Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

9 điều không ai nói với bạn khi vượt cạn

Nội dung bài viết chỉ ra các vấn đề, các bất cập và cả những kinh nghiệm dành cho mẹ bầu khi vượt cạn, những điều không ai nói với bạn khi vượt cạn.

9 điều không ai nói với bạn khi vượt cạn

1. Đại tiện trong lúc sinh

Nghe có vẻ khó tin và “đỏ mặt”, nhưng đây là tình huống hoàn toàn bình thường khi sinh. Trong quá trình rặn đẻ, bạn có thể mất kiểm soát và đi đại tiện.Nhưng đừng xấu hổ nếu điều đó đến với bạn, bởi các y bác sĩ đều đã quen với việc này. Điều quan trọng nhất là tập trung để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ.

2. Hút bé ra nếu mẹ sinh khó

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ có các biến chứng như huyết áp cao hoặc không đủ sức rặn thì để ưu tiên sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải hút bé ra bằng giác hút. Nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng phương pháp này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé.

3. Băng vệ sinh sẽ là một vật dụng hữu ích

Sau sinh, việc chảy máu âm đạo kéo dài khoảng 6 tuần là hoàn toàn bình thường. Ban đầu, máu sẽ ra nhiều và đỏ tươi, sau đó chuyển dần sang màu nâu nhạt và giảm bớt. Để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng, bạn nên dùng băng vệ sinh nhé.

4. Cơn đau đẻ

Cơn đau co thắt khi chuyển dạ có thể rất dữ dội, mặc dù ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau nhưng đánh giá chung là rất đau.

Hãy tưởng tượng những cơn đau này giống như những cơn đau bụng kinh, và mức độ đau sẽ ngày càng tăng cho đến khi mẹ sinh xong em bé. Do đó, để giảm đau, bác sĩ thường gợi ý các mẹ gây tê ngoài màng cứng.

5. Vỡ ối

Vỡ ối không phải là hiện tượng một lượng nước lớn đổ ồ ạt xuống sàn từ âm đạo phụ nữ. Trên thực tế, vỡ ối chỉ là một dòng nước rỉ ra như són tiểu hay còn gọi là rỉ ối. Đây là điều không ai nói với bạn khi vượt cạn, chưa kể đến phim ảnh thường xây dựng ảnh người phụ nữ mang thai vỡ ối là một lượng nước lớn đổ ào ra sàn, điều này hoàn toàn không đúng,

6. Dùng vòi xịt thay vì giấy vệ sinh

Một trong những điều không ai nói với bạn chính là dùng vòi xịt để vệ sinh hậu môn sẽ giúp hạn chế việc hậu môn bị kích thích do việc chà xát khi dùng giấy. Tuy nhiên, bạn nên tránh xịt nước mạnh vào âm đạo, nếu không sẽ gây khó chịu hơn.

Dùng vòi xịt giúp giảm đau đáng kể so với khi dùng giấy vệ sinh.
Dùng vòi xịt giúp giảm đau đáng kể so với khi dùng giấy vệ sinh.

7. Rụng tóc 

Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên khiến cho tóc trở nên dày và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh, nồng độ estrogen giảm dẫn đến tình trạng rụng tóc. Do đó, bạn cần duy trì chế độ ăn đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và có thể dùng thêm các chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp với phụ nữ cho con bú mẹ.

8. Sưng phù ở bàn chân

Sưng phù bàn chân là hiện tượng tương đối phổ biến đối với các mẹ sau sinh, lý do là vì cơ thể đã tích một lượng nước lớn trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ giảm dần theo từng tuần.

Sưng phù ở bàn chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai.
Sưng phù ở bàn chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai.

[related-articles title=”” articles=”331761″][/related-articles]

9. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm là tình trạng xuất hiện sau khi sinh vài tuần. Tình trạng này có thể khiến nhiều mẹ lầm tưởng là bản thân đang bị cảm, sốt hoặc nảy sinh lo lắng về sức khỏe. Về mặt y khoa, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nafy chính là nội tiết tố cơ thể thay đổi sau sinh, cộng với việc cơ thể đang loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể, làm dẫn đến tình trạng đổ mồ đêm kéo dài.

Kết luận

Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hành trình vượt cạn. Dù cho có đôi chút khó khăn, niềm vui được gặp bé yêu chắc chắn sẽ khiến mọi vất vả tan biến. Chúc mẹ chuẩn bị tinh thần thật tốt để chuẩn bị cho hành trình thiêng liêng sắp tới nhé.

[related-articles title=”” articles=”334986,325832,333511,329341″][/related-articles]