Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục giới tính là gì? Phương pháp giáo dục giới tính cho con

Các vấn đề về tình dục, giới tính không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn liên quan đến cuộc sống của bé sau này. Tuy nhiên, nhiều người lại hay đặt nhẹ vấn đề này; vì không thể hiểu giáo dục giới tính là gì và tầm quan trọng của nó.

1. Giáo dục giới tính là gì?

[key-takeaways title=”Giáo dục giới tính là gì?”]

Theo WHO, gáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người.

[/key-takeaways]

Thông qua đó, các em có thể hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào. Đồng thời nhận thức cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền của mình trong suốt cuộc đời.

Một trong số những cách giáo dục giới tính cho trẻ thường gặp nhất chính là thông qua cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Ngoài ra, các em cũng có thể được giáo dục giới tính ngay tại trường học; hay ở các chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng.

Ở nhiều nước trên thế giới, câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” vốn đã không còn là điều khiến nhiều người phải thắc mắc. Nhưng ở Việt Nam, khi nhắc đến giáo dục giới tính là gì; nhiều người cả người lớn lẫn trẻ em còn thấy xa lạ, ngượng ngùng.

Cũng chính vì vậy, nhiều trẻ đang có những cái nhìn sai lệch về giới tính, tình dục; dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ngày càng cao. Lúc này, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà cả phụ huynh và các bé đều thắc mắc

2. Nội dung giáo dục giới tính bao gồm những gì?

Giáo dục về giới tính bao gồm những điểm sau đây:

  • Hiểu về Sự Phát Triển Của Con Người: Bao gồm sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì, nhận biết về khuynh hướng tình dục và hiểu về sự đa dạng của các giới tính.
  • Tôn Trọng và Bình Đẳng Giới: Đề cập đến tôn trọng và công bằng giới, thể hiện sự trọng trách và quyền lợi của từng giới.
  • Mối Quan Hệ và Sự Khác Nhau: Trình bày sự khác biệt giữa các loại mối quan hệ, bao gồm gia đình, tình bạn, tình yêu, và cách hình thành và xác định giới hạn của mỗi loại mối quan hệ.
  • Phát Triển Kỹ Năng Cá Nhân: Hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ra quyết định cá nhân.
  • Tình Dục và Suy Nghĩ Về Nó: Truyền đạt thông tin đúng đắn về tình dục, giúp trẻ hiểu về khía cạnh tình dục và tạo nhận thức về nó.
  • Kiến Thức Về Sức Khỏe Tình Dục: Cung cấp thông tin về các bệnh tình dục, quản lý thai, phương pháp tránh thai, và hậu quả của thai kỳ không mong muốn.
  • Ảnh Hưởng Của Xã Hội, Văn Hóa và Truyền Thông: Thảo luận về tác động của yếu tố xã hội và văn hóa, cũng như vai trò của phương tiện truyền thông đối với tình dục và giới tính.

3. Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Ở độ tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên sẽ dần cảm nhận được những thay đổi ngay bên trong cơ thể mình. Điều này sẽ khiến các con cảm thấy bỡ ngỡ, tò mò và muốn khám phá hơn bao giờ hết. Vì thế nên dựa vào khái niệm “giáo dục giới tính là gì”; có thể thấy đây là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu để con tự mình tìm hiểu từ bên ngoài sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận những thông tin sai lệch.

Lợi ích của việc giáo dục giới tính cho trẻ:

  • Giáo dục giới tính giúp trẻ tránh xa những tệ nạn xã hội: Thông qua việc giải thích cho bé hiểu giáo dục giới tính là gì, cha mẹ sẽ giúp bé nhận biết được đâu là những bộ phận trên cơ thể cần phải bảo vệ. Qua đó, bé sẽ biết cách bảo vệ bản thân; tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục từ những đối tượng xấu.
  • Giảm tỷ lệ có con ngoài ý muốn: Hiểu giáo dục giới tính là gì sẽ cung cấp cho các con những thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Đây là điều rất cần thiết vì không chỉ giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn; và giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm những căn bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được giá trị bản thân và sống lành mạnh hơn: Những kiến thức từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp trẻ hiểu được rõ hơn sự phát triển ở tuổi dậy thì của mình. Trẻ có thể ý thức được đâu là mối quan hệ tình dục không an toàn; từ đó tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh.
Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
Cho trẻ hiểu “giáo dục giới tính là gì” từ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những vấn đề như quấy rối tình dục, có con ngoài ý muốn,…

3. Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính là gì hiệu quả

Trong quá trình phát triển của trẻ, nhiều phụ huynh sẽ ép con học rất nhiều thứ để bé ngày càng giỏi giang hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì điều đó mà nhiều người lại quên mất việc phải cho trẻ biết giáo dục giới tính là gì. Ngoài ra cũng có không ít phụ huynh vì ngượng ngùng, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể giáo dục con thật tinh tế mà vẫn hiệu quả.

Dưới đây sẽ là những phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tinh tế; cha mẹ có thể tham khảo:

3.1 Hãy giải thích giáo dục giới tính là gì từ sớm nhưng đừng vội vã

Khi con lên 4, cha mẹ có thể bắt đầu giải thích giáo dục giới tính là gì; bởi đây cũng là độ tuổi các bé dễ bị xâm hại nhất. Vì ở độ tuổi này, bé cũng chỉ mới bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nên hãy bắt đầu bằng những thông tin nhẹ nhàng trước.

Ví dụ như trong lúc tắm hoặc thay quần áo cho con, bố mẹ hãy chủ động nói với trẻ về những bộ phận “riêng tư” trên cơ thể; để bé hiểu rằng đây là những bộ phận mà không ai được phép nhìn và chạm.

[inline_article id=205673]

3.2 Nói chuyện về giới tính với trẻ một cách đơn giản, dễ hiểu

Nhiều phụ huynh không thể trả lời được câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” Vì khi còn nhỏ, họ vốn không được dạy về những điều đó. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa hai thế hệ cũng sẽ là rào cản khiến cha mẹ khó lòng thoải mái trò chuyện với con về giới tính. Tuy nhiên, việc cho con biết giáo dục giới tính là gì rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ.

Vậy nên các bậc phụ huynh đừng đi theo “vết xe đổ” của bố mẹ mình trước đó. Hãy học cách chậm rãi, cởi mở hơn khi trò chuyện với con về các vấn đề tình dục, giới tính. Nếu bạn tỏ ra ngại ngùng, con trẻ cũng sẽ không thoải mái. Đến khi gặp vấn đề, bé sẽ tìm cách tránh né thay vì tâm sự với bố mẹ.

3.3 Thay vì đề cập thẳng đến tình dục, hãy nói với con về sự tin tưởng

Nếu cảm thấy quá khó để có thể giáo dục giới tính cho bé một cách thẳng thắn, phụ huynh có thể thử cách “đi đường vòng”. Cụ thể, bố mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng sự tin tưởng mới là yếu tố quan trọng giúp duy trì một mối quan hệ tình cảm chứ không phải tình dục. Chỉ khi con đủ trưởng thành, có thể chịu trách nhiệm với hành động của mình và đủ sự tin tưởng với nửa kia thì hãy nghĩ đến vấn đề tình dục.

Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính
Đừng ngượng ngùng khi giải thích giáo dục giới tính là gì cho trẻ; bởi nếu cha mẹ – những người thân nhất không thể chia sẻ, bé sẽ không biết phải hỏi ai

4. Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi

Như đã nói ở trên, cha mẹ nên bắt đầu chia sẻ giáo dục giới tính là gì cho bé từ khi còn nhỏ; và tiếp tục duy trì cho đến khi bé trưởng thành. Điều này không chỉ giúp trẻ không bị “choáng” trước những thông tin đến đột ngột; mà còn giúp cha mẹ cảm thấy tự nhiên, gần gũi hơn khi trò chuyện với con.

Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì thế nên để chắc chắn rằng trẻ có thể hiểu hết những gì cha mẹ nói; tốt nhất cha mẹ nên chia lượng thông tin giáo dục giới tính cho trẻ theo giai đoạn. Cụ thể, dưới đây sẽ là những giai đoạn mà cha mẹ có thể phân chia để hướng dẫn cho trẻ các vấn đề về tính dục; và giải tính giáo dục giới tính là gì:

4.1 Cách giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 4-8 tuổi

Ở giai đoạn này, các bé nên biết rằng cơ thể của mình không ai được quyền chạm vào, đặc biệt là ở những “vùng riêng tư”. Ngoài ra, bé cũng nên được học cách xin phép trước khi chạm vào cơ thể người khác. Thông qua đó, bé sẽ hiểu ra rằng sự riêng tư của cơ thể mỗi người là vấn đề quan trọng. Ngoài ra, để phòng trường hợp 1 số trẻ sẽ bắt đầu dậy thì từ khi 10 tuổi, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết những thông tin cơ bản về vấn đề này.

4.2 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 9-12 tuổi là gì?

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ có khả năng nhận thức cao hơn và bắt đầu cảm nhận được những thay đổi nhỏ trong cơ thể của mình. Bên cạnh việc giải thích rõ hơn về những vấn đề ở tuổi dậy thì, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết về những căn bệnh có thể lây qua con đường tình dục cũng như tầm quan trọng của các biện pháp tránh thai an toàn.

4.3 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 13-18 tuổi

Đây được xem là độ tuổi quan trọng vì trẻ vị thành niên rất dễ bị cám dỗ bởi những thứ bản thân tò mò. Trẻ nên được hiểu rằng kinh nguyệt ở nữ giới là một vấn đề bình thường; không có gì đáng xấu hổ hay phải trêu ghẹo. Ngoài ra, trẻ cũng cần hiểu rõ hơn về việc mang thai và những biện pháp tránh thai an toàn; từ đó có thể thực hành tình dục an toàn hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua!

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi giáo dục giới tính là gì; và có những phương pháp giáo dục cho trẻ hiệu quả nhất.