Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Trọn bộ bí kíp cho mẹ đây!

Dinh dưỡng cho bé từ lúc chào đời cho đến khi lớn lên luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Thế nhưng, nhu cầu dinh dưỡng và vitamin của con khác nhau theo từng độ tuổi. Trong bài viết dưới đây, MarryBaby sẽ cùng mẹ giải đáp thắc mắc: trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1.  Nhu cầu tăng trưởng của trẻ trên 1 tuổi

Để trả lời được câu hỏi trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, trước hết, mẹ cần hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Trẻ em trên 1 tuổi đã có những phát triển về hệ tiêu hóa với khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Các hoạt động đã bắt đầu tăng lên cùng theo với tuổi tập đi, tập nói… và mức độ bé tiêu hao năng lượng cao hơn so với người lớn.

Do đó, mức độ hoạt động trong ngày là một trong những yếu tố quyết định nhu cầu năng lượng của bé. Hầu hết các bé từ 1 tuổi trở lên cần 1.000-1.400 calo/ngày; tương đương khoảng 1/4 khẩu phần người lớn.

Vì vậy, mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng của bé. Trong số đó, vitamin đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của con. Vì vậy, trước khi tìm hiểu trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì; mẹ cần nắm rõ những lợi ích mà vitamin mang lại cho bé.

>> Mẹ xem thêm Vitamin 3b cho trẻ em: Cách bổ sung giúp bảo vệ sức khỏe

trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì
Để biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, trước mắt mẹ cần hiểu nhu cầu calo của trẻ trên 1 tuổi từ 1.000 – 1.400 calo/ngày.

2. Vì sao biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì lại quan trọng?

Bé cần đầy đủ vitamin cho sự phát triển của não bộ. Trong 5 năm đầu đời, não bộ bé đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn với tốc độ phát triển được xem là nhanh hơn bất kì giai đoạn phát triển nào.

Trong đó, vitamin là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện và bứt phá của bé sau này. Vai trò thứ 2 của vitamin là giúp chuyển hoá các thực phẩm mà bé ăn mỗi ngày thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, giúp bé khỏe mạnh và cao lớn.

Tuy nhiên, các loại vitamin và khoáng chất có thể hại cho cơ thể bé nếu dùng quá liều; đặc biệt là các loại vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K có xu hướng dự trữ trong mỡ. Do đó, ngoài việc hiểu được trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì; mẹ cũng cần chú ý bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách; tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng.

3. Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Câu trả lời là vitamin A

Vai trò:

  • Tại sao Vitamin A là câu trả lời cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vì đây là loại vitamin cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tham gia vào quá trình phát triển cơ thể của bé.
  • Ngoài ra, Vitamin A đóng vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Tình trạng thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Liều lượng:

  • Theo Chế độ Ăn uống Khuyến nghị (RDA) từ Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ; bé từ 1-5 tuổi cần trung bình 1.000 IU vitamin A mỗi ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin A:

  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Cà rốt, khoai lang, cải củ Thụy Điển và xoài.
  • Rau xanh đậm, chẳng hạn như rau bina, bắp cải và bông cải xanh

>> Mẹ có thể xem thêm: 30 thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho thị lực của mẹ và bé khỏe mạnh

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Chính là vitamin D

vitamin D cho trẻ trên 1 tuổi

Vai trò:

  • Trả lời câu hỏi trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì không thể không nhắc tới vitamin D. Đây là loại vitamin giúp bé hấp thụ canxi và giúp xương, răng chắc khỏe.
  • Thêm vào đó, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu thiếu vitamin D, bé có nguy cơ bị còi xương, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ xương khớp và tăng trưởng chậm.

Liều lượng: 

  • Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin D tối thiểu là 600 IU/ngày, trung bình khoảng 1.000 IU/ngày.
  • Mẹ không nên cho bé 1 – 3 tuổi bổ sung vitamin D với lượng quá 2.500 IU/ngày;
  • Bé từ 4 – 5 tuổi không bổ sung vitamin D quá 3.000 IU/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin D:

  • Một số loại cá (ví dụ: cá hồi hoặc cá ngừ đóng hộp nhẹ).
  • Trứng.
  • Các sản phẩm có tăng cường vitamin D như sữa bò nguyên chất;
  • Sữa chua, ngũ cốc và một số loại nước trái cây nguyên chất.

Vitamin C chắc chắn luôn là câu trả lời cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì

Vai trò:

  • Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể như quá trình hình thành collagen.
  • Vitamin là câu trả lời hoàn hảo cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì vì nó đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Ngoài ra, nó còn là sợi dây kết nối, giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và acid folic; những vi chất thiết yếu để bé phát triển chiều cao và trí tuệ của bé.

Liều lượng:

  • Liều lượng được khuyến cáo cho trẻ từ 1-5 tuổi là 30mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin C:

  • Quả cam.
  • Trái kiwi.
  • Dâu tây.
  • Bông cải xanh.
  • Cà chua.
  • Ớt

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Bổ sung sắt ngay mẹ nhé

Không chỉ nói về trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cũng cần hiểu tầm quan trọng của việc bổ sung sắt.

Vai trò:

  • Sắt là khoáng chất giữ vai trò tạo ra các hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bé có khả năng bị thiếu máu nếu không nhận đủ sắt. Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi không có triệu chứng hoặc biểu hiện qua việc da bé tái nhợt, tim đập nhanh, kén ăn và thể trạng kém.
  • Thiếu sắt lâu dài còn khiến bé gặp nhiều vấn đề về sự phát triển của cơ và não.

Liều lượng: 

  • Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7mg sắt/ ngày, từ 3 tuổi trở đi cần 10mg/ ngày.

Thực phẩm giúp bổ sung sắt:

  • Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
  • Đậu lăng.
  • Trứng.
  • Thịt gà, gà tây.
  • Bông cải xanh.
  • Khoai lang.
  • Yến mạch.

Vitamin B12 là đáp án cho câu hỏi “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?”

Vai trò:

  • Vitamin này giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và có vai trò trong quá trình chuyển đổi chất béo và protein. Nếu bé có dấu hiệu mệt mỏi, da nhợt nhạt, biếng ăn hoặc bỏ ăn, có thể bé đang thiếu vitamin B12.

Liều lượng:

  • Lượng vitamin B12 bé cần được bổ sung mỗi ngày:
    • 1 – 3 tuổi: 0,9 mg/ngày.
    • 4 – 5 tuổi: 1,2 mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin B12:

  • Sò.
  • Cá hồi.
  • Thịt bò.
  • Sữa chua ít chất béo.
  • Sữa ít béo.
  • Giăm bông.
  • Trứng.
  • Ức gà.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin 3B?

Mẹ có thể bổ sung gì cho trẻ 1 tuổi? Kẽm nhé mẹ ơi

Bổ sung kẽm vào bữa ăn cho trẻ
Biết bé cần bổ sung kẽm cũng quan trọng như hiểu được trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì.

Vai trò:

  • Kẽm giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu, tổng hợp chất đạm, từ đó hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hấp thu canxi, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác và giúp trẻ có cảm giác thèm ăn hơn. Vì thế, chắc chắn kẽm là vi chất gợi ý cho mẹ khi nghĩ về “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?”.

Liều lượng:

  • Lượng kẽm nên bổ sung cho bé mỗi ngày:
    • 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày.
    • 4 – 5 tuổi: 5 mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều kẽm:

Canxi – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương và chiều cao cho trẻ

Vai trò:

  • Nếu hỏi “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì”, mẹ hãy ghi nhớ ngay đến canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương và chiều cao của bé. Trẻ em thiếu canxi sẽ dẫn đến biến dạng xương, còi xương, chậm lớn, răng biến dạng, sâu răng.
  • Đối với hoạt động của hệ thần kinh, canxi là chất dẫn truyền, giúp các tế bào thần kinh hoạt động linh hoạt hơn. Vì vậy, bé thiếu canxi thường hay khóc đêm, cáu giận, dễ rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Liều lượng:

  • Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo lượng canxi cần cho trẻ:
    • Từ 1-3 tuổi: 700mg mỗi ngày. 
    • 4-5 tuổi uống 1.000mg mỗi ngày.

Thực phẩm có nhiều Canxi:

>> Mẹ có thể xem thêm: Bổ sung vitamin cho trẻ: Những điều mẹ cần biết ngay!

4. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin & khoáng chất

bổ sung sữa để có vitamin D
Không chỉ biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cần tìm hiểu cả nguồn thực phẩm để cung cấp Vitamin cho bé!

Khi đã giải đáp được thắc mắc trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ hẳn sẽ cần biết có những loại thực phẩm nào có chứa các vitamin này để có thể bổ sung vào bữa ăn cho trẻ. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ cần biết:

Rau củ quả: Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao như vitamin A, nhóm B, C, E, canxi, sắt,… Đây là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ để bổ sung vi lượng cho bé.

Hạt & ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt thông thường như: lúa mạch, các loại đậu, hạt và bắp… có nhiều vitamin B complex, vitamin E, khoáng chất và các chất béo tốt.

Thịt: Vitamin C, B12 với hàm lượng chất dinh dưỡng cao được tìm thấy trong các loại thực phẩm thịt.

Cá, thủy hải sản: Là một thực phẩm giàu vitamin B12 với nhiều protein, phốt pho, selen, vitamin A và vitamin B3. Những món ăn từ cá ngừ, cá hồi, cá mòi,… có thể nằm trong thực đơn của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng các thực phẩm như sữa bò nguyên chất (dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên), trứng, sữa chua và một số loại nước trái cây khác.

Có thể thấy rằng, vitamin và khoáng chất là những thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể bé. Chúng không chỉ tham gia cấu tạo, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa dưỡng chất để phát triển mà còn giúp bảo vệ cơ thể con hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này; mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc: trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện. Từ đó, mẹ sử dụng các loại thực phẩm giàu vi lượng để chế biến những món ăn đa dạng và bổ dưỡng cho con yêu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ đi học lại sau dịch, làm thế nào để con có hứng đến trường?

chuẩn bị cho trẻ đi học lại

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán “dài nhất lịch sử” vì dịch bệnh, hẳn là các bé sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc bắt nhịp khi trở lại trường. Hiểu được vấn đề này, Marry Baby chia sẻ đến bạn một vài gợi ý nho nhỏ để giúp trẻ đi học lại cảm thấy hứng khởi hơn.

Việc quay trở lại trường dường như là “nỗi ám ảnh” với không ít bé nhỏ. Nhất là ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, chỉ mới nghe “sắp phải đi học” là nhiều bé lăn ra ăn vạ, khóc nhè khiến phụ huynh vô cùng mệt mỏi.

Bởi lẽ, việc tách con ra khỏi những hoạt động vui chơi, thư giãn vốn dĩ đã quen thuộc trong suốt hơn 3 tháng qua là điều chẳng dễ dàng gì. Do vậy, để con mau chóng quen với nhịp sinh hoạt mới trong việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lại, bố mẹ có thể tham khảo qua những lời khuyên sau đây.

Lý giải vì sao trẻ có tâm lý lười đi học lại sau kỳ nghỉ dài

trẻ lười đi học sau dịch

Thật khó để đưa trẻ quay trở lại guồng học tập khi mà những thói quen ở trường dần biến mất để nhường chỗ cho sự tự do vui chơi, không phải thức dậy đúng giờ trong suốt kỳ nghỉ dài. Do vậy, trẻ thường đâm ra chán nản, lười quay trở lại trường học hơn.

Ngoài lý do trên, các chuyên gia tâm lý khi nghiên cứu ở nhóm đối tượng trẻ học mẫu giáo cũng nhận thấy một số bé cảm thấy sợ đến trường vì bị trêu chọc, bị bắt nạt, bỏ rơi… Trẻ lớn hơn nữa thì lại sợ thi cử, sợ những áp lực đến từ giáo viên… Những ngày nghỉ với trẻ dường như là “thiên đường” khi các bé không phải đối mặt với những nỗi lo trên.

Bố mẹ làm gì để “chữa bệnh” lười học của con đây?

Để giúp trẻ lấy lại hứng khởi khi đến trường, điều quan trọng là bố mẹ nên là người bạn đồng hành cùng con, hãy tham gia vào việc chuẩn bị mọi thứ cần thiết cùng trẻ. Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với bạn:

1. Giúp trẻ thiết lập lại đồng hồ sinh học

thiết lập lại đồng hồ sinh học giúp trẻ đi học lại dễ hơn

Hơn 3 tháng dài nghỉ học tại nhà để tránh dịch, những thói quen học tập hằng ngày của trẻ cũng đã bị xáo trộn không ít. Cộng thêm với việc đôi khi trẻ được phép thỏa sức thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng giờ giấc lại khiến bố mẹ thêm vất vả hơn trong việc đốc thúc con đến trường.

Đành rằng việc nuông chiều để con thoải mái trong những ngày nghỉ là điều dễ hiểu nhưng hệ quả của việc này lại khá phiền phức. Để tái lập lại trật tự sinh hoạt như cũ, bạn có thể lên kế hoạch bằng cách:

  • Liệt kê tất cả những công việc phải làm mỗi ngày để chuẩn bị cho trẻ đến trường. Đó có thể là chuẩn bị quần áo, bữa sáng của con, soạn sách vở…
  • Hỏi trẻ về những gì con có thể tự làm được hoặc những khó khăn con đang gặp phải khi phải quay lại trường. Có như vậy, bạn mới dễ dàng sắp xếp thời gian biểu phù hợp.

Vào khoảng 3 – 4 ngày trước khi trẻ đi học lại, bạn nên điều chỉnh nhịp sinh hoạt của con cho phù hợp. Đặc biệt phải quan tâm hơn nữa đến thời gian ngủ của trẻ. Theo đó, trẻ 5 – 13 tuổi nên ngủ khoảng 9 – 11 giờ mỗi ngày, con số này sẽ rơi vào tầm 8 – 10 giờ với trẻ 14 – 17 tuổi. Để thuận tiện hơn, bạn có thể đặt báo thức hoặc giao hẹn thời gian thức dậy trước với con. Điều này sẽ làm cho trẻ không bị bất ngờ trước việc thay đổi thời gian liên tục.

2. Trò chuyện cùng con về chuyện quay trở lại trường

Để xốc lại tinh thần cho trẻ thì không thể thiếu bước chuẩn bị tâm lý. Với các bé nhỏ, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian trước khi ngủ để trò chuyện với con. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất vì bé sẽ không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì. Chính vì vậy, những tâm tư nguyện vọng của cha mẹ sẽ được bé ghi nhớ dễ hơn.

Một cỗ máy muốn hoạt động trơn tru cũng cần có thời gian khởi động và trẻ con cũng vậy nên bạn hãy từng bước đề cập với con về chuyện sắp quay lại trường học. Bạn có thể gợi lại cho con những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, hỏi bé về những hoạt động yêu thích ở lớp hay gợi cho bé nói về người bạn mà con hay chơi cùng… Với các bé đã lớn hơn một chút, đôi khi bạn cũng nên chia sẻ thêm về những hồi ức ngày còn đi học của mình. Nhờ vậy mà trẻ sẽ dễ cởi mở hơn và bộc bạch nhiều điều mà có lẽ bạn cũng sẽ bất ngờ đấy!

3. Tạo cảm giác trường học là mái nhà thứ 2 dành cho con

mua quần áo cho trẻ đi học lại

Cảm giác thuộc về trường học có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, cũng như niềm vui của trẻ. Nắm được điều này, các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện cho con bằng cách khéo léo động viên, khuyến khích trẻ đi học lại. Để làm được điều này, có một số mẹo nhỏ mà Marry Baby gợi ý đến bạn như:

  • Chuẩn bị một ít bánh, quà để chia cho các bạn và khuyến khích trẻ kể về quãng thời gian nghỉ lễ của mình.
  • Nếu có điều kiện, hãy mua thêm cho trẻ bộ đồ dùng học tập hay món đồ mà trẻ thích, chẳng hạn như đôi giày mới, chiếc áo khoác đẹp… Điều này sẽ giúp trẻ thêm phần hào hứng muốn đến trường ngay để khoe với bạn bè.
  • Thưởng cho con những món quà nho nhỏ sau những cố gắng học tập của trẻ. Đôi khi bạn chỉ cần nấu món ăn hoặc mua một món đồ chơi mà trẻ thích.

4. Cùng con chuẩn bị bài vở để trở lại trường

Một nỗi lo chung của các bậc phụ huynh là sợ con nghỉ lâu quên hết bài vở, nhất là với các bé còn nhỏ mới học lớp 1. Chính vì vậy, bạn cần lên kế hoạch học tập cụ thể cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở con ôn bài đừng để nước đến chân mới nhảy.

Trong giai đoạn này, song song với việc học online (nếu có) bạn vẫn nên hướng dẫn con ôn bài từng ít một. Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh gây áp lực hay bắt bé phải làm nhiều bài tập một lúc. Với những bài tập đã được giao từ trước, bạn hãy khuyến khích con nên làm từ bài dễ nhất hay các môn học mà bé thích trước. Có như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy ngán ngẩm với đống bài vở chồng chất. Trường hợp trẻ có điều gì chưa rõ, bạn nên giải thích giúp bé hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ giáo viên.

Để tăng thêm hứng thú học tập, bạn có thể khuyến khích con làm mới bàn học bằng cách lau dọn, sắp xếp lại sách vở và đặt lên đó một vài món đồ mà bé yêu thích. Điều này cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, kích thích trẻ muốn “lao” ngay vào bàn học.

5. Đảm bảo con có sức khỏe tốt

chuẩn bị bữa trưa cho trẻ đi học lại

Sau kỳ nghỉ dài được thỏa sức tự do ăn ngủ, khả năng tập trung để tiếp thu bài vở của trẻ cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy, sẽ rất khó để trẻ có thể “thu nạp” kiến thức vào đầu ngay được.

Để tránh tình trạng này xảy ra, ngoài việc hỗ trợ con ôn lại kiến thức, làm bài tập về nhà, bạn nên có biện pháp để đảm bảo sức khỏe cho con. Cụ thể, trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Cận đến ngày “tựu trường”, bạn không nên cho phép trẻ ngủ muộn.

Việc trẻ đi học lại sau thời gian giãn cách xã hội để tránh dịch cũng khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trang bị cho bé những vật dụng cần thiết như khẩu trang, găng tay y tế, xà phòng rửa tay hoặc dạng gel khô để con sử dụng. Với học sinh bán trú, nếu có thể, mẹ nên chuẩn bị cơm trưa cho trẻ tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, bạn cần nhắc nhở con không sử dụng chung đồ dùng với các bạn học. Để rõ hơn, mời bạn tham khảo thêm bài viết: 6 thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân phụ huynh nên rèn cho trẻ.

Nhiều phụ huynh thường có suy nghĩ rằng việc con lười học như vậy chỉ diễn ra vài ngày rồi hết. Điều này khá là sai lầm và ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của con. Thay vào đó, hãy luôn dành mọi thời gian quan tâm đến trẻ để bé không cảm thấy cha mẹ đang bỏ lơ mình. Hy vọng rằng những lời khuyên trên đây sẽ góp phần tạo động lực để trẻ đi học trở lại với tâm lý hứng khởi.

Marry Baby