Do đó, việc giảm cân tuổi dậy thì không hề đơn giản bởi nếu vừa muốn giảm cân vừa muốn phát triển mọi mặt, đặc biệt là chiều cao thì việc giảm cân cần được thực hiện khoa học và tránh tự ý thực hiện các chế độ ăn kiêng.
Hãy cùng MarryBaby xem ngay cách giảm cân ở tuổi dậy thì khoa học, và lành mạnh giúp con bạn phát triển toàn diện.
Tìm hiểu về cân nặng và chỉ số BMI
Trước khi lên kế hoạch cho hành trình giảm cân của con bạn, hãy kiểm tra cân nặng và xác định chỉ số BMI của chúng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một con số được tính bằng cân nặng chia cho đơn vị kg với chiều cao tính bằng mét vuông (kg/m2 ). BMI là một ước tính của chất béo cơ thể và sức khỏe tổng thể.
- Thiếu cân = <18,5
- Cân nặng bình thường = 18,5–24,9
- Thừa cân = 25–29,9
- Béo phì = BMI từ 30 trở lên
Bố mẹ có thể căn cứ những chỉ số này để xác định mức độ thừa cân, béo phì của con để có kế hoạch giảm cân tuổi dậy thì hợp lý.
Bí quyết giảm cân tuổi dậy thì lành mạnh, khoa học
Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng tới sự phát triển:
1. Cách giảm cân trong tuổi dậy thì: Rèn luyện thói quen ăn uống tốt
Trẻ tuổi teen thường có xu hướng vừa ăn vừa làm nhiều việc khác, chẳng hạn như xem ti vi, chơi game, tán gẫu với bạn bè… và hậu quả là “ăn quá nhiều”, gây tăng cân nhanh.
Vậy làm thế nào để giảm cân ở tuổi dậy thì? Để giảm cân, việc điều chỉnh thói quen ăn uống là điều cần thiết, bạn cần nhắc nhở trẻ ăn chậm, nhai kỹ và chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
2. Uống nhiều nước cũng giúp giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả
Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Việc uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng nuôi cơ thể.
Mỗi ngày, trẻ tuổi teen nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, tránh uống nước ngọt, đồ uống có cồn như rượu bia.
3. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.
Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.
4. Tập thể dục thể thao: Cách giảm cân tuổi dậy thì khoa học
Tăng cường vận động mỗi ngày là cách giảm cân tuổi dậy thì tốt nhất. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng khối lượng cơ và giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả. Không những vậy, việc này còn được chứng minh là có tác dụng làm giảm căng thẳng và trầm cảm ở trẻ tuổi teen.
Để có thể duy trì việc tập luyện mỗi ngày, trẻ cần tìm một môn thể thao yêu thích hoặc thử một môn thể thao mỗi tuần cho đến khi tìm được bộ môn phù hợp.
Đi bộ, đạp xe, đá bóng, yoga, bơi lội, thể dục thẩm mỹ, dance sport… là những sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể khuyến khích trẻ thử.
5. Chế độ ăn khoa học để giảm cân và phát triển chiều cao
Thực đơn giảm cân cho tuổi dậy thì khoa học, và lành mạnh như thế nào? Chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì phải cung cấp đủ dưỡng chất và hàm lượng vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện cơ thể.
Do đó, thực đơn mỗi ngày cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:
- Chất béo tốt
- Chất đạm
- Tinh bột
- Vitamin và khoáng chất
Các nhóm chất này sẽ có nhiều trong các thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành…
Ngoài ra, nên tránh ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nhưng chứa ít chất dinh dưỡng như kẹo, bánh quy, nước ngọt, trà sữa, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn, những món ăn vốn là “món ruột” của nhiều bạn tuổi teen.
5 sai lầm cần tránh khi thực hiện giảm cân tuổi dậy thì
Khi giảm cân tuổi dậy thì, không nên cố gắng giảm nhanh nhất có thể hoặc áp dụng các biện pháp giảm cân tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chẳng hạn như:
1. Nhịn ăn
Đây là cách giảm cân ở tuổi dậy thì thường được nghĩ đến nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cần giải thích cho trẻ hiểu cách này không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng.
Bởi nhịn ăn, bỏ bữa có thể khiến cơ thể cảm thấy đói mức và có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn. Nếu chưa đến bữa chính, trẻ sẽ muốn ăn các món ăn vặt không tốt, hậu quả là dễ dẫn tăng cân thay vì giảm cân.
Ngoài ra, bỏ bữa cũng dễ gây mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt do thiếu năng lượng, kém tập trung.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?
2. Áp dụng chế độ ăn kiêng “hà khắc”
Một số chế độ ăn yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm ra khỏi thực đơn mỗi ngày và điều này sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ ở tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, việc áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân tuổi dậy thì còn có thể khiến cơ thể bị thiếu chất và không thể phát triển chiều cao tốt nhất.
3. Sử dụng thuốc giảm cân hoặc các thực phẩm ăn kiêng
Thuốc giảm cân có thể mang lại kết quả nhanh nhưng đa phần những sản phẩm này không hề được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Thậm chí, một số loại thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ.
Ngoài thuốc thì việc sử dụng các thực phẩm ăn kiêng cũng cần hết sức thận trọng. Bởi đa phần những sản phẩm này đều chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất béo không lành mạnh và các thành phần khác không tốt cho sức khỏe.
4. Cắt giảm toàn bộ các thực phẩm có chứa chất béo
Khi có ý định giảm cân, việc cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo ra khỏi chế độ ăn là điều thường thấy. Tuy nhiên, với trẻ ở tuổi dậy thì điều này không nên bởi có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển.
Nếu trẻ muốn giảm cân, bạn nên khuyến khích con ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo tốt như các loại hạt, dầu ô liu, cá béo và hạn chế các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như đồ chiên, đồ nướng…
5. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục là cách giảm cân tuổi dậy thì được khuyến khích nhưng để đạt hiệu quả, trẻ phải duy trì chế độ tập luyện hợp lý.
Nếu vì muốn giảm cân nhanh mà tập quá sức sẽ có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần, thậm chí còn có thể gây rối loạn ăn uống.
Giảm cân tuổi dậy thì có cần thiết không?
Trẻ tuổi teen thường hay “ám ảnh” về một thân hình lý tưởng, đặc biệt nếu hình mẫu mà trẻ hướng đến là người mẫu, người nổi tiếng. Điều này có thể khiến trẻ chú trọng quá nhiều đến việc giảm cân và đôi khi thực hiện các phương pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, đôi lúc cân nặng thay đổi không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ cần giảm cân bởi khi bước lên cân, chiếc cân sẽ cân tất cả từ xương, mỡ, cơ, các cơ quan nội tạng cho đến những gì đã ăn hoặc uống trước khi cân. Con số này không cho biết chính xác cơ thể đã nhận và mất những gì.
Ngoài ra, ở tuổi dậy thì cơ thể có sự thay đổi rất lớn và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến cân nặng và chiều cao. Cụ thể, các hormone được giải phóng trong thời gian này sẽ khiến các bé trai tăng cơ và các bé gái bị tăng mỡ.
Ở các bạn nữ, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất béo hơn để đùi, bụng và ngực đầy đặn và hông rộng hơn. Những thay đổi này là bình thường nhưng đôi lúc có thể khiến trẻ cảm thấy như mình đang béo lên, bị thừa cân.
Do đó, khi trẻ có ý định giảm cân, bạn cần dành một chút thời gian để tìm hiểu xem liệu trẻ có thật sự bị thừa cân không hay đó chỉ nỗi ám ảnh về cân nặng do tâm lý. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những lo lắng của bạn và trẻ về vấn đề cân nặng tuổi dậy thì.
>>> Bạn có thể quan tâm: Thực đơn tăng chiều cao tuổi dậy thì đơn giản mà hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về cách giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả cho trẻ. Đồng thời, cung cấp cho bạn cái nhìn đa chiều về những quan niệm giảm cân sai lầm cần phải tránh, để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Xem thêm: