Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Những điều cha mẹ cần biết

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cách phòng ngừa và các vấn đề liên quan khác của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh(SIDS) nhé!

1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là khi cái chết diễn ra đột ngột và không rõ nguyên nhân của một em bé dưới 1 tuổi. Hội chứng SIDS đôi khi được gọi là “hội chứng chết nôi”. Nguyên nhân là do cái chết có thể xảy ra khi em bé đang ngủ trong nôi.

Đột tử ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 1 tuổi. Nó xảy ra thường xuyên nhất từ ​​2 đến 4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh đột ngột qua đời thường liên quan đến giấc ngủ của trẻ.

2. Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đột ngột qua đời vẫn chưa được xác định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trẻ sơ sinh chết vì SIDS có những biểu hiện sau:

  • Trẻ mắc các vấn đề về hoạt động của não: Một số trẻ gặp các vấn đề về não khiến cho hoạt động kiểm soát hơi thở bị ảnh hưởng. Trẻ có thể khó thở khi ngủ dẫn đến tử vong đột ngột. Mắc các vấn đề với một số bộ phận khác cũng có nguy cơ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Vấn đề liên quan đến gen: Một số loại gen và yếu tố môi trường kết hợp với nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS.
  • Các vấn đề về hoạt động của tim: Tim cũng ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra mối  liên kết giữa chức năng tim và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng: Một số trẻ sơ sinh tử vong đột ngột là do bị nhiễm trùng đường hô hấp. Hội chứng SIDS xảy ra thường xuyên hơn trong những tháng lạnh hơn, khi các bệnh về đường hô hấp phổ biến hơn.
  • Yếu tố từ môi trường ngủ: Các vật dụng trong nôi và tư thế ngủ của trẻ có thể kết hợp với các vấn đề thể chất của trẻ để làm tăng nguy cơ SIDS.

3. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

4. Ai sẽ có nguy cơ mắc hội chứng đột tử?

Hầu hết trẻ sơ sinh chết vì SIDS và các trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ đều có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố nguy cơ có thể được ngăn ngừa. Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với SIDS. Chúng có thể bao gồm những điều sau:

4.1 Các yếu tố mắc đột tử ở trẻ sơ sinh liên quan đến mẹ mang thai

  • Không cho con bú.
  • Sinh con khi còn quá trẻ.
  • Mẹ hút thuốc khi mang thai.
  • Sử dụng rượu, ma túy hoặc chất cấm.
  • Không khám tiền sản hoặc khám muộn.

4.2 Các yếu tố mắc đột tử liên quan đến trẻ và môi trường xung quanh

  • Nằm sấp khi ngủ.
  • Không được cho bú.
  • Ngủ trên bề mặt mềm.
  • Xung quanh khói thuốc lá.
  • Không tiêm phòng định kỳ.
  • Cân nặng khi sinh quá nhỏ.
  • Con ra đời lúc chưa đủ tháng.
  • Bé bị quá ấm hoặc bị quấn nóng quá nhiệt.
  • Ngủ với chăn, gối quá rộng cũng có thể gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ chung giường với cha mẹ hoặc anh chị em; đặc biệt ở những nơi có sử dụng rượu hoặc ma tuý.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

[inline_article id=252529]

5. Phòng ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh như thế nào?

đột tử ở trẻ sơ sinh

Mặc dù vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây đột tử ở bé. Nhưng chúng ta có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ đã biết đối với SIDS và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ để phòng ngừa cho trẻ:

  • Mẹ bầu nên chăm sóc tốt sức khỏe trước khi sinh: Khám và chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và không hút thuốc, không sử dụng ma túy hoặc rượu khi đang mang thai. Những điều này có thể làm giảm khả năng sinh non hoặc con nhẹ cân. Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ mắc SIDS cao hơn như đã được đề cập ở trên.
  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ: Nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Không đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ vì dễ khiến trẻ khó thở.
  • Đặt con ngủ ở nhiều tư thế khác: Đặt bé ở các tư thế khác nhau giúp ngăn ngừa tật lệch đầu. Khi con thức, hãy bế con. Hoặc cho con nằm sấp miễn là có người lớn theo dõi. Cố gắng không để bé ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ thích hợp: Trẻ sơ sinh nên được ngủ trên một tấm nệm cứng hoặc bề mặt cứng được che phủ bởi một tấm trải giường vừa vặn. Không sử dụng chăn bông, không để con ngủ trên ghế sofa, da cừu, gối hoặc vật liệu mềm khác. Không đặt đồ chơi mềm, gối hoặc miếng đệm lót vào cũi khi con bạn dưới 1 tuổi để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Không để phòng quá nóng: Nhiệt độ trong phòng của bé phải tạo cảm giác thoải mái cho con. Tránh quấn quá chặt, mặc quá nhiều hoặc che mặt hoặc đầu của trẻ sơ sinh.
  • Ở chung phòng: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên ngủ gần giường của cha mẹ, nhưng trong nôi hoặc nôi riêng cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên làm điều này ít nhất trong 6 tháng đầu tiên.
  • Không hút thuốc xung quanh trẻ sơ sinh: Tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn đối với những trẻ có mẹ hút thuốc trong thai kỳ. Không hút thuốc khi đang mang thai. Không để bất kỳ ai hút thuốc xung quanh con.
  • Đưa bé đi khám và tiêm vắc xin:  Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu ốm, hãy đưa con đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng định kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêm chủng đầy đủ cho con sẽ làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Chỉ cho trẻ uống sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng. Điều này có nghĩa là không uống nước lọc, nước đường hoặc sữa bột, trừ khi bác sĩ yêu cầu làm như vậy. Điều này làm giảm nguy cơ SIDS và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Luôn đặt cũi, nôi, và sân chơi ở những khu vực không có nguy hiểm: Đảm bảo không có dây treo, dây điện hoặc rèm cửa sổ gần đó. Điều này làm giảm nguy cơ con bị siết cổ.

Tóm lại, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong một cách đột ngột và không rõ nguyên nhân. SIDS thường xảy ra ở trẻ từ ​​2 đến 4 tháng tuổi. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng theo nghiên cứu, nếu mẹ bầu không chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng chất cấm, không cho con bú hoặc không chăm sóc tốt cho con sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ tử vong đột ngột.

Để giảm nguy cơ SIDS, hãy khám thai thường xuyên và cho con bú sữa mẹ. Không hút thuốc khi mang thai. Ngoài ra, con nên ngủ đủ giấc và đúng giờ. Cho con ngủ cùng phòng với cha mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cùng bạn giải đáp vấn đề có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Lần đầu làm cha mẹ, hẳn là bạn sẽ không muốn rời xa con dù chỉ một giây. Đó cũng là lý do mà nhiều phụ huynh quyết định để con ngủ chung giường. Riêng gia đình bạn có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

Đối với câu hỏi: “Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ?”, chúng ta thấy trong thực tế, có khá nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Theo thống kê, tại nước ta, tỷ lệ bố mẹ ngủ chung với con cái thường cao hơn nhiều so với ở các quốc gia phương Tây. Lý do cho việc này là vì các bậc phụ huynh lo ngại trẻ sơ sinh ngủ một mình sẽ dễ bị sợ hãi hay không tiện chăm sóc trẻ. Mặt khác, việc ngủ cùng con được cho là “chất xúc tác” để tạo mối dây liên kết giữa các thành viên với nhau.

Theo khoa học chứng minh, cha mẹ để con ngủ cùng giường đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Vì vậy, bạn cần nắm rõ để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn rằng liệu có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không.

Giải đáp: Ngủ chung với trẻ là gì, việc này phổ biến ra sao?

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Ngủ chung (co-sleeping) theo các chuyên gia là một thuật ngữ rộng, có thể hiểu đơn giản rằng bạn và bé ở gần bên nhau trong khi ngủ. Ngủ chung không nhất thiết nghĩa là bạn phải cho con ngủ cùng trên giường dành cho người lớn. Bạn vẫn có thể đặt bé ngủ trong nôi hoặc cũi nằm cạnh giường ngủ của mình. Trong hai hình thức trên thì nằm ngủ cùng giường với bé (bed-sharing) là phổ biến nhất, bởi lẽ lúc này trẻ sẽ cảm thấy được an ủi, vỗ về khi có mẹ kề bên.

Cả co-sleeping và bed-sharing đều là những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong nhiều năm liền. Cả hai hình thức này vẫn mang lại những lợi ích thiết thực nhưng một số chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại vì cả hai trường hợp này đều được cho là có thể gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Song cũng theo các chuyên gia, nếu so sánh giữa co-sleeping và bed-sharing thì ngủ chung sẽ an toàn để hạn chế SIDS hơn so với bed-sharing.

Nhiều báo cáo cho thấy, Nhật Bản và Hồng Kông là 2 trong số những nơi dẫn đầu về vấn đề thực hành ngủ chung an toàn cho trẻ sơ sinh. Do đó, có thể nói đối với câu hỏi: “Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không?”, nhiều người đã tán thành là nên ngủ chung nhưng có kèm theo những điều kiện an toàn nhất.

6 lợi ích thiết thực khi bố mẹ ngủ chung với con

Như đã đề cập, việc ngủ cùng con cũng đem đến những lợi ích rất đáng ghi nhận. Bằng cách này, trẻ có thể được ở gần đủ để nhìn, nghe, chạm vào bạn, từ đó trẻ có thể nhận được những lợi ích như:

1. Trẻ sẽ chìm vào trong giấc ngủ yên bình

Trẻ con đôi lúc có thể bị giật mình trong khi ngủ. Lúc này, bạn phải hiểu rằng con cần mẹ hơn ai hết. Sẽ thật tốt khi bé yêu thức giấc và nhận ra chúng vẫn còn nằm trong vòng tay ấm áp của bạn. Nhờ vậy mà trẻ sẽ cảm thấy an tâm và ngon giấc trở lại. Trường hợp con thức dậy và quấy khóc, bạn nên tìm cách vỗ về bé trước khi tiếng khóc của trẻ phá hỏng giấc ngủ của cả nhà.

2. Trẻ bú mẹ dễ dàng hơn

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Sự thật rằng, việc ngủ chung rất có lợi cho các bà mẹ cho con bú, nhất là khi bạn đang nằm chung giường với các thiên thần nhí mới chào đời. Điều này tạo cơ hội để bạn biết khi nào con đói và đáp ứng nhu cầu kịp thời. Bằng cách này, bạn không những cung cấp đủ sữa cho con mà còn củng cố thêm mối dây liên kết giữa bạn và bé yêu nữa đấy!

3. Giúp con ổn định về mặt sinh lý

Bạn đừng phân vân với vấn đề có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không nữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh khi được ngủ chung với cha mẹ thường có thân nhiệt ổn định, nhịp tim đều đặn và ít có biểu hiện bị ngừng thở đột ngột hơn so với trẻ ngủ một mình. Do vậy, những đứa trẻ này thường có sự tăng trưởng tốt hơn.

Những đứa trẻ lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ tự tin, hạnh phúc hơn. Ngoài ra, bé cũng ít gặp các rối loạn tâm lý do căng thẳng khi không ngủ cùng bố mẹ.

4. Xua tan mệt mỏi cho bạn

Sau một ngày dài vất vả làm việc tại văn phòng hoặc chu toàn công việc nội trợ ở nhà, điều mà bất cứ ai cũng hằng mong muốn là một giấc ngủ yên lành không bị gián đoạn. Trong khi ngủ cùng con, mẹ rất dễ dàng kiểm tra bé vì chỉ cần nhìn hoặc chạm nhẹ chứ không nhất thiết phải di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

5. Giảm căng thẳng

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Bạn có biết rằng, nồng độ hormone gây căng thẳng ở các bà mẹ có ngủ chung với con thấp hơn đáng kể so với các bà mẹ khác không? Lý do là vì việc này sẽ giúp duy trì sự cân bằng lượng hormone cortisol trong cơ thể.

Ngoài ra, việc giữ cho trẻ khỏi căng thẳng là điều vô cùng quan trọng để bé yêu phát triển khỏe mạnh.

6. Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) nếu được thực hiện đúng

Nghe có vẻ mâu thuẫn vì nhiều phân tích cũng cho thấy mối liên hệ giữa SIDS với việc ngủ chung cùng trẻ. Tuy nhiên, thực tế là nguy cơ trẻ bị đột tử bị giảm đi nếu các bà mẹ có thể theo dõi tư thế ngủ của trẻ. Theo đó, SIDS dễ xuất hiện khi bé nằm sấp hoặc lăn qua lại từ tư thế ngủ này.

Tư thế lý tưởng nhất để loại bỏ SIDS là nằm ngửa. Vì thế, nếu bạn đang ngủ chung với bé, hãy đảm bảo tuân theo các nguyên tắc an toàn được liệt kê dưới đây.

Mách bạn các hướng dẫn an toàn khi nằm chung giường cùng bé

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không? Đây không còn là câu hỏi lớn nữa, nhưng bạn vẫn phải chú ý những điều kiện đi kèm. Bed-sharing được xem là một trong những nguyên nhân gây ra SIDS. Do đó, để đảm bảo an toàn, cần phải có những biện pháp chăm sóc đặc biệt khi ngủ chung với trẻ sơ sinh. Một vài lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với bạn:

  • Không nằm chung với con nếu bố hoặc mẹ đã hút thuốc lá hay dùng rượu bia trước đó.
  • Khi cho con bú, nhất là khi cho trẻ bú đêm, bạn tuyệt đối lưu ý không được ngủ gật để tránh làm con bị ngã.
  • Nếu cho con bú bình, phải đặt đầu bé ở góc 30 độ để con không bị nghẹn.
  • Không nên để quá nhiều đệm, gối và thú nhồi bông xung quanh nơi ngủ của trẻ để không làm con bị ngạt thở.
  • Giường ngủ nên chọn loại có kích cỡ lớn, có đủ chỗ cho số người nằm trên đó.
  • Nệm ngủ cần có bề mặt chắc chắn và mềm. Tránh dùng loại nệm nước hay ngủ trên di văng bạn nhé!
  • Nếu có mái tóc dài, bạn nên buộc hay tết lại gọn gàng để không bị vướng vào mặt trẻ.
  • Bed-sharing chỉ nên áp dụng với một người lớn và một bé.
  • Tránh sử dụng những chiếc chăn lớn có thể che mặt bé khiến bé khó thở.
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh vì nhiệt độ không phù hợp cũng có thể khiến bé bị SIDS.

Trẻ sinh non và nhẹ cân có nguy cơ bị SIDS cao hơn. Mặc dù việc ngủ chung sẽ đảm bảo trẻ được chăm sóc và cho bú mẹ đều đặn suốt đêm nhưng điều này cũng làm tăng mối lo ngại về thân nhiệt của trẻ. Do đó, cần đảm bảo đáp ứng các hướng dẫn an toàn trên bạn nhé!

Rủi ro của việc ngủ chung mà bạn cần biết

Bất kể vấn đề gì cũng có mặt lợi và hại, điều này cũng không ngoại lệ với việc ngủ cùng con. Mặc dù giúp tạo liên kết giữa mẹ và bé nhưng việc ngủ cùng này cũng không hẳn là an toàn. Một người mẹ ở Hoa Kỳ bị cáo buộc vì sơ suât trong khi ngủ chung dẫn đến cái chết của con gái mình. Điều này cũng gây ra cuộc tranh luận về những rủi ro khác nhau liên quan đến việc có nên cho con ngủ chung với bố mẹ hay không, chẳng hạn như:

  • Trẻ có thể bị mắc kẹt giữa giường ngủ và tường, giữa thành giường và nệm (nếu nệm không khít với giường)
  • Rơi ra khỏi giường nếu bố mẹ không quan sát con cẩn thận
  • Nguy cơ bố mẹ nằm ngủ sơ xuất đè lên trẻ
  • Bị ngạt thở bởi gối, chăn hoặc các loại đồ chơi mềm đặt xung quanh

Những ảnh hưởng lâu dài đến trẻ sơ sinh khi ngủ chung với bố mẹ

có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ

Việc ngủ cùng con có ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt sinh lý và cả tâm lý của trẻ. Dưới đây là một số mặt tích cực của những đứa trẻ nằm ngủ với bố mẹ so với trẻ ngủ một mình:

  • Trẻ luôn cảm thấy vui và bớt lo âu hơn
  • Trẻ lớn lên sẽ tự tin hơn
  • Không sợ việc phải ngủ một mình sau này
  • Ít gặp phải những vấn đề về hành vi
  • Thoải mái và cởi mở với bố mẹ hơn
  • Trẻ độc lập và có khả năng tự điều chỉnh cuộc sống của mình

Bên cạnh những tác động tích cực trên, một vài khía cạnh hạn chế mà bạn cần nắm được bao gồm:

  • Thiếu hụt kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Trẻ ít có khả năng phát triển các bản sắc riêng của mình
  • Không có khả năng tự kiểm soát cơn giận dữ

Cầ lưu ý rằng, các tác động lâu dài này sẽ có sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ. Một số tác động tiêu cực tiềm ẩn có thể được cải thiện bằng cách tuân thủ các thực hành nuôi dạy con tích cực như giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề và dạy trẻ tự lập.

Trên đây là những mặt lợi ích và rủi ro về việc có nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ hay không. Bạn có thể tham khảo, cân nhắc và quyết định điều gì là tốt với trẻ nhất. Nếu vẫn quyết định để con ngủ cùng mình, bạn cần áp dụng thêm các biện pháp an toàn khi ngủ. Riêng trường hợp tự để con ngủ một mình, hãy đảm bảo nên có sự giám sát của người lớn thường xuyên.

Marry Baby