Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Gợi ý 10 siêu thực phẩm cho mẹ

Vậy ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Dưới đây là danh sách 10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính và an toàn cho sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Cùng tìm hiểu qua 10 loại thực phẩm mẹ nhé.

1. Củ nghệ

Củ nghệ chứa curcumin, một chất có khả năng kháng viêm, giảm sưng, và hỗ trợ chữa lành các tổn thương sau sinh. Nghệ còn giàu vitamin B, C và các khoáng chất như kali, magie, giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, nghệ còn giúp điều trị các chứng rối loạn ở dạ dày.

[key-takeaways title=””]

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Frontier, chuyên mục Tâm thần học, bài báo nghiên cứu về “tác dụng của curcumax (hoặc curcumon, một chất có trong nghệ) đối với chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh”. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, hợp chất curcumax này có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản; mặc dù về liều lượng thì nghiên cứu chưa chỉ ra rõ, nhưng tác dụng là vô cùng tích cực.

[/key-takeaways]

Củ nghệ - Thực phẩm hỗ trợ phục hồi sức khỏe an toàn sau sinh
Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh? Lựa chọn đầu tiên gợi ý cho mẹ chính là củ nghệ

2. Bột gừng khô

Bột gừng khô chứa chất xơ, vitamin B6 và vitamin E, sắt, magiê, kali, selen và mangan nên có khả năng chống viêm. Ngoài ra, bột gừng khô còn giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng. Mẹ nên bỏ thêm một ít bột gừng khô vào canh hoặc pha trà gừng ấm mỗi sáng để giữ ấm cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. 

3. Yến mạch

Yến mạch giàu sắt, canxi, chất xơ và protein, không chỉ giúp mẹ bổ sung năng lượng mà còn kích thích tiết sữa dồi dào do có chứa beta-glucan. Ngoài ra, theo báo cáo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – FDA, yến mạch còn có tác dụng trẻ hoá làn da và điều trị kích ứng.

Vậy nên, mẹ nào vừa muốn đẹp da, vừa muốn giữ dáng sau sinh hoàn toàn không nên bỏ lỡ thực bổ dưỡng này. Nấu yến mạch cùng sữa, thêm trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô là một cách chế biến được gợi ý để món ăn thêm ngon và giàu dinh dưỡng đó mẹ.

4. Hạt carom

Hạt carom là một thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm những cơn đau do đầy bụng và giúp tử cung co lại nhanh chóng. Hạt carom còn có tính chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và sát trùng. Mẹ có thể sử dụng hạt carom như 1 loại gia vị trong các món canh hoặc súp hàng ngày trong thực đơn sau sinh.

5. Ăn đậu gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?

Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, và đậu xanh còn giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, đậu nói chung là một loại thực phẩm giàu protein, kali và chất xơ, nó không chỉ giúp bổ sung đạm cho cơ thể mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, đậu dễ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa việc tích tụ mỡ bên trong cơ thể mẹ. Để thực đơn thêm đa dạng hơn, mẹ có thể dùng sữa đậu, nấu chè hoặc làm súp đậu cho bữa ăn nhẹ lành mạnh.

6. Ăn rau gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?

Trong rau xanh chứa nhiều sắt, Vitamin A, B, C, D giúp cải thiện vóc dáng và làn da cho chị em phụ nữ. Đặc biệt, các loại cải màu xanh đậm rất hiệu quả trong việc loại bỏ hết chất nhầy, sản dịch và trị táo bón.

Mẹ hãy bổ sung các loại rau lá xanh như rau ngót, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau má, rau diếp, bông cải xanh, rau bina (hay con gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) vào thực đơn hàng ngày để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và tăng nguồn sữa mẹ dồi dào cho các bé nhé. 

7. Kê chân vịt (Mần trầu voi)

Kê chân vịt là một loại thảo dược với nguồn cung cấp canxi, sắt và magie rất tuyệt vời cho sản phụ sau sinh. Loại siêu thực phẩm này có thể giúp mẹ phục hồi sức lực sau khi sinh và là một lựa chọn tốt cho bà mẹ bị dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa.

8. Hạnh nhân

Hạnh nhân giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin B12 và vitamin E. Ngoài ra, hạnh nhân cũng cung cấp một lượng đáng kể các khoáng chất như magiê, kali và mangan, rất cần thiết cho quá trình phục hồi sau sinh.

Các bác sĩ phụ khoa thường khuyến nghị các mẹ đặc biệt là những mẹ đang cho con bú, nên bổ sung hạnh nhân vào chế độ ăn uống để giúp cung cấp năng lượng đồng thời tăng lượng sữa mẹ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

9. Ngũ cốc nguyên cám

Ăn ngũ cốc gì để phục hồi sức khỏe sau sinh mà vẫn giàu dinh dưỡng? Một trong những thực phẩm lý tưởng mà mẹ nên bổ sung là ngũ cốc nguyên cám, bao gồm yến mạch, lúa mạch, gạo lứt… Các loại ngũ cốc này không chỉ giúp tăng tiết sữa mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh hiệu quả.

[key-takeaways title=””]

Theo thông tin từ Cleveland Clinic, ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein, và chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa). Loại thực phẩm này giúp mẹ no lâu hơn, cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định đường huyết, và giảm nguy cơ táo bón – một vấn đề về tiêu hóa phổ biến sau sinh. 

[/key-takeaways]

10. Hạt mè đen và trắng

Hạt mè có hàm lượng canxi, sắt, đồng, magiê và phốt pho cao, với tất cả các chất dinh dưỡng này, hạt mè rất tốt để bổ sung cho cơ thể các khoáng chất cần thiết. Đặc biệt là mè đen, còn hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm tình trạng táo bón. 

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh?
Mè đen và mè trắng là nhóm thực phẩm cuối trong danh sách 10 thực phẩm ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh, mẹ nên lưu lại để xem nhé.

Kết luận

Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sau sinh là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là có khả năng hỗ trợ mẹ bầu phục hồi và lấy lại sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh. Với danh sách 10 siêu thực phẩm đã liệt kê ở trên, Marry Baby hy vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc “ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh” của phần lớn mẹ bầu.

Truy cập chuyên mục Sau khi sinh để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích mẹ nhé!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thịt lợn sề là gì? Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như giúp mẹ về sữa, có sữa cho con bú nhanh hơn. Hiện nay ngoài dân gian vẫn còn quan niệm ăn thịt lợn sề mất sữa, ăn thịt lợn sề hại sức khỏe khiến các mẹ sau sinh lo lắng, không biết có nên ăn loại thịt này hay không. Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm lắng nghe giải đáp từ chuyên gia xem bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không mẹ nhé!

Thịt lợn sề là gì?

Thịt lợn sề là phần thịt có màu đỏ, độ dai giống thịt bò, được lấy từ những con lợn đã không còn khả năng sinh đẻ. Do chúng được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên bên trong thịt có thể vẫn còn các chất tăng trọng chưa được đào thải hết. 

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

ăn thịt lợn sề mất sữa

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Thịt lợn sề còn tồn dư chất tăng trọng

Nhiều người cũng rất băn khoăn thịt lợn sề có độc không. Nhìn chung, việc ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ hấp thụ phải các hóa chất tăng trọng bên trong cơ thể lợn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cho thấy ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ mất sữa sau sinh. Bên cạnh đó, cách chế biến thịt lợn sề nhìn chung cũng giống như cách chế biến thịt lợn thông thường nên mẹ vẫn có thể chọn thịt lợn sề.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Dinh dưỡng trong thịt lợn sề không cao 

Vị lợn sề đã không còn khả năng sinh sản và cũng là loại lợn già nên có thể nói là hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn sề nếu so sánh với thịt lơn , thịt heo thông thường sẽ không còn hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt lợn sề cũng chứa nhiều cholesterol có thể khiến mẹ tăng cân sau sinh. Do đó, để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ sau sinh và sự phát triển của trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên chú ý tìm kiếm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để có thể bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Cách chế biến thịt lợn sề cần lưu ý gì?

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Cần chọn phần thịt lợn sề phù hợp với món ăn

Mẹ cần chọn phần thịt lợn sề tùy thuộc vào món ăn mà gia đình đang muốn ăn để hương vị ngon phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
  • Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
  • Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo…
  • Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho…
  • Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
  • Sườn non: Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.
  • Ba rọi: Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào…
  • Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc…

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chọn mua thịt

  • Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.
  • Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm… Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ nên mua thịt rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siệu thị.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Bảo quản thịt đúng để không mất đi thêm dinh dưỡng và nhiễm khuẩn

  • Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không Khi mua thịt về mà chưa dùng ngay, có thể rửa sạch, để ráo, dùng khăn sạch lau cho khô, gói vào giấy sạch và cho vào ngăn chứa thịt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nên sử dụng thịt trong ngày để đảm bảo thịt được tươi.
  • Nếu muốn bảo quản trong thời gian lâu, cho thịt vào ngăn giữ đông. Nhưng không nên trữ trong thời gian quá dài vì thịt sẽ mất đi nhiều dưỡng chất. Nên chia thịt thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hợp lý và dễ dàng hơn.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chế biến

  • Với thịt đông lạnh, trước khi chế biến nên ngâm trong nước muối pha nhạt. Cách này giúp rã đông nhanh và giữ được độ tươi ngon của thịt, giảm thiểu sự tổn hao chất dinh dưỡng.
  • Khi chiên thịt, nên dùng nhiều dầu ăn cùng với lửa để thịt chín đều bên trong và vàng giòn bên ngoài.
  • Món canh, hầm sẽ ngon hơn và tiết ra nhiều chất ngọt nếu nấu với lửa nhỏ hoặc dùng nồi áp suất.
  • Thịt xào sẽ chín mềm và đậm đà khi bạn ướp thịt với hạt nêm rồi xào nhanh trên lửa lớn.
  • Món thịt nướng vẫn mềm mà không khô nếu trong lúc nướng ta phết phần nước ướp lên thịt cho đến khi chín vàng.
  • Thêm ít hạt nêm và vài tép tỏi vào nồi nước luộc thịt sẽ giúp thịt có hương vị thơm ngon.

>>> Mẹ cần đọc thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Các loại thực phẩm dinh dưỡng khác mẹ sau sinh nên ăn

Thịt bò nạc

thịt lợn sề có độc không

Thiếu sắt có thể khiến mẹ mệt mỏi, không đủ sức khỏe để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất. Hơn nữa, thiếu sắt cũng làm chậm sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.

Thay vì thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, mẹ có thể nên chọn thịt bò nạc thì sẽ không phải băn khoăn suy nghĩ vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò rất nhiều và bổ dưỡng. Do đó, khi đang cho con bú, mẹ đừng quên dùng thịt bò nạc để thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cần thiết mẹ nhé!

Cá hồi 

Cá hồi giúp cung cấp DHA tốt cho tâm trạng của mẹ, giúp mẹ hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc phải hội chứng baby blues. Bên cạnh đó, DHA còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Khi ăn cá hồi, mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên ăn khoảng khoảng 340g/tuần bởi bên trong cá hồi vẫn có chứa thuỷ ngân dù chỉ ở mức thấp.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để có thể chăm sóc bé yêu trong cả ngày dài. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp mẹ bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu để có sức khỏe tốt hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ trong những tháng đầu đời.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

Rau xanh

Trong thực đơn ăn uống của mẹ hằng ngày không thể thiếu rau xanh bởi rau có hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi và chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, rau cũng có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ có thể không cần thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, thay vào đó, mẹ hãy chọn dung nạp ngay các loại rau xanh thì bảo đảm sẽ tốt cho sự hồi phục và chất lượng sữa cho mẹ và lợi cho em bé.

Các loại đậu

Nếu ăn chay, mẹ sẽ không cần lo lắng các vấn đề như bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. Tuy nhiên, việc làm sao để bổ sung lượng đạm cần thiết cho bé khi mẹ đang cho con bú lại ăn chay luôn là nỗi lo của các mẹ bỉm. 

Mẹ có thể thường xuyên thêm các loại đậu vào trong thực đơn ăn uống của mình bởi các loại đậu không chỉ giúp mẹ bổ sung đạm mà còn cung cấp sắt và protein thay thế cho các loại thực phẩm làm từ động vật khác.

Bánh mì và mì ống

Bánh mì và mì ống giúp cung cấp axit folic – một dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm sắt và chất xơ có lợi đối với sự phục hồi của mẹ trong giai đoạn đầu sau khi vượt cạn.

Cam và các loại trái cây họ cam quýt 

Phụ nữ cho con bú sẽ cần nhiều vitamin C hơn bình thường. Cam và các loại trái cây họ cam quýt có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu về lượng vitamin C cần hấp thụ hằng ngày. Mẹ có thể lựa chọn cam, quýt, bưởi,… tùy theo sở thích của mình mẹ nhé!

[inline_article id=288405]

Những lời truyền tai nhau rằng ăn thịt lợn sề mất sữa đã khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. MarryBaby đã cùng mẹ giải mã thắc mắc rồi đấy. Đừng quá lo lắng, căng thẳng vì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Thay vào đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ nhé!