Nếu mẹ bắt đầu dạy trẻ từ sớm, con sẽ dễ hình thành những thói quen tốt, lành mạnh, từ đó giúp xây dựng và phát triển nhân cách của con tốt hơn về sau. Vì thế, đừng bỏ qua cẩm nang 1001 cách dạy trẻ 3 tuổi dưới đây để trẻ thêm thông minh, biết yêu thương và vâng lời cha mẹ nhé!
Sự phát triển của trẻ khi con lên 3
Để có thể tìm được cách dạy trẻ 3 tuổi đúng và phù hợp nhất với con, trước tiên mẹ cần hiểu trong giai đoạn này, con sẽ có những sự thay đổi nào so với khi con 2 tuổi. Cụ thể, trẻ 3 tuổi sẽ có 4 thay đổi chính: về thể chất – về tâm lý – về khả năng giao tiếp – về nhận thức.
1. Sự phát triển thể chất
Trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ phát triển ở 2 năm đầu đời. Lúc này, trẻ bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng vận động thô (đi, chạy, giữ thăng bằng khi kiễng chân hoặc nhảy, đi lùi,…) và vận động tinh (tự rửa, lau khô tay, tự mặc quần áo, cầm nắm và điều khiển các vật,…).
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng sự phát triển thể chất ở mỗi trẻ là không giống nhau nên nếu trẻ chưa thật sự hoàn thiện các kỹ năng này thì mẹ không cần phải quá lo lắng.
Trong thời gian, để con phát triển thể chất, mẹ sẽ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
2. Sự phát triển tâm lý
Cách dạy trẻ 3 tuổi phù hợp cần dựa trên sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ để hiểu được con đang nghĩ gì. Trong giai đoạn này, trẻ có thể học cách đối phó với các vấn đề, tình huống gây căng thẳng và có xu hướng cáu gắt, giận dữ vì chưa học được cách kiểm soát, điều chỉnh phản ứng của bản thân.
Bên cạnh đó, trẻ 3 tuổi cũng sẽ học cách biểu lộ, diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của mình thông qua việc quan sát biểu cảm từ những người xung quanh. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ áp dụng cách dạy trẻ 3 tuổi yêu thương người khác vì lúc này, con đã bắt đầu biết đồng cảm, thấy không thoải mái khi ai đó bên cạnh con đang buồn. Con cũng sẽ học cách biểu đạt tình yêu thương của mình đến mọi người xung quanh.
>>> Mẹ có thể đọc thêm: Dạy con biết yêu thương em và những thành viên khác trong gia đình
3. Sự phát triển khả năng giao tiếp xã hội
Khi trẻ lên 3, con sẽ dần làm quen, tương tác, giao tiếp với bạn bè xung quanh nhiều hơn vì đây là thời điểm tình bạn của trẻ sẽ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, trẻ sẽ chưa hoàn toàn biết cách để kiểm soát các mối quan hệ mới, dẫn đến nhiều cuộc cãi vã khiến bố mẹ đau đầu.
Và nếu mẹ đang tìm cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, biết nghe lời thì xin chúc mừng mẹ. 3 tuổi là cột mốc trẻ dần hình thành tính cách nên nếu hướng dẫn trẻ những bài học, thói quen đúng đắn từ ngay thời điểm này sẽ giúp trẻ có thể phát triển theo hướng tốt nhất.
4. Sự phát triển nhận thức
Trẻ em lên 3 có sự phát triển rõ rệt về nhận thức khi con có thể bắt đầu tiếp thu, xử lý, hiểu rõ các thông tin xung quanh mình. Mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên đặt những câu hỏi “vì sao” và mong mỏi bố mẹ, người lớn có thể cho con câu trả lời.
Ở giai đoạn này, trẻ cũng có thể ghi nhớ được khoảng 500 – 900 từ vựng, nói một số câu dài, thể hiện sự hứng thú với các kiến thức về hình dạng, màu sắc…
Cách dạy trẻ 3 tuổi để con thông minh, nghe lời, biết yêu thương mọi người
1. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Hướng dẫn trẻ đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể
Bố mẹ thường sợ trẻ không biết hướng xử lý đúng cho một vấn đề nên sẽ làm giúp con hoặc đưa cho con giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ hạn chế khả năng tư duy của trẻ, khiến con mất đi khả năng lập luận, phân tích và có hướng xử lý đúng.
Khi dạy trẻ 3 tuổi, nên để con tự đưa ra giải pháp cho những tình huống xảy ra. Nếu không yên tâm về cách xử lý của trẻ, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi để trẻ có thể suy nghĩ, tư duy, chẳng hạn như “Tại sao con quyết định làm như vậy?”, “Theo con thì giữa cách A và cách B thì cách nào tốt hơn?”, “Cây bút chì màu này cùn mất rồi, mình nên làm gì để nó hết cùn con nhỉ?”,…
2. Cho con thời gian để tự làm mọi việc
Cách dạy trẻ 3 tuổi để trẻ thông minh hơn mà bố mẹ có thể áp dụng chính là hãy kiên nhẫn và cho trẻ thời gian. Vì khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quan sát hành vi của mọi người, dần thực hiện theo những hành động này.
Có thể ban đầu con sẽ làm mọi việc một cách chậm chạp hoặc hướng xử lý chưa đúng với mong đợi của mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng vội làm thay trẻ mà hãy để con có thời gian làm quen, thích nghi.
Ví dụ: Trẻ muốn tự mặc quần áo nhưng đôi tay còn vụng về mà rất lâu con mới mặc đồ xong. Như vậy, để không rơi vào tình trạng hối con, mẹ hãy đẩy thời gian chuẩn bị lên sớm hơn 20-30 phút. Con sẽ có thêm thời gian để cài nút áo, mặc quần, mang vớ, đội nón, mặc áo khoác.
Hoặc nếu không có thời gian cho tất cả việc đó, mẹ có thể chọn từng dịp để con tự làm từng việc khác nhau. Quan trọng là mẹ tạo cơ hội để con được thử sức “tự chăm sóc chính mình” – điều đó sẽ rất tuyệt đấy!
3. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Cùng con “gọi tên” và chia sẻ cảm xúc của con
Để dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, biết yêu thương mọi người, trước tiên mẹ cần tạo cho con cách để chia sẻ những cảm xúc mà con có được, và nhất là giúp con “gọi tên” được cảm xúc con đang có là gì.
Khi thấy trẻ vui, buồn, tức giận, sợ, lo lắng, mẹ đều có thể tâm sự cùng con, giúp con bày tỏ những cảm xúc của mình. Kể cả những cảm xúc có phần hơi giống nhau như vui vẻ và hạnh phúc, mẹ cũng nên hỗ trợ chia sẻ và nhận ra. Vì đó là nền tảng cho một cá nhân giàu cảm xúc và tình cảm phong phú.
Đồng thời, mẹ có thể hướng dẫn con nhận ra cảm xúc ở người đối diện. Điều này giúp xây dựng cho trẻ thói quen quan tâm, chia sẻ cùng với những người xung quanh mình nhiều hơn.
4. Hạn chế cho trẻ xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá mức
Khi chia sẻ về cách dạy trẻ 3 tuổi, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của các thiết bị điện tử. Việc xem tivi, coi video hoặc chơi game thường xuyên sẽ khiến trẻ bị hạn chế trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của mình.
Bộ não của trẻ sẽ ghi nhận những hình ảnh mà trẻ tiếp thu thông qua phim ảnh hoặc lặp đi lặp lại các thao tác như trên game. Thay vì tuổi thơ con nên được chạy nhảy, vui chơi bên ngoài và tương tác với bạn bè, con lại bị giới hạn trong không gian bên trong chiếc tivi hay điện thoại.
Việc mất đi trí tưởng tượng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ hãy chú ý hạn chế thời gian cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử mẹ nhé. Theo Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, trẻ 2-5 tuổi nên có tổng thời gian xem thiết bị điện tử khoảng 1 tiếng ở ngày trong tuần, cuối tuần có thể xem dưới 3 tiếng/ngày.
5. Cách dạy trẻ 3 tuổi: Nhất quán trong việc giáo dục trẻ giữa cha và mẹ
Nếu trong gia đình không chỉ có bố mẹ mà còn thêm ông bà hoặc các thành viên khác, mọi người nên cùng ngồi lại và thống nhất cách dạy trẻ 3 tuổi. Nếu phương pháp dạy của mỗi người mỗi khác, trẻ sẽ rơi vào tình huống không biết nghe lời ai. Hậu quả là, trẻ sẽ tự làm theo ý mình hoặc chỉ nghe thời người nào dễ dãi với bé nhất và dẫn đến nhiều kết cục nghiêm trọng hơn.
Trong cẩm nang về nuôi dạy con “Parenting Exchange“, tác giả Karen Stephens – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Trẻ em của Đại học Bang Illinois (Mỹ), đã nhấn mạnh: “Khi đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên thẳng thắn chia sẻ quan điểm và niềm tin về việc giáo dục con cái với nhau”. Điều này giúp đối phương hiểu, tôn trọng suy nghĩ lẫn nhau và tìm được định hướng chung trong cách giáo dục con sau này.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Kể chuyện cho bé 3 tuổi: Thế giới động vật qua truyện dân gian
Đọc sách cùng trẻ
Một trong những điều tốt nhất trong cách dạy trẻ 3 tuổi mà mẹ có thể làm cho con chính là đọc sách cùng con. Đọc một cuốn sách yêu thích cho con, mẹ không chỉ giúp bạn gắn kết với chúng mà còn mang lại cho con cảm giác thân thiết và hạnh phúc.
Cảm giác thân thiết này giúp con cảm thấy gần gũi với mẹ, và cảm giác yêu thương và quan tâm sẽ khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển tích cực.
Từ câu chuyện và thông tin trên sách, mẹ có thể hướng dẫn trẻ thêm nhiều điều khác, chẳng hạn như hỏi trẻ nghĩ gì về câu chuyện trên. Điều này giúp trẻ có thêm trải nghiệm về tình huóng, thế giới bên ngoài mà không phải thực sự trải qua hay vấp phải.
Mẹ có thể tham khảo các câu chuyện hay để kể cho bé trước giờ đi ngủ tại đây và đây.
[inline_article id=830]
Việc giáo dục vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, khả năng của một đứa trẻ. Hy vọng cách dạy trẻ 3 tuổi trên đây, mẹ có thể có thêm những phương pháp dạy con tốt nhất, cùng con lớn khôn mỗi ngày.