Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng mang lại khá nhiều sự bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu. Bài viết này sẽ đưa cho mẹ thông tin tổng quan về tình trạng này, từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục hữu hiệu.
Tại sao bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai
“Thủ phạm” chính khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên là hormone hCG, nó làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận, làm bàng quan nhanh đầy hơn. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên đến 50% so với trước khi có thai. Điều này dẫn đến rất nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý thông qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm thấy các cơ của vùng chậu và thành tử cung giãn nở, điều đó kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Áp lực của tử cung khiến bàng quang làm hạn chế lượng nước tiểu lưu trữ cũng là nguyên nhân.
Ngoài ra, mẹ bầu có nhận thấy vào buổi tối, mẹ có xu hướng đi tiểu nhiều hơn ban ngày không? Vì khi nằm, phần chất lỏng ở chân có xu hướng trở lại bàng quang nhanh hơn, làm mẹ nhanh chóng muốn đi tiểu.
Bà bầu đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày?
Tuỳ thuộc vào lượng nước mà bạn uống trong một ngày. Đối với hầu hết mọi người, số lần đi tiểu bình thường mỗi ngày là từ 6-7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Thậm chí, có người đi từ 4-10 lần một ngày cũng có thể là bình thường nếu người đó khỏe mạnh và hài lòng với số lần họ đi vệ sinh.
Mẹ bầu có thể đi tiểu với số lần bằng hoặc nhiều hơn số này, tuy nhiên không có con số cụ thể mà còn bị ảnh hưởng bởi cơ địa, chế độ ăn uống, thói quen, sinh hoạt, tình trạng bệnh (nếu có) của mẹ bầu.
>>> Nên xem thêm: Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều và 16 dấu hiệu có thai chính xác nhất
Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không?
Theo Marshfield Clinic Health System, số lần đi tiểu tăng lên trong thai kỳ là bình thường nếu không đi kèm với các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hay tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, tình trạng và mức độ đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ, tùy thuộc vào sự khác biệt về thể chất – mối tương quan giữa các cơ quan trong tiểu khung của mẹ. Ví dụ như từ các khác biệt nhỏ về tử cung của mẹ trong mối quan hệ với bàng quang cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tần suất mà mẹ cảm thấy muốn đi vệ sinh.
Một số thai phụ sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nhưng một số khác thì vẫn vậy. Do đó, dù tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai có thể xáo trộn cuộc sống của mẹ bầu, vẫn có khả năng mẹ sẽ cảm thấy khá hơn trong ba tháng giữa thai kỳ và không phải chạy vào nhà vệ sinh cả ngày nữa.
Nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai thông thường: Do thai kỳ
Hiện tượng đi tiểu nhiều sẽ bắt đầu vào 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là vì trong thời gian đầu của thai kỳ, hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi: sự gia tăng của progesteron và hCG dẫn đến sự gia tăng lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể. Khi đó, thận của mẹ phải hoạt động nhiều hơn để thải chất thải ra khỏi cơ thể, lượng nước tiểu tăng lên đồng nghĩa với việc phải đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, tam cá nguyệt đầu tiên cũng chứng kiến tình trạng tử cung bắt đầu phát triển và kích thích bàng quang. Những lý do này sẽ khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này đôi khi khác nhau tuỳ từng thai phụ, có người chỉ thấy thay đổi nhỏ, nhưng có người phải đi tiểu nhiều lần, cùng với các vấn đề như ốm nghén khiến mẹ bầu rất mệt mỏi.
3 tháng giữa là giai đoạn mẹ bầu bắt đầu thích nghi với sự thay đổi, tử cung đang lớn dần trong khoang bụng mẹ. Nó sẽ giảm bớt áp lực lên phần bàng quang và hiện tượng đi tiểu cũng được giảm hơn so với 3 tháng trước.
Theo khảo sát từ các mẹ bầu vào giai đoạn 3 tháng cuối, tần suất đi tiểu sẽ tăng hơn bởi có lẽ trong tam cá nguyệt thứ ba. Vì khi đó tử cung và thai nhi lớn lên sẽ đè lên bàng quang. Áp lực này khiến tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối gia tăng, kéo dài cho đến sau khi em bé chào đời. Cùng với đau lựng, nặng nề, phù tay chân…đi tiểu nhiều khiến mẹ bầu thêm vất vả.
[inline_article id= 64047]
Nguyên nhân nguy hiểm: Do bệnh lý
Mặc dù, đi tiểu thường xuyên hơn thường là một triệu chứng mang thai bình thường. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe mà mẹ bầu không nên chủ quan.
Nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu:
- Cảm giác đau, rát khi đi tiểu
- Màu nước tiểu đục hoặc có thể ra máu trong nước tiểu
- Cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ nhưng sau đó chỉ là vài giọt nhỏ
- Nước tiểu có mùi hôi và đục.
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu trên và nghi ngờ mình có thể mắc phải tình trạng bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị sớm.
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)
Ở một số thai phụ, tiểu đường thai kỳ xảy ra khi lượng hormone thay đổi, khiến cơ thể của mẹ bầu khó xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả do sự thiếu hụt insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Ở phần lớn phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, tình trạng rối loạn dung nạp đường sẽ sớm trở lại bình thường sau sinh làm đường huyết quay về như trước mang thai. Nhưng nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Do đó để phòng ngừa, mẹ sẽ cần được biết về nguy cơ tiểu đường thai kỳ khi khám thai, xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhằm điều chỉnh đường huyết kịp thời nhằm phòng ngừa những biến chứng bất lợi trong và sau thai kỳ.
Các nguyên nhân khác khiến mẹ đi tiểu nhiều khi mang thai
- Uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác
- Tăng cân quá nhiều, có thể gây áp lực lên bàng quang
- Quá nhiều caffein
- Thuốc có tác dụng phụ loại bỏ nước khỏi cơ thể
Cách hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai
– Bài tập Kegel: Tập Kegel giúp mẹ bầu tăng cường sức mạnh các cơ vùng sàn chậu qua đó hổ trợ cho cơ thắt niệu đạo. Không chỉ vậy, Kegel còn giúp thắt chặt và thư giãn “cô bé” và “cửa sau” của mẹ bầu. Thường xuyên tập Kegel giúp mẹ bầu kiểm soát bàng quang tốt hơn, và đây cũng là biện pháp giúp mẹ thu nhỏ “cô bé” sau sinh một cách hiệu quả.
– Tránh các loại thực phẩm làm cơ thể giữ nước: Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 3 l nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, nên hạn chế cà phê, trà, soda, các loại nước ngọt có ga vì chúng chứa chất lợi tiểu, càng làm mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.
– Uống nhiều nước ban ngày và hạn chế vào ban đêm: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tranh thủ bổ sung nước vào ban ngày, giảm dần vào buổi chiều và hạn chế khi về đêm.
– “Tống” sạch nước tiểu trong bàng quang: Nghiêng người về phía trước trong lúc đi tiểu, tiểu trong tư thế thoải mái có thể giúp bạn đẩy hết lượng nước tiểu trong bàng quang. Cách này giúp bạn hạn chế tối đa những lần phải ra vào nhà vệ sinh.
Bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến nước ối không? Khi nào tình trạng này sẽ khá hơn?
Tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai, theo các chuyên gia là không làm ảnh hưởng đến nước ối. Vì nước ối và nước tiểu không liên quan đến nhau.
Trong đa số trường hợp, tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ được khắc phục ngay sau khi sinh con. Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, mẹ sẽ đi tiểu với số lượng lớn hơn và thậm chí thường xuyên hơn vì cơ thể đang thải trừ các chất lỏng còn lại từ quá trình mang thai. Nhưng chỉ sau chừng 1 tuần, đường tiết niệu của mẹ sẽ gần như trở lại như trước khi có thai
>>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?