Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

10 nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ mẹ cần biết

Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi trẻ và thấy trẻ 4 tuổi khó ngủ thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/tuần) và tình trạng này lặp đi lặp lại trong vài tháng, có thể trẻ đang gặp chứng rối loạn giấc ngủ và cần có hướng xử trí phù hợp.

Vai trò của giấc ngủ ngon đối với sự phát triển của trẻ?

Có thể thấy, giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 1-5 tuổi. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, giúp con phát triển toàn diện nhất. 

Khi trẻ đi ngủ, bộ não của con sẽ bắt đầu quá trình nạp lại năng lượng. Do đó, tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến con có khả năng tập trung và ghi nhớ kém hơn, ảnh hưởng đến kết quả học tập và cuộc sống của con về sau.

Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể trẻ có thể cân bằng các hormone tiết ra, hạn chế tình trạng hormone kích thích cảm giác thèm ăn được tiết ra quá mức khiến trẻ thừa cân, béo phì.

Không chỉ vậy, việc ngủ đủ giấc là một cách giúp con phát triển thể chất hiệu quả bởi vào ban đêm, từ 22 giờ đến 2 giờ sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Đi ngủ sớm và ngủ sâu có thể giúp trẻ cao lớn hơn. 

Đặc biệt, giấc ngủ còn đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, hạn chế trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Việc trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến trẻ yếu ớt, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Trẻ 4 tuổi cần ngủ bao nhiêu thì đủ?

trẻ 4 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Vậy với trẻ 4 tuổi, cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Theo đó, trẻ sơ sinh (4 đến 12 tháng) cần ngủ 12 đến 16 giờ, trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi) cần ngủ 11 đến 14 giờ và trẻ em (3 đến 5 tuổi) cần ngủ 10 đến 13 giờ. Thời gian này bao gồm cả giấc ngủ dài vào ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày, chẳng hạn như ngủ trưa.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi

Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm?

Thông thường, chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng khó ngủ về đêm của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do trẻ không quen ngủ xa mẹ, trẻ có sự thay đổi về chỗ ngủ, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp,… 

Trong đó, một số nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ thường gặp nhất có thể kể đến như:

Căng thẳng

Mẹ đừng tưởng rằng trẻ còn nhỏ thì không gặp các vấn đề về tâm lý mẹ nhé! Trẻ vẫn có thể bị căng thẳng do bị bạn bè nghỉ chơi, bị bố mẹ la mắng hoặc phải liên tục ăn những món ăn mà mình không thích,… Và tình trạng căng thẳng này có thể khiến trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khiến trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm.

Caffeine

Caffeine từ các loại nước ngọt và nước tăng lực có thể là nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Các loại thức uống này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.

Cảm thấy không thoải mái

Quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ, phải ngủ trong một không gian chật hẹp, giường ngủ không đủ êm ái,… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ, khiến con cảm thấy không thoải mái và từ đó dẫn đến khó ngủ.

Mất cân đối giữa các giấc ngủ

Ngủ trưa quá nhiều sẽ làm trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm do trẻ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của trẻ và khiến trẻ mất ngủ.

Vừa trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống

Các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Trong một vài trường hợp, trẻ 4 tuổi khó ngủ là do vừa trải qua những thay đổi lớn, chẳng hạn như bố mẹ vừa ly hôn hoặc gia đình vừa chuyển nhà đến một địa phương khác, trẻ vừa chuyển trường, trẻ vừa được tập cho ngủ một mình…

Ác mộng

Những cơn ác mộng diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với việc đi ngủ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng, cố gắng chống lại cơn buồn ngủ đang ập đến và dẫn đến việc thức khuya, không chịu đi ngủ để không phải gặp ác mộng.

Những nỗi sợ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ chính là trẻ có những nỗi sợ đang lấn át trong tâm trí của con. Trẻ sợ phải ngủ một mình vì vừa xem một bộ phim kinh dị, trẻ sợ phải ngủ riêng vì sợ bố mẹ không còn thương mình,… Những nỗi sợ có thể trở thành rào cản tâm lý và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mỗi đêm.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ tivi hoặc điện thoại, máy tính bảng cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đối với cả trẻ em và người lớn mà mẹ không nên xem thường. 

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Cụ thể:

  • Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ.
  • Thiếu hụt nguồn cung cấp magie sẽ khiến các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn và khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ.
  • Trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm còn có thể là do thiếu protein. Protein động vật có chứa lượng acid amin để hình thành các chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não bộ (GABA, endorphin, serotonin…) để giải tỏa căng thẳng, áp lực của trẻ. Vì vậy, việc thiếu protein có thể khiến sức khỏe tinh thần của trẻ xuống dốc và dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp lượng chất béo cần thiết cho trẻ bởi chất béo có thể giúp các noron thần kinh được hình thành và phát triển một cách tốt nhất. Hơn nữa, chất béo còn có công dụng hỗ trợ các dưỡng chất khác được phát triển một cách tốt nhất.
  • Thiếu hụt vitamin D cũng có thể khiến trẻ khó hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ.
  • Sắt và kẽm: 2 dưỡng chất này đóng vai trò đặc biệt quan trọng với giấc ngủ của trẻ. Thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, ngủ không ngon giấc. Thiếu kẽm cũng khiến hệ miễn dịch giảm sút, trẻ hay bệnh và khóc về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ 4 tuổi khó ngủ, mất ngủ có thể do ảnh hưởng từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thuốc chống trầm cảm.

nguyên nhân làm trẻ mất ngủ

Bí quyết giúp trẻ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn

Nếu trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài, sức khỏe thể chất và tinh thần của con sẽ bị ảnh hưởng. Con không chỉ uể oải, mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung vào các hoạt động hằng ngày mà còn dễ cảm thấy không vui, thường xuyên quấy khóc.

Do đó, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết để giúp trẻ ngủ ngon hơn như:

  • Trò chuyện cùng con mỗi ngày: Khi mẹ trò chuyện cùng con, mẹ có thể lắng nghe tâm tư tình cảm của trẻ, giúp con giải tỏa những căng thẳng, áp lực mà còn đang gặp phải. Đây là một cách rất hiệu quả để mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ. 
  • Dành thời gian ở bên trẻ nhiều hơn trước khi ngủ: Nếu trẻ khó ngủ do cảm giác bất an, sợ hãi, bố mẹ nên dành thời gian ở bên trẻ để trò chuyện, trấn an con, mang đến cho con cảm giác an tâm hơn. Sự hiện diện của bố mẹ và người lớn trước khi trẻ đi vào giấc ngủ sẽ là một cách để dỗ dành, xoa dịu tâm lý lo sợ của trẻ và giúp con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Bố trí không gian phòng ngủ thoải mái: Để hạn chế và cải thiện tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ không ngon giấc, mẹ nên chú ý hơn đến không gian phòng ngủ của con. Nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc không quá lạnh, nệm ngủ êm ái, không gian yên tĩnh,… là những yếu tố có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Không cho trẻ xem tivi hoặc chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không cho trẻ ngủ trưa quá mức: Để tránh tình trạng trẻ khó ngủ về đêm, nên cho trẻ ngủ trưa từ 30-45 phút, tránh để trẻ ngủ quá 60 phút mẹ nhé.

cách giúp trễ dễ ngủ

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất được chứng minh là có khả năng mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ tập một số bài tập thể dục nhẹ khoảng 30-60 phút mỗi ngày và cần lưu ý tránh để trẻ vận động mạnh trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. 
  • Tránh các nội dung không phù hợp: Không nên cho trẻ xem các loại phim ảnh, sách báo kinh dị, có tính chất bạo lực hoặc tiêu cực để tránh trẻ 4 tuổi khó ngủ do sợ hãi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Ngoài ra, nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Không cho thú cưng vào phòng ngủ của trẻ: Các loại thú cưng có thể tạo ra tiếng ồn khiến trẻ không thoải mái. Do vậy, để tránh trẻ 4 tuổi khó vào giấc ngủ, mẹ nên hạn chế để trẻ ngủ cùng thú cưng mẹ nhé!
  • Duy trì khung giờ sinh hoạt chuẩn: Mỗi ngày, nên cho trẻ đi ngủ cùng một khung giờ để tạo một thói quen tốt cho cơ thể. Như vậy đến đúng giờ, trẻ sẽ tự cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nên hãy từ từ cùng con xây dựng một lối sống lành mạnh và cố gắng để có một giấc ngủ ngon, chất lượng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 1-5 tuổi: Cách làm cho bé dễ ngủ để phát triển toàn diện

Tuy vậy, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con yêu vẫn còn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà mẹ. Vậy mẹ đã biết cách làm cho bé dễ ngủ chưa? MarryBaby mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bé ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt như thế nào? 

Trước khi tìm hiểu về các cách làm cho bé dễ ngủ, mẹ sẽ cần hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé tập đi và mẫu giáo.  

Đối với trẻ 1 – 5 tuổi, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cơ thể bé và tạo tiền đề cho sự phát triển liên tục của con trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên.Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ bởi vì:

  • Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của bé.
  • Bé sẽ cao lớn nhanh hơn nhờ vào việc ngủ đủ giấc vào ban đêm vì hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất ở khung giờ từ 22 giờ đến  đến 2 giờ sáng.
  • Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết ra hormone giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Vì vậy, giấc ngủ chất lượng làm hạn chế chứng thừa cân và béo phì ở trẻ.
  • Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bé ít ốm vặt hơn.

Và để áp dụng cách làm cho bé dễ ngủ hiệu quả, mẹ nên nhớ thời gian ngủ của bé để có sự sắp xếp thời gian biểu khoa học.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Cách làm cho bé dễ ngủ: Thời gian ngủ của bé từ 1 đến 5 tuổi 

Giấc ngủ đủ của bé 1-5 tuổi
Cho bé ngủ đủ giấc là cách làm cho bé dễ ngủ hiệu quả nhất.

Nhu cầu giấc ngủ của bé là khác nhau theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, một số hướng dẫn hợp lý dựa trên cơ sở khoa học có thể giúp mẹ xác định xem con của mình có đang ngủ đủ giờ hay không.

Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi: 

Mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ của bé ở giai đoạn này là từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Bé sẽ ngủ trưa ít hơn so với giai đoạn sơ sinh và thường chiếm khoảng 1-2 giờ ngủ trưa hàng ngày. 

Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi: 

Mẹ đảm bảo mỗi ngày con yêu ngủ từ 10 – 13 giờ. Ở giai đoạn này, buổi tối bé thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết các bé vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho bé.

Tuy nhiên, bên cạnh đảm bảo giờ ngủ trong một ngày, mẹ cũng cần phân bổ thời gian hợp lý giữa các giấc ngủ, tránh tình trạng bé ngủ trưa quá nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tối.

Bé ngủ trưa nhiều có tốt không? 

Một trong những cách làm cho bé dễ ngủ vào buổi tối là đảm bảo con không ngủ trưa quá nhiều. Thời gian ngủ trưa của bé chỉ nên kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đối với bé dưới 3 tuổi và từ 15 đến 30 phút đối với bé từ 3 tuổi trở lên.

Nếu ngủ quá nhiều vào buổi sáng và trưa, bé sẽ bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm do thừa số lượng giờ ngủ. Cơ thể bé sẽ tỉnh táo lâu hơn sau giấc ngủ trưa và khó chìm vào giấc ngủ đêm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và gây rối loạn nhịp sinh hoạt hằng ngày của bé lẫn những người trong gia đình. 

Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi bé ngủ đêm không được tốt thì mẹ nên hạn chế, thậm chí cắt bỏ giấc ngủ trưa. Vì trong giai đoạn này, giấc ngủ ban đêm mới thực sự là giấc ngủ có giá trị và cần đủ chất lượng cũng như thời lượng để bảo vệ sức khỏe. 

[inline_article id=241269]

Cách làm cho bé dễ ngủ bằng cách thức khuya có đúng không?

Khi chưa tìm ra cách làm cho bé dễ ngủ, nhiều mẹ để cho bé ngủ mà không theo giờ giấc cố định, đặc biệt là thức khuya. Mặc dù là biết điều đó là không nên nhưng có thể mẹ chưa biết hết những tác hại mà thức khuya đem đến cho con đấy nhé.

  • Hạn chế sự phát triển chiều cao của bé

Trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức là khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 12 giờ 30 giờ sáng, hóc môn tăng trưởng chiều cao của bé sản sinh ở mức đỉnh điểm, có thể chiếm tới 20% – 40% tổng lượng hóc môn được sản sinh trong 1 ngày. Nếu bé thức khuya thì lượng hóc môn sẽ không được sản sinh nhiều, từ đó khiến bé không phát triển được nhiều.

  • Thiếu tập trung

Khi áp dụng đúng cách làm cho bé dễ ngủ, não của con được vận hành thoải mái, dễ chịu dẫn đến trí nhớ tốt, khả năng học tập sẽ tăng lên. Ngược lại, máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút. 

  • Hệ miễn dịch suy yếu

Khi bé ngủ muộn, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Các cơ quan mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con, khiến con hay bị ốm vặt. 

Do đó, việc kiểm soát thời gian ngủ của bé là rất quan trọng. Để làm được điều này, mẹ cần giúp con hình thành một nếp sinh hoạt cố định và hợp lý. Những thói quen tốt trước khi đi ngủ cũng là cách làm cho bé dễ ngủ hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Ngăn không cho con làm “cú đêm”

Cách làm cho bé dễ ngủ với 7 thói quen tốt trước khi đi ngủ 

Tạo thói quen ngủ tốt cho bé

  • Chọn khung giờ cố định cho giấc ngủ của con

Việc chọn khung giờ cố định để đi ngủ giúp cài đặt đồng hồ sinh học trong tiềm thức của bé. Con dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cảm thấy khó chịu khi phải đi ngủ sớm hay bị thiếu ngủ do ngủ muộn.

  • Cách làm cho bé dễ ngủ: Đọc sách, kể truyện ngắn cho bé nghe

Là một trong những cách giúp bé thư giãn đầu óc trước khi đi vào giấc ngủ, việc này còn khiến tình cảm của trẻ với bố mẹ trở nên khăng khít hơn. 

  • Không cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại hay các thiết bị điện tử gây ức chế hóc môn melatonin, một loại chất gây cảm giác buồn ngủ.

  • Cách làm cho bé dễ ngủ: Không cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn no

2 giờ đồng hồ là khoảng cách ít nhất giữa giấc ngủ và bữa ăn của bé. Đặc biệt ban đêm hệ tiêu hoá bé cần nghỉ ngơi , quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bắt đầu chậm lại. Do đó, mẹ không nên cho con ngủ ngay sau khi ăn để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

  • Cho con chọn lựa hoạt động trước giờ ngủ

tuổi tập đi, bé đang tìm cách để khẳng định quyền kiểm soát một số hoạt động của mình. Nên mẹ hãy cho con được lựa chọn các hoạt động trước giờ ngủ. Bí quyết ở đây là để giới hạn các lựa chọn. “Con muốn mặc pijama hay cái áo này?”, hay “Con muốn đi ngủ liền chưa, hay 10 phút nữa?”. Bé sẽ rất vui vì mình chính là người đưa ra quyết định và sẵn sàng leo lên giường ngủ với một tâm lý thoải mái.

  • Giữ một thói quen hàng ngày đều đặn

Hãy nói với con về những thói quen trước giờ đi ngủ như ăn nhẹ, uống sữa, đánh răng, rửa sạch tay chân và lên giường, đọc truyện rồi đắp chăn và nhắm mắt ngủ. Thời gian thức dậy, giờ ăn, giờ ngủ trưa và giờ chơi giống nhau giúp con có một giờ đi ngủ suôn sẻ. 

  • Cách làm cho bé dễ ngủ bằng cách khuyến khích con tự ngủ

Ở độ tuổi này, bạn nên bắt đầu tập cho con ngủ một mình hoặc sắp xếp cho con một góc riêng tư trong cùng phòng với bố mẹ nếu bạn muốn. Hãy đặt bé vào giường khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ.

[inline_article id=41640]

Qua bài viết trên, mẹ có thể hiểu giấc ngủ tác động đến con như thế nào rồi phải không? MarryBaby hy vọng những cách làm cho bé dễ ngủ ở trên sẽ giúp mẹ tập cho con thói quen đi ngủ đủ giấc và đúng giờ để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi

Giấc ngủ của bé là một trong những nền tảng quan trọng của quá trình phát triển, nhất là ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần hiểu được vai trò của giấc ngủ đối với con là gì và làm thế nào để đảm bảo con có được những giấc ngủ ngon và đủ giấc.

Bài viết dưới đây là tài liệu tham khảo đầy đủ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, các mẹ cùng tìm hiểu nhé.

I. Lợi ích của giấc ngủ ngon đối với bé sơ sinh 

Các mẹ có biết là đối với những bé sơ sinh thì việc ngủ đủ thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả các trò chơi vận động, tắm nắng hay bổ sung vitamin không? Bởi vì khi có một giấc ngủ ngon, con sẽ đón nhận các lợi ích:

  • Tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé.
  • Não bộ bé phát triển nhanh chóng, tăng tốc độ đào thải nơ-ron thần kinh đã sử dụng trong ngày và tái tạo tế bào não.
  • Phát triển cơ bắp và chiều cao của bé.
  • Tăng khả năng tập trung, tỉnh táo và khiến cho các hoạt động vui chơi,ăn uống của bé diễn ra thoải mái hơn.
  • Củng cố trí nhớ và phát triển kỹ năng vận động.

Ngược lại, bé ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ sẽ trở nên cáu gắt, quấy khóc, không tập trung và mệt mỏi. Nếu thường xuyên ở trong tình trạng này, con sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác. Và dĩ nhiên về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Chất lượng giấc ngủ của bé có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của con, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Vậy làm thế nào để mẹ biết bé sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

II. Dấu hiệu cho thấy trẻ dưới 1 tuổi ngủ đủ giấc

giấc ngủ của bé sơ sinh
Tạo lập không gian ngủ an toàn cho bé rất quan trọng để bé có giấc ngủ ngon và sâu.

Nhu cầu ngủ của bé sơ sinh là khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Vì vậy, để đảm bảo con ngủ đủ giấc, mẹ cần trang bị đầy đủ những thông tin khoa học cho bản thân và chú ý đến tổng thời gian ngủ của bé.

Từ 1- 4 tuần tuổi: Mẹ cần đảm bảo 1 ngày con ngủ từ 16-18 giờ một ngày. Bé sẽ ngủ cả ban ngày và ban đêm, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ.

Từ 1 – 4 tháng tuổi: Từ 6 tuần tuổi trở đi, con thường ngủ ít đi một chút, ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày là đủ: Tuy nhiên, mỗi giấc thường lâu hơn, kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Từ 4 tháng tới 1 tuổi: Bé ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày, và chỉ còn 1-2 giấc ngủ ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 14 –15 giờ/ngày. Khi bé được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa. 

Ngoài việc đảm bảo thời lượng ngủ của bé phù hợp theo từng giai đoạn, mẹ cần lưu tâm đến môi trường ngủ của con để bé có được giấc ngủ ngon và chất lượng nhất.  

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé 

Việc bé có được giấc ngủ ngon hay không phụ thuộc nhiều vào những yếu tố sau:

1. Không gian ngủ 

  • Ánh sáng từ đèn và các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bé.
  • Nhiệt độ phòng.
  • Tiếng ồn bên trong và bên ngoài phòng ngủ.
  • Các vật dụng trên giường ngủ của bé.

2. Thói quen ngủ 

  • Tín hiệu lặp lại hằng ngày báo hiệu cho bé đã đến giờ đi ngủ.
  • Các vật dụng hỗ trợ giấc ngủ cho bé như ti giả hay túi ngủ dành riêng cho con. 
  • Thời lượng ngủ trong một giấc, giờ ngủ ban ngày và ban đêm.

3. Tình trạng sức khoẻ của bé

  • Bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi vào giấc ngủ. 
  • Lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể bé.
  • Việc vận động vui chơi khi bé thức.
  • Thời gian thức của bé trước giấc ngủ tiếp theo.
  • Tình trạng vệ sinh cơ thể của bé. 

Những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của bé, vì vậy mẹ cần học cách để tạo một không gian và điều kiện ngủ an toàn, thoải mái cho con.

IV. Giấc ngủ của bé: Cách dạy trẻ ngủ từ 1 tháng tuổi

Cách dạy trẻ ngủ từ 1 tháng tuổi

1. Làm thế nào để bé ngủ ngon vào ban đêm? Tạo lập không gian ngủ an toàn cho bé

  • Điều chỉnh ánh sáng đèn ngủ hợp lý

Để con ngủ được ngon giấc, mẹ nên giảm ánh sáng đèn và mở nhạc nhẹ, du dương nếu cần thiết. Cơ thể con sẽ điều chỉnh dần qua trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn, con sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn so với việc chơi lâu trong phòng quá sáng.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Mẹ điều chỉnh điều hoà về mức nhiệt thích hợp với giấc ngủ của bé. Mặc dù không có nghiên cứu nào về nhiệt độ tốt nhất, nhưng hầu hết các khuyến nghị là từ 68 – 72 độ F, tương đương với 20 – 21 độ C. Nhiệt độ này giúp hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

  •  Sử dụng rèm ngủ tối màu

Bé rất dễ bị kích thích bởi ánh sáng từ bên ngoài. Do đó, mẹ nên sử dụng những loại rèm tối màu để ngăn cản ánh sáng tốt hơn.

  • Hạn chế ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh phát ra từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm bé trì hoãn cơn buồn ngủ. Mẹ nên hạn chế càng nhiều càng tốt.

  • Hạn chế tiếng ồn

Phòng ngủ của con cần được giữ yên tĩnh hoàn toàn. Điều này rất quan trọng để bé nhanh ngủ và ngủ sâu hơn.

  • Giường ngủ và chăn gối

Mẹ cho bé ngủ một mình trong cũi/nôi với tư thế nằm ngửa kể cả ngủ ban ngày. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở.

Sử dụng nệm chắc chắn (tránh dùng nệm nước hay nệm lò xo…), khoảng cách giữa các thanh chắn của nôi hay cũi không nên rộng hơn 6cm để tránh tình trạng đầu bé bị kẹt giữa các thanh chắn.

Không bỏ gối, thú nhồi bông hay bất kỳ thứ gì có nguy cơ gây ngạt thở quanh chỗ nằm của con.

Đối với bé sơ sinh dưới ba tháng tuổi, mẹ có thể quấn con lại bằng khăn hoặc túi ngủ để con có cảm giác an toàn (không được quấn quá chặt gây khó chịu và máu khó lưu thông, nên chọn loại quấn có độ co giãn tốt). 

>>> Mẹ tham khảo thêm: 10 thực phẩm chỉ cần chọn đúng là giúp bé ngủ ngon

2. Làm thế nào để bé ngủ ngon vào ban đêm? Tạo lập thói quen ngủ tốt

Để giấc ngủ của bé được đảm bảo một cách khoa học, mẹ nên xây dựng cho con một nếp sinh hoạt hợp lý và linh động tuỳ vào tháng tuổi của bé bằng cách:

  • Thường xuyên lặp đi lặp lại một hành động quen thuộc nào đó trước khi ngủ như một báo hiệu cho bé đã đến giờ đi ngủ 
  • Mẹ có thể sử dụng các vật dụng hỗ trợ giấc ngủ cho bé như ti giả hay tiếng ồn trắng.
  • Đảm bảo ban ngày con ngủ đủ giấc và không có tình trạng ngủ quá 3 tiếng một giấc ngày để giúp bé không lẫn lộn ngày – đêm 
  • Một lịch sinh hoạt phù hợp với từng tháng tuổi sẽ giúp bé có một giấc ngủ với khung giờ nhất định 
  • Không nên cho bé ngủ bằng cách ti mẹ vì trong sữa mẹ có thành phần chất oxytocin – chất khiến bé buồn ngủ dẫn đến tình trạng ngủ giả.

[inline_article id=124750]

V. Nhạc giúp bé ngủ ngon: Mẹ có thể chọn loại nhạc nào?

Khi vừa chào đời, con đã có thể cảm nhận được âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của người khác. Vì thế, mẹ có thể sử dụng âm nhạc để giúp con yêu chìm giấc ngủ nhanh chóng.

Những bài hát ru không chỉ là chìa khoá mở cửa tâm hồn trẻ thơ về cảm nhận thế giới quan gần gũi xung quanh trong tiếng hát ru ấm áp của mẹ, mà còn là chiếc cầu nối gắn kết tình mẫu tử giữa trẻ và mẹ.

Ngoài phương pháp hát ru truyền thống, mẹ có thể sử dụng những âm thanh khác để khiến giấc ngủ của bé được sâu hơn:

  • Tiếng ồn trắng (giống như âm thanh quen thuộc bé nghe được trong bụng mẹ). Có nhiều loại tiếng ồn trắng mà mẹ có thể tải về điện thoại của mình để bật cho con nghe khi con ngủ. 
  • Sử dụng âm thanh nhẹ nhàng của tiếng nước chảy hay âm sóng vỗ.
  • Mẹ có thể dùng âm thanh “ suỵt suỵt “ nhẹ nhàng bên tai con. 

 VI. Thể trạng của bé cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ 

  • Bé no

Khi bé no hay đói, thần kinh bé tỉnh táo hơn so với bình thường. Bụng quá no sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến bé bị chướng bụng và khó đi vào giấc ngủ. Còn khi bé đói, cơ thể bé chỉ quan tâm đến việc tìm thức ăn dẫn đến không ngủ được và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. 

  • Bé sạch sẽ 

Khi cơ thể bé ẩm ướt hay việc bỉm không khô thoáng dẫn đến sự khó chịu – Con sẽ quấy khóc.  Tã, giường chiếu và quần áo không sạch khiến con cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.

  • Bé vui vẻ và chơi đủ mệt 

Bé chỉ có khả năng thức được trong khoản thời gian nhất định. Khi buồn ngủ, cơ thể bé có những dấu hiệu như: ngáp, mắt lừ đừ, không thích chơi và vận động. Mẹ cần chú ý đến những biểu hiện này và nhanh chóng cho con yêu đi vào giấc ngủ.

[inline_article id=32613]

Đối với các bé sơ sinh dưới 1 tuổi, giấc ngủ càng nên được mẹ quan tâm và chăm chút. Những phương pháp trên đây có thể giúp bé có được một giấc ngủ sâu và chất lượng,  làm cho thể chất và trí tuệ của con phát triển một cách tốt nhất. Hi vọng thông qua bài viết này, mẹ đã có được những kiến thức vững chắc để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé.