuổi được coi là dậy thì muộn.
2. Các biểu hiện dậy thì muộn ở nữ
- Cơ thể phát triển chiều cao thấp hơn bạn cùng lứa
- Ngực không có dấu hiệu phát triển
- Không xuất hiện lông mu
- Chưa có kinh nguyệt
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì chậm trễ ở nữ
Con gái dậy thì chậm so với lứa tuổi thường do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Do yếu tố di truyền, điều này có nghĩa là nếu cha mẹ từng dậy thì muộn thì con gái cũng bị dậy thì muộn
- Giảm mỡ cơ thể gây ra việc dậy thì muộn ở con gái
- Vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công ba lê và vận động viên bơi lội
- Mắc chứng chán ăn
- Có chế độ ăn kiêng cực đoan
- Mắc bệnh mãn tính
- Buồng trứng có vấn đề như phát triển không đúng cách hoặc bị tổn thương
- Thiếu hormone tuyến yên LH và FSH, còn được gọi là gonadotropin
- Điều trị ung thư
4. Cách chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn ở nữ
Bác sĩ nội tiết có thể yêu cầu con gái làm những điều sau để chẩn đoán tình trạng dậy thì chậm.
- Làm xét nghiệm máu để đo nồng độ LH, FSH và estradiol. Nếu có nồng độ LH và FSH rất cao sẽ cho thấy buồng trứng của con gái không hoạt động tốt.
- Nếu nguyên nhân bệnh suy buồng trứng không rõ ràng, bác sĩ sẽ thực hiện một nghiên cứu nhiễm sắc thể hoặc karyotype. Nếu LH, FSH và estradiol đều ở mức thấp, nguyên nhân dậy thì muộn có thể xuất phát từ việc giảm mỡ hoặc cơ thể bị thiếu hụt LH và FSH vĩnh viễn.
- Có thể làm xét nghiệm MRI nếu con gái bị thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên
- Chụp X-quang tay để xác định tuổi xương
5. Cách điều trị chứng dậy thì muộn ở nữ giới
Con gái có thể điều trị tình trạng này bằng các phương pháp sau:
- Trường hợp dậy thì muộn do giảm mỡ cơ thể: Con gái chỉ cần bỏ chế độ ăn kiêng và ăn uống nhiều hơn để tăng cân.
- Trường hợp bị suy buồng trứng nguyên phát hoặc thiếu hụt gonadotropin vĩnh viễn: Con gái cần điều trị estrogen lâu dài bằng cách uống viên nén estradiol hàng ngày hoặc thoa ngoài da hai lần trong một tuần và tăng liều lượng theo thời gian.
- Sau 12-18 tháng điều trị estrogen, con gái sẽ sử dụng hormone thứ hai là progestin.
[inline_article id=22253]
III. Những câu hỏi thường gặp về chứng dậy thì muộn ở con trai và con gái
Mẹ có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp sau để có thêm thông tin về việc con bị dậy thì chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa nhé.
1. Con tôi đã phát triển lông mu và mùi cơ thể, nhưng vẫn không phát triển vú. Tôi có nên quan tâm không?
Trả lời: Con bạn có thể có lông mu và mùi cơ thể nhưng không phát triển vú vẫn bị coi là dậy thì muộn. Bởi vì sự phát triển của vú và lông mu là hai quá trình riêng biệt, được kích hoạt bởi các hormone khác nhau. Hormone kích thích phát triển vú quan trọng hơn hormone kích thích mọc lông đối với việc dậy thì của trẻ.
2. Tôi có nên lo lắng về việc con mình bị dậy thì chậm không?
Trả lời: Trong phần lớn các trường hợp, cha mẹ không cần phải lo lắng về điều này. Bởi vì trẻ dậy thì muộn là bình thường, ngoại trừ khi con bị mắc bệnh nan y.
3. Việc dậy thì muộn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không?
Trả lời: Việc dậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt, trẻ bị mắc hội chứng IGD có xu hướng không phát triển nhiều trong quá trình tăng trưởng như bạn bè. Điều này có thể khiến trẻ có thân hình nhỏ hơn ở tuổi trưởng thành.
4. Dậy thì chậm có hại không?
Trả lời: Việc này chỉ có hại trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh lý như bệnh nan y hoặc bệnh về tinh hoàn, buồng trứng.
5. Con tôi dậy thì bị muộn nhưng khi bước vào thời kỳ dậy thì, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường phải không?
Trả lời: Điều đó có thể. Trẻ bị IGD đôi khi trải qua tuổi dậy thì với tốc độ nhanh hơn một chút.
6. Việc dậy thì bị muộn có ảnh hưởng đến khả năng sinh con không?
Trả lời: Điều đó còn phụ thuộc và các nguyên nhân gây ra việc dậy thì muộn của con bạn. Nếu dậy thì muộn do chứng IGD, trẻ thường không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu do mắc bệnh ảnh hưởng đến hormone thì khả năng sinh sản của trẻ có thể bị tác động.
Việc dậy thì muộn có thể gây ra một số vấn đề về thể chất và tâm lý cho trẻ như chậm phát triển chiều cao, cơ quan sinh dục. Điều này có thể gây ra tâm lý lo lắng, tự ti cho con. Ngoài ra, trẻ dậy thì chậm hơn lứa tuổi còn có thể báo hiệu một vài chứng bệnh mà con có thể gặp phải như bệnh nan y, bệnh về tinh hoàn hoặc buồng trứng. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến con hơn khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì nhé.
Hanako